Wednesday, March 21, 2012

Sự Giao Thoa Lich Sử Giữa Văn Hóa Phật Giáo và Hồi Giáo Trước Triều Đại Mongol

Alexander-Berzin-Tịnh Quang dịch

4 Sự Xâm Tràn của Những Người Hồi Giáo Đầu Tiên vào Tiểu Lục Địa Ấn Độ

Vị Thế của Tuyến Đường Thương Mại Đông-Tây
Con đường bộ Tơ Lụa từ Trung Quốc sang phương Tây đi từ Đông đến Tây Turkistan, xuyên qua Sogdia và Iran đến Byzantium châu Âu. Một tuyến đường đan xen băng từ Tây Turkistan xuyên qua Bactria, Kabul những vùng Punjabi của Gandhara, rồi đi tàu thuyền trên con sông Indus đến Sindh, qua những vùng biển Ả Rập và Red Sea (Biển Đỏ). Từ Gandhara, Trung Quốc và thương mại Trung Á cũng tiếp tục đến bắc Ấn Độ.




[View Map Seven: The Silk Route.]

Nhiều Tu viện Phật giáo nằm rải rác trên con đường Tơ Lụa từ Trung Quốc đến cảng Sindh. Những ngôi chùa này cung cấp những phương tiện dễ dàng phong tục chủ yếu cho các thương gia. Hơn nữa, họ đón tiếp những Phật tử làm thợ chạm khắc đá ngọc được mang từ Trung Quốc. Các thương gia Phật tử và thợ thủ công đã cung cấp sự hỗ trợ tài chính chủ yếu cho các tu viện. Như vậy, thương mại cần thiết đối với  phúc lợi của cộng đồng Phật giáo.

Trước khi Rập xâm chiếm Iran, Đế chế Sassanids đang cai trị Iran buộc họ phải đóng thuế cửa khẩu cao đối với hàng hóa được vận chuyển bằng đường bộ xuyên qua lãnh thổ của họ. Vì thế người Byzantium ủng hộ thương mại thông qua các tuyến đường biển ít tốn kém hơn thông qua Sindh đến Ethiopia rồi đến đất liền. Tuy nhiên, năm 551, sự canh tác tơ tằm đã được giới thiệu đến Byzantium nhu cầu đối với hàng tơ lụa Trung Hoa đã đi xuống. Các chiến dịch quân sự Ả Rập trong thế kỷ thứ bảy tiếp tục ức chế thương mại cho đến khi tuyến đường bộ thương mại xuyên qua Iran có thể được bảo đảm. Bước vào thế kỷ thứ tám, nhà chiêm bái Nghĩa Tịnh người Hán đã báo cáo rằng sự thương mại từ Trung Quốc đến Sindh đã bị cắt giảm khốc liệt tại Trung Á do chiến tranh không ngừng giữa các Đế chế Umayyads, nhà Đường, Tây Tạng, Đông Thổ Nhĩ Kỳ, Turki Shahis, Turgish. Do đó, hàng hóa Trung Quốc khách hành hương đi du lịch chủ yếu bằng đường biển qua eo biển Strait của Malacca Sri Lanka. Như vậy, trước khi Umayyad xâm lược, các cộng đồng Phật giáo tại Sindh đang trải qua thời điểm khó khăn.

Cuộc Xâm Lược của Sindh


Trong suốt những năm đầu của Chuyên quyền Caliphate,  lực lượng Umayyads đã cố gắng nhiều lần để xâm nhập vào tiểu lục địa Ấn Độ. Không còn nghi ngờ gì nữa, một trong những mục tiêu chính của họ giành quyền kiểm soát tuyến đường thương mại chi nhánh chạy xuống thung lũng Indus River đến các hải cảng của Sindh. họ không bao giờ thành công trong việc giật lại Gandhara từ tay của Shahis Turki, họ đã không bao giờ có thể đi qua lãnh thổ của họ để vào tiểu lục địa bằng đèo Khyber Pass. Việc thay thế duy nhất là đi men theo bờ rìa Gandhara, chiếm Sindh với  phía nam của , tấn công Gandhara trên hai mặt trận.



Hai nỗ lực đầu tiên để c
hiếm Sindh đã không thành công. Tuy nhiên, năm 711, tại cùng một thời điểm khi họ đã chiếm Samarkand, cuối cùng, người Ả Rập đạt được mục đích của họ. Vào thời điểm đó, Hajjaj bin Yusuf Sakafi thống đốc các tỉnh cực đông của Đế chế Umayyad, trong đó bao gồm miền đông của  Iran ngày nay, Baluchistan (Makran), miền nam Afghanistan. Ông ta đã quyết định phái người cháu và con rễ của ông, tướng Muhammad bin-Qasim, với 20.000 quân để khởi động một cuộc xâm lược với hai mũi nhọn của Sindh bằng đường bộđường biển. Mục tiêu ban đầu là thành phố ven biển của Debal, gần Karachi  ngày nay.

Vào thời điểm này, tỉnh Shindh một dân số hỗn hợp của người Ấn giáo, Phật giáo Kỳ Na Giáo. Ngài Huyền Trang đã ghi chép rằng có hơn 400 tu viện Phật giáo với hai mươi sáu nghìn tu tạì đây. Phật tử cư lập phần lớn là tầng lớp thương nhân và nghệ nhân ở đô thị, trong khi người Hindu chủ yếu người dân nông thôn; khu vực được cai trị bởi Chach, một người Bà la mônn giáo với một cơ sở nông thôn, người đã lấn chiếm sự kiểm soát của chính phủ. Ông ta ủng hộ nông nghiệp và không quan tâm đến việc bảo vệ thương mại.

Người Hindu có một đẳng cấp chiến binh, đi cùng với các nhà lãnh đạo chính trị và tôn giáo của họ, họ chiến đấu lực lượng Đế chế Umayyad lớn. Mặt khác, những người Phật tử không có bất kỳ truyền thống quân sự hay đẳng cấp, họ bất mãn với chính sách của Chach, đã sẵn sàng để tránh sự tàn phá quy phục một cách hòa bình. Đoàn quân của Tướng bin-Qasim đã giành chiến thắng, báo cáo đã tàn sát số lượng lớn người dân địa phương, gây thiệt hại nặng nề đối với thành phố cũng như là hình phạt cho những người  kháng cự họ. Thật khó để biết rằng báo cáo đã được phóng đại như thế nào. Sau khi tất cả, người Ả Rập muốn duy trì một nền tài chính hữu hiệu của lãnh thổ Sindh để gia tăng về lợi nhuận từ thương mại đi xuyên qua nó. Tuy nhiên, Umayyads đã san bằng ngôi đền Hindu chính xây dựng lại một nhà thờ Hồi giáo trên địa phận của mình.

Sau đớ các lực lượng Umayyad bắt đầu lấn chiếm Nirun gần Hyderabad Pakistan ngày nay. Vị lãnh đạo của Phật giáo thành phố tự nguyện đầu hàng. Tuy nhiên, để thiết lập thêm sự tiền lệ, người Hồi giáo chiến thắng  cũng đã xây dựng một nhà thờ Hồi giáo ở đây tại địa phận chính của tu viện Phật giáo mà h đã có ở thị trấn.

Cả Phật giáo và Ấn giáo đã phối hợp với người Ả Rập, mặc dù nhiều Phật tử đã thể hiện hơn so với người Ấn giáo. vậy, hai phần ba của các thị trấn Sindhi quy phục một cách hòa bình đối với những kẻ xâm lược thực hiện thỏa thuận hiệp ước. Những người phản đối đã bị tấn công trừng phạt;  những người quy phục  hoặc hợp tác mới có được sự an ổn tự do tôn giáo.

Sự Cai Trị của Sindh

Với sự đồng ý của Thống đốc Hajjaj, tướng bin-Qasim theo đuổi một chính sách khoan dung. Phật giáo Ấn giáo đã được chấp nhận với tình trạng của các đối tượng được bảo vệ (dhimmi). Nếu họ vẫn trung thành với vua Caliph Umayyad trả thuế thu nhập đầu người, họ được phép theo đuổi tín ngưỡng của họ và giữ cho đất và tài sản của họ. Tuy nhiên, nhiều thương gia Phật giáo các nghệ nhân tự nguyện cải đạo. Sự cạnh tranh đã phát sinh từ các khu Hồi giáo, họ nhìn thấy lợi thế kinh tế trong việc thay đổi tôn giáo và nộp thuế ít hơn. Ngoài ra thuế đầu người, những thương nhân không cải đạo (dhimmi) phải nộp thuế gấp đôi trên tất cả các hàng hoá.

Mặt khác, mặc dù vị tướng này sự lợi ích nào đó trong việc tuyên truyền Hồi giáo, điều này đã không phải là điều quan tâm chính của ông. Tất nhiên, ông hoan nghênh việc cải đạo, nhưng mối bận tâm chính của ông là việc duy trì quyền lực chính trị. Ông cần tăng trưởng sự giàu có càng nhiều càng tốt để trả lại Hajjaj về các chi phí lớn của các chiến dịch của mình và tất cả những sự thất bại quân sự trước đây.

Nhà chiến lược Ả Rập này hoàn thành mục tiêu của mình không chỉ trên phương diện về thuế thu nhập, thuế đất và thuế thương mại, mà còn thông qua một sự đánh thuế vào khách hành hương Phật giáo và Ấn giáo buộc phải trả tiền để thăm đền thờ thánh của họ. lẽ điều này đã cho thấy rằng các nhà sư Phật giáo của Sindh, giống như đối tác của họ tại Gandhara đến phía bắc, cũng đã thoái hóa theo phong tục tại thời điểm này về việc lấy tiền khách hành hương đến chùa của họ Đế chế Umayyads đã tiếp tục tính thuế thu nhập này. Như vậy, hầu hết, những người Hồi giáo đã không tiêu diệt bất kỳ ngôi đền nào của Phật giáo hoặc Hindu tại Sindh, hoặc các hình ảnh hoặc di tích được ghi nhận trong họ, vì họ muốn thu hút khách hành hương doanh thu được tạo ra.

Cuộc Viễn Chinh Đến Saurashtra

Trung tâm lớn nhất của Phật giáo hoạt động ở miền tây Ấn Độ vào thời điểm đó Valabhi, nằm ​​trên bờ biển phía đông Saurashtra, ngày nay là Gujarat. Khu vực này đã được cai trị bởi triều đại Maitraka (480-710), nó đã bị mất từ Đế chế  Gupta trong những năm cuối cùng của sự suy tàn trước khi người Hung Trắng  tiếp quản. Theo Huyền Trang, đã có hơn một trăm tu viện trong khu vực với 6.000 nhà sư.

Lớn nhất của những cơ sở này Dudda Vihara Complex, một trường đại học tu viện rộng lớn nơi các nhà sư nhận được một nền giáo dục qui mô không chỉ dành cho các đối tượng Phật giáo, nhưng bao hàm  cả y học và khoa học thế tục. Nhiều sinh viên tốt nghiệp của đã trở thành người phục vụ chính quyền  dưới triều đại Maitrakas. Các vị vua của triều đại này luân phiên cấp ban các tu viện nhiều vùng ngoại ô cứ mỗi vùng được ban một một tu viện của họ. Nhà Chiêm bái Nghĩa Tịnh người Hán đã đến thăm Valabhi trong những năm cuối cùng của triều đại Maitraka đã chứng kiến sự vĩ đại tiếp tục của nó.

Năm 710, một năm trước khi cuộc xâm lược Umayyad đối với vùng Sindh, vương quốc Maitraka giải thể, với Đế chế Rashtrakutas (710-775) quản lý hầu hết vùng náy. Các nhà lãnh đạo mới tiếp tục bảo trợ những người tiền nhiệm của các tu viện Phật giáo của họ. Các chương trình đào tạo tại tu viện Dudda  Vihara không bị xáo động.

Ngay sau đó, Tướng bin-Qasim đã đưa những cuộc thám hiểm đến Saurashtra, nơi lực lượng của ông đã thực hiện hiệp ước hòa bình với các nhà lãnh đạo Rashtrakuta. Sự giao thương đường biển từ trung tâm Ấn Độ đến Byzantium châu Âu đã thông qua các hải phận Saurashtran. Người Ả Rập cũng muốn muốn đánh thuế nó, đặc biệt  Ấn Độ đã nỗ lực để chuyển hướng thương mại đây  từ Gandhara để tránh các hải cảng Sindhi.

Các binh sĩ Hồi giáo không gây thiệt hại đối với các cơ sở  Phật giáo của Valabhi vào lúc này. Những tu viện này tiếp tục phát triển đón các các nhà sư tị nạn từ Sindh. Trong những năm tiếp theo, nhiều tu viện mới đã được xây dựng Valabhi để thích ứng với dòng người nhập cư.

Đánh Giá về Chiến Dịch Sindhi


Đế chế Umayyad phá hủy những tu viện Phật giáo Sindh dường như là một sự kiện đầu tiên và hiếm có trong sự chiếm đóng của họ. Các tướng lãnh xâm chiếm đã ra lệnh phá hủy này để trừng phạt hoặc ngăn chặn phe đối lập. Đây không phải là quy tắc. Sau đó, những vùng như Saurashtra khi đã thiết lập hòa bình, lực lượng Umayyad đã không đá động đến những tu viện Phật giáo, Nếu người Ả Rập Hồi giáo có ý định loại bỏ Phật giáo, họ sẽ không để yên Valabhi vào thời điểm này. vậy, chúng ta có thể suy ra rằng các hành vi bạo lực đối với các tu viện Phật giáo, hầu hết đã là động chính trị, không phải là tôn giáo. Tất nhiên, cá nhân tham gia vào các sự kiện thể vì những động cơ riêng tư của họ.


Chỉ sau ba năm tại Sindh, Tướng Bin-Qasim trở lại cung điện Hajjaj, để lại những thuộc hạ của mình trong việc  thực thi nhiệm vụ chính sách thực dụng của ông ta khai thác tình cảm tôn giáo của người Hindu và Phật tử để tạo ra doanh thu. Tuy nhiên, những nhà cai trị người Hindu bản xứ đã dành lại chủ quyền hầu hết lãnh thổ của họ, chỉ để lại cho người Ả Rập một vài thành phố chủ yếu tại Shindhi.

Sự tái Chiếm Bactria của Umayyad

Năm 715, Thống sứ Hajjaj được người cháu trai của mình tại Sindh động viên thành công,  đã gửi Tướng Qutaiba tái chiếm Bactria bằng cách tấn công từ vùng đông bắc Iran. Vị tướng này đã thành công giáng trận đòn lớn vào tu viện nặng Nava Vihara như là hình phạt cho cuộc nổi dậy trước đó. Nhiều tu sĩ chạy trốn về miền đông Kashmir Khotan.

Vua Karkota, Lalitaditya (r. 701-738)  dưới sự khuyến khích củ Bộ trưởng Phật giáo Bactrian của mình đã xây dựng nhiều tu viện mới ở Kashmir để phù hợp với làn sóng người tị nạn tu học. Điều này đã nâng cao trình độ Phật học tại Kashmiri một cách tầm cỡ.


Tu viện Nava Vihara nhanh chóng hồi phục sớm được hoạt động như trước, cho thấy rằng sự gây hại của người Hồi giáo đối với những tu viện Phật giáo Bactria không phải là một động cơ tôn giáo. Nếu thế,  họ đã không cho phép việc xây dựng lại một tổ chức như vậy.

Sau khi Umayyad chiến thắng tại Bactria qua mặt Shahis Turki các đồng minh Tây Tạng của họ, những người Tây Tạng đã thay đổi phe phái , vì sự thiết thực chính trị, bấy giờ họ liên minh với người Ả Rập. Họ đã thất bại trong những liên minh khác của mình để lấy lại những thành phố ốc đảo Đông Turkistani r họ đã mất 22 năm trước đó, người Tây Tạng đã nắm chắc hy vọng rằng, với Umayyads, họ có thể chinh phục con đường Tơ Lụa sau đó chia xẻ quyền cai trị của nó. Sự khác biệt tôn giáo dường như không đóng vai trò khi nó tác động đến việc mở rộng quyền lực và tăng ngân quỹ của quốc gia.

Với sự giúp đỡ của những người Tây Tạng, Tướng Qutaiba tiếp tục chiếm Ferghana từ Turgish, nhưng ông ta đã bị giết chết trong trận chiến trong khi chuẩn bị để khởi động một cuộc thám hiểm xa hơn cũng để chinh phục Kashgar từTurgish. Người Ả Rập không bao giờ tìm thấy một cơ hội khác để tiến vào Đông Turkistan.

Những Nỗ Lực Đầu Tiên Đ Truyền bá Hồi giáo

Mặc xu hướng chung của sự khoan dung tôn giáo các vua Calip Umayyad trước, vua Umar II (717-720) đã khai trương một chính sách truyền bá Hồi giáo bằng cách gửi các giáo viên tinh thần (Arab. Ulama) đến các vùng đất xa xôi. Tuy nhiên, vị trí của ông thì khá yếu và ông không thể thực thi chính sách của mình một cách thích đáng. Ví dụ, vị Caliph này hạ lệnh rằng những vị tù trưởng địa phương có thể cai trị vùng Sindh chỉ khi họ chuyển sang Hồi giáo. Tuy nhiên, kể từ khi Đế chế Umayyads đã bị mất sự kiểm soát chính trị có hiệu quả tại Sindh vào thời điểm đó, ông ta phần lớn lờ đi không thúc đẩy vấn đề này. Những người cải sangHồi giáo đã sống hòa hợp với các Phật tử người Ấn giáo tại Shindhi, một mô hình được tiếp tục ngay cả sau khi sự suy tàn của Đế chế Umayyad. Những bia khắc của Triều đại Pala (750 - cuối thế kỷ 12) từ Bắc Ấn trong các thế kỷ tiếp theo vẫn liên quan đến các nhà sư Phật giáo từ Sindh.

Umar II ra sắc lệnh rằng tất cả các đồng minh của Đế chế Umayyad phải theo Hồi giáo. Như thế, triều đình Tây Tạng đã gửi một đặc phái viên yêu cầu một giáo viên đến với đất của mình để rao giảng đức tin mới. Vua Caliph đã gửi ông al-Salit bin Abdullah al-Hanafi đi. Thực tế là giáo viên này đã không được ghi nhận thành công trong việc đạt được sự cải đạo tại Tây Tạng.Thực tế, bộ tộc Ả Rập quan trọng đối với Umayyads hơn sự thiết lập một xã hội đa văn hóa Hồi giáo. Bất cứ nơi nào họ chinh phục tại Trung Á, họ gieo trồng tôn giáo văn hóa của họ chủ yếu cho chính mình.

Có những lý do khác tại sao Tây Tạng không tiếp nhận giáo viên Hồi giáo. Ở đây không phù hợp với giáo của Hồi giáo. Chúng ta hãy xem xét chặt chẽ hơn vào thể chế chính trị.

No comments :

Post a Comment

BUDDHISM AND MAGAZINES/TODAY NEWS