Tuesday, March 6, 2012

Sự Giao Thoa Lịch Sử giữa Văn Hóa Phật Giáo và Hồi Giáo Trước Triều Đại Mongol

Alexander Berzin- Tịnh Quang dịch

3 Sự Chạm Trán Đầu Tiên của Tín Hữu Hồi Giáo và Phật Tử Châu Á
Ấn Độ và Tây Á một lịch sử lâu dài của nền  thương mại nối liền giữa đất và biển với nhau. Quan hệ thương mại giữa Ấn Độ và vùng Lưỡng Hà (Mesopotamia) đã bắt đầu sớm nhất năm 3.000 BCE giữa Ấn Độ và Ai Cập, xuyên qua các hải cảng trung gian của Yemen, từ năm 1000 BCE. Jataka Baveru, một chương từ những tài liệu sưu tập của Phật giáo đầu tiên về những câu chuyện nói đến đời  sống trước kia của Đức Phật, đề cập đến việc thương mại hàng hải với Babylon (Sankrie: Baveru).

Năm 255 trước Công nguyên, hoàng đế Ấn Độ Mauryan, Ashoka (r. 273 - 232 TCN), gửi các tu sĩ Phật giáo m đại sứ thiết lập quan hệ với Antiochus II Theos của Syria Tây Á, Ptolemy Philadelphos II của Ai Cập, Magas của Cyrene, Antigone Gonatas của Macedonia, Alexander của Corinth. Cuối cùng, cộng đồng của thương nhân Ấn Độ, cả Ấn Độ giáo và Phật giáo, định cư tại một số hải cảng và những con sông chính của vùng Tiểu Á, bán đảo Ả-rập và Ai Cập. Những người Ấn Độ thuộc về những ngành nghề khác nhau sớm đã theo đó. Nhà văn Zenob Glak người Syrian đã viết về một cộng đồng Ấn Độ, xây dựng những đền thờ tôn giáo của mình ở phía thượng lưu sông Euphrates là Turkey ngày nay với hướng tây của Lake Văn vào thế kỷ thứ hai BCE, nhà yêu nước người Hy Lạp, Dion Chrysostom (40 - 112 CE), đã viết về một cộng đồng tương tự ở Alexandria. Như đã chứng minh bởi những chứng tích khảo cổ, những sự định cư khác của Phật tử là ở phía nam Baghdad phía hạ lưu của sông Euphrates tại Kufah, ở phía đông của bờ biển Iran tại Zir Rah và tại cửa khẩu của vịnh Gulf của Aden trên vùng đảo Socotra.
Với sự suy tàn của nền văn minh Babylon và Ai Cập ở giữa thiên niên kỷ đầu tiên (CE) đồng thời giảm bớt sự vận chuyển Byzantine ở Biển Đỏ, thương mại giữa Ấn Độ và phương Tây bằng đường biển tới bán đảo Ả Rập sau đó tiến hành bằng đường bộ xuyên qua  trung gian Ả Rập. Mecca, nơi sinh của nhà Tiên Tri Muhammad (570 - 632 CE), đã trở thành một trung tâm thương mại quan trọng nơi mà các thương gia gặp gỡ từ phương Đông phương Tây. Nhiều cộng đồng Ấn Độ được thiết lâp tại vùng văn hóa Ả Rập. Một trong những cộng đồng nổi bật nhất Jats (Arab. Zut), nhiều người Jat định cư tại Bahrain tại Ubla, gần Basrah ngày nay, phía trên của Vịnh Ba . Vợ của nhà tiên tri Aisha, đã từng được điều trị bởi một y Jat. Như vậy, Muhammad không thể khước từ sự quen thuộc với văn hóa Ấn Độ.
Thêm bằng chứng khác, nhà học giả giữa-20 thế kỷ, Hamid Abdul Qadir, trong tác phẩm Buddha the Great: His Life anh Philosophy (Arabic: Buddha al-Akbar Hayatoh wa Falsaftoh-Đức Phật Người Vĩ Đại: Đời Sống và Triết Học của Ngài), gợi ý rằng Tiên Tri Dhu'l Kifl đề cập đến hai lần trong Kinh Qur'an kiên nhẫn lòng tốt để nói về Đức Phật, mặc dù hầu hết khẳng định ngài Ezekiel (tên một chiêm tinh gia Do Thái). Theo lý thuyết này, "Kifl" nghĩa dịch tiếng Ả Rập của "Kapilavastu" (Ca Tỳ La Vệ) nơi sinh của Đức Phật. Học giả này cũng cho thấy rằng tài liệu tham khảo Quranic với cây fig (cây sung) đề cập đến Đức Phật người đã đạt được giác ngộ ngay gốc cây này.
Tác phẩm Tarikh-i-Tabari, là một sự tái cấu trúc vào thế kỷ thứ mười thuộc về lịch sử ban đầu của Hồi giáo được viết tại Baghdad bởi al-Tabari (838-923), nói về một nhóm người Ấn Độ mặt ở Ả Rập, gọi là Ahmaras hoặc "Red-Clad People" đến từ Sindh. Những người này chắc chắn là những nhà sư choàng y vàng (saffron-robed). Ba trong số họ đã được ghi nhận giải thích giáo lý triết học cho người Ả Rập trong vài năm đầu của kỷ nguyên Hồi giáo. Như vậy, ít nhất là một số nhà lãnh đạo Ả Rập đã nhận thức về Phật giáo trước khi họ mở rộng Hồi giáo vượt ngoài bán đảo Rập.
SựThành lập của Đế chế Umayyad Caliphate
Sau khi nhà tiên tri Abu Bakr qua đời (r. 632-634) và sau đó Umar I (r. 634-644) đã được bầu làm vua Caliph người kế thế của ông. Trong suốt triều đại sau này, người Ả Rập chinh phục Syria, Palestine, Ai Cập, một phần của Bắc Phi và bắt đầu tấn công vào Iran. Tiếp theo, một hội đồng sáu người đã đề cử chức giáo chủ (Caliphate) đến Ali, người anh em họ con rễ của Prophet (nhà tiên tri), nhưng với những điều kiện ông không thể chấp nhận. Chức Caliphate sau đó được truyền cho Uthman (r. 644-656), người đã hoàn tất cuộc lật đổ triều đại Sassanids ở Iran vào năm 651 thành lập phong trào Murjiah bên trong Hồi Giáo. Ông ta hạ lệnh rằng những người phi -Ả Rập có thể trở thành người Hồi giáo nếu tỏ thái độ tuân theo luật Sharia và chấp nhận các quy tắc của vua Caliph.Tuy nhiên, Chỉ có Allah mới thể phán xét lòng đạo đức bên trong của họ.
Uthman rốt cuộc đã bị ám sát bởi phe ủng hộ Ali. Nội chiến xảy ra sau đó, đầu tiên Ali và con trai cả của ông ta là Hassan đã bị sát hại sau một thời gian ngắn giữ chức Caliphate. Mu'awaiya, anh rễ của nhà tiên tri Prophet và là nhà lãnh đạo của những người ủng hộ Uthman cuối cùng chiến thắng, tuyên bố mình là vua caliph đầu tiên (r. 661-680) của thế hệ Đế chế Umayyad (661-750). Ông ta từ Mecca chuyển đến thủ đô Damascus, trong khi đó đối thủ cạnh tranh với Caliphate đã tấn công Husayn, con trai kế của Ali. Sự giao lưu sớm nhất giữa người Ả Rập Hồi giáo và Phật tử ở Trung Á đã xảy ra ngay sau đó.

Đế Chế Umayyad Tấn Công vào Bactria

Năm 663, người Ả Rập ở Iran đã phát động cuộc tấn công đầu tiên của họ vào Bactria. Các lực lượng xâm lược đã xâm chiếm khu vực xung quanh Balkh của lực lượng Turki Shahis, bao gồm tu viện Nava Vihara khiến Turki Shahis rút lui về phía nam đến thành trì của họ ở Thung lũng Kabul. Ngay sau đó, người Ả Rập đã có thể mở rộng sự kiểm soát của họ về phía bắc và tạo nên cuộc đột nhập đầu tiên của họ vào Sogdia bằng việc chiếm Bukhara từ Tây Thổ Nhĩ Kỳ.

Chính sách quân sự Rập tiêu diệt tất cả những người chống đối, nhưng bảo cấp tình trạng cho những ai quy phục một cách hòa bình đòi triều cống từ tiền hoặc hàng hoá. Họ đã bảo kê sự hòa ước sau cùng  xuyên qua một bản hiệp ước pháp lý (Arab.  ahd) với bất kỳ thành phố nào được ký kết bởi sự thương lượng. Thực hiện đúng theo luật Hồi giáo một khi đã đưa ra, hiệp ước hoặc hợp đồng là sự trói buộc không thể rút lại được, người Ả Rập đã đạt được sự tin tưởng của các đối tượng tiềm năng mới cho nên ít sự chống đối với sự tiếp quản của họ.
Chính sách tôn giáo y theo chính sách quân sự. Những ai đã  chấp nhận quy tắc Rập bằng hiệp ước được phép duy trì tôn giáo của họ bằng cách trả thuế thu nhập đầu người. Những người chống lại phải đối mặt với sự cải sang Hồi Giáo hoặc là thanh kiếm. Tuy nhiên, nhiều người tự nguyện chấp nhận Hồi giáo. Nhiều người muốn tránh thuế này, trong khi những người khác, đặc biệt thương nhân và thợ thủ công đã tìm thấy thêm những lợi thế kinh tế từ sự cải đạo.
Mặc dù một số Phật tử Bactria thậm chí vị trụ trì của Nava Vihara chuyển sang Hồi giáo, hầu hết các Phật tử trong khu vực đã chấp nhận tình trạng được bảo vệ như những đối tượng phi-Hồi giáo trung thành với một nhà nước Hồi giáo và đã trả thuế thu nhập đầu người cho sự bắt buộc đối với người phi-Hồi giáo. Tu viện Nava Vihara vẫn duy trì tình trạng hoạt động. Nhà chiêm bái Nghĩa Tịnh (I-ching) người Hán đã đến thăm Nava Vihara khoảng thế kỷ thứ tám ghi nhận rằng vẫn còn hưng thịnh.
Một tác giả người Umayyad Ả Rập, Omar ibn al-Azraq al-Kermani, đã viết một tài liệu chi tiết của tu viện Nava Vihara đầu thế kỷ thứ tám, tài liệu này là tác phẩm được cất giữ trong thế kỷ thứ 10- Book of Lands (tiếng Ả Rập: Kitab al-Buldan) của Ibn al-Faqih al-Hamadhani. Ông ta mô tả nó trong thuật ngữ rõ ràng dễ hiểu đối với người Hồi giáo bằng cách phác họa sự tương đồng với đền Kaaba Mecca. Ông giải thích rằng ngôi đền chính một hòn đá vuông giữa, bọc bằng vải nơi mà mọi người đi nhiễu xung quanh. Phiến đá vuông chắc chắn được đề cập đến nền bục mà trên đó được đặt một bảo tháp thánh tích, thông thường được tìm thấy ở trung tâm của những ngôi chùa tại Bactrian Tocharian. Miếng vải bọc đó tương ứng với phong tục của người Iran biểu lộ sự  tôn kính, được thể hiện như nhau đối với những bức tượng Phật cũng như những  bảo tháp, việc đi vòng quanh cách thực hành thông dụng của Phật tử đối với nơi thờ phượng. Tuy nhiên, sự mô tả của al-Kermani cho thấy một thái độ cởi mở tôn trọng của người Ả Rập Umayyad trong việc cố gắng để hiểu các tôn giáo phi-Hồi giáo, chẳng hạn như Phật giáo, mà họ gặp phải trong lãnh thổ của họ khi họ vừa chinh phục được.
Kinh Nghiệm Trước của Đế chế Umayyad với Người Phi-Hồi Giáo tại Iran
Trước cuộc xâm lược Bactria, Ả Rập Umayyads đã hội thảo tình trạng bảo vệ áp dụng thuế đối với tín đồ Zoroastrian, Kitô giáo Nestorian, Do Thái giáo, Phật giáo ở Iran. Tuy nhiên, một số quan chức Ả Rập địa phương thì ít khoan dung hơn những người khác đạo. Đôi khi, những đối tượng phi- Hồi giáo được bảo vệ phải mặc quần áo hoặc phù hiệu đặc biệt để xác định tình trạng của họ còn bị làm nhục bằng cách nhận một cú đánh vào cổ khi họ cúi đầu trong sự phục tùng vào lúc trả thuế. Mặc họ được bảo vệ để tự do thờ phượng, một số quan chức đã ngăn cấm họ xây dựng bất cứ ngôi chùa hoặc nhà thờ mới. Mặt khác, những người đến cầu nguyện vào ngày thứ Sáu tại các đền thờ Hồi giáo thỉnh thoảng nhận được một khoản tiền thưởng. Trong thời gian sau đó, nếu bất kỳ thành viên của một gia đình phi-Hồi chuyển sang Hồi giáo, y sẽ được thừa kế tài sản của tất cả những người trong gia đình. Ngoài ra, nhiều quan chức xâm lược thường xuyên bắt người nước ngoài làm nô lệ, đặc biệt là Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng sau đó thả cho họ tự do nếu họ cải đạo.
Sự mong muốn tránh bất kỳ hạn chế, làm nhục để nhận được những lợi ích tài chính hay hội đã tự động đẩy nhiều người tuyên bố từ bỏ tôn giáo của họ chấp nhận đức tin mới. vậy, nhiều tín đồ Zoroastrianism ở Iran cuối cùng từ chối tình trạng được bảo vệ chuyển đổi sang Hồi giáo. Không biết tình huống tương tự có xảy ra đối với Phật tử ở Bactria Bukhara không, nhưng điều này không phải là không có lý để giả định rằng nó đã xảy ra như thế.
giai đoạn này, tiến trình cải đạo chủ yếu là hình thức bên ngoài, phù hợp với phong tục Murjiah. người ta đơn giản tuyên bố chấp nhận các điều khoản chính của đức tin Hồi giáo thực hiện các nhiệm vụ tôn giáo cơ bản của việc cầu nguyện 5 lần mỗi ngày, được giảm thuế đối với các người nghèo Hồi giáo, ăn chay trong tháng Ramadan, làm cuộc hành hương đến thánh địa Mecca một lần trong đời. Trên tất cả, người ta phải quy phục sự cai trị của Đế chế Umayyad, điểm chính yếu đòi hỏi một sự thay đổi chính trị hơn sự trung thành của tâm linh. Những người đã phá vỡ luật Sharia bị xử tại một tòa án Umayyad bị trừng phạt, nhưng vẫn còn được duy trì tình trạng công dân Hồi giáo với tất cả các đặc quyền dân sự. Chỉ Allah có thể quyết định ai chân thành trong niềm tin tôn giáo của họ.
Tập tục như trên được thiết kế để chiến thắng các đối tượng, nhằm đạt được lòng  trung thành và biết vâng lời của họ đối với sự cai trị của Đế chế Ả Rập. tự nhiên thu hút người ta cải đạo một cách đơn giản như thủ đoạn kinh tế xã hội, và chính trị,  trong khi bên trong họ vẫn duy trì niềm tin vào tôn giáo riêng của họ. Tuy nhiên, con cháu của những người cải đạo như thế, lớn lên trong môi trường khuôn khổ của Hồi giáo, đã trở nên chân thành hơn rất nhiều so với cha mẹ và ông bà của chúng trong việc chấp nhận đức tin mới. Bằng cách này, dân số Hồi giáo ở Trung Á bắt đầu dần dần phát triển một cách bất bạo động.
Sự Chậm Tiến của Triều Đại Umayyids Tại Miền Nam Sogdia
Việc kế tục Umayyad đối với vùng của Sogdia không phải là một vấn đề đơn giản. Ba cường quốc khác cũng đang cạnh tranh để giành quyền kiểm soát khu vực từ người TâyThổ Nhĩ Kỳ, mục tiêu giành quyền kiểm soát thương mại có lợi với tuyến đường Silk Route (con đường Tơ Lụa) băng qua . Nhiều người Tây Tạng từ Kashgar, lực lượng Đường triềuTrung Quốc có trụ sở ở các bangTarim Basin, và cuối cùng Đông Thổ Nhĩ Kỳ từ Mông Cổ. Cuộc đấu tranh sau đó đã trở nên quá phức tạp. Nó không phải là điều cần thiết để đưa ra tất cả các chi tiết. Chúng ta chỉ đơn giản là tóm tắt các sự kiện quan trọng trong giai đoạn hậu bán của thế kỷ thứ bảy và trong thập niên thứ tám đầu tiên, như thế chúng ta thể đánh giá được sự cạnh tranh mà người Ả Rập phải đối mặt.
Đầu tiên, năm 670, những người Tây Tạng đã chiếm các thành phố chính của lưu vực Tarim Basin từ nhà Đường Trung Quốc, bắt đầu với Khotan nhiều khu vực phía bắc Kashgar. Với thực tế sự lớn mạnh đe dọa của quân sự Tây Tạng, các lực lượng nhà Đường dần dần rút lui đến Turfan từ lưu vực Tarim và người Tây Tạng đã tràn vào chỗ trống. Quân đội Đường đi men theo con đường của người Tây Tạng bằng cách băng qua dãy núi Tianshan từ Turfan đến Beshbaliq , tiến về phía tây, thiết lập một sự hiện diện quân sự Suyab, phía bắc của Tây Turkistan vào năm 679. Tuy nhiên, đây là một ngoại lệ đối với xu hướng chung của sự suy tàn tại Đường Quốc. Năm 682, người Thổ Nhĩ Kỳ ở Mông Cổ đã nổi dậy chống lại sự cai trị của nhà Đường thiết lập Đế chế Second EasternTurk, năm 684, Triều đại nhà Đường đã bị lật đổ bởi một cuộc đảo chính. Đến năm 705 nó mới được phục hồi, đến năm 713 nó mới được ổn định.
Trong khi đó, Đế chế Rập đang chiếm đóng ở Bactria bắt đầu suy yếu. Năm 680, vào lúc bắt đầu cầm quyền ngắn ngủi của Caliph Yazid (r. 680-683), Husayn, con trai kế của Ali đã dẫn đầu một cuộc nổi dậy không thành công chống lại Umayyads, ông ta đã bị giết chết tại trận chiến của Karbala Iraq. Cuộc xung đột này đã chuyển sự tập trung về việc chú ý không ngừng của Caliphate từ Trung Á. Sau đó, vào cuối của triều đại Yazid, quân đội Umayyads mất quyền kiểm soát hầu hết các thành phố chính tại Bactrian, nhưng vẫn duy trì quyền thế của họ ở Bukhara  tại Sogdia. Vào những năm sau, sự  hồi tưởng đến việc tử đạo của Husayn đã giúp các giáo phái Shiite của Hồi giáo kết chặt với nhau trong sự đối lập đối với phe Sunni đã phát triển từ phong trào Murjiah của hệ thống Umayyad.
Trong lúc Hoàng đế TâyTạng đang bận tâm với một cuộc đấu tranh quyền lực nội bộ với một hoàng tộc đối địch, Do đó, người Tây Tạng bị mất đầu tàu mạnh mẽ của họ trên các lãnh thổ lưu vực Tarim vào năm 692, mặc dù họ vẫn tiếp tục duy trì một sự hiện diện đây, đặc biệt là dọc theo bờ rìa phía Nam. Nhà Hán đã có một truyền thống thương mại lâu dài liên hệ với các nước này từ thành trì của họ Turfan, lịch sử cổ điển Trung Quốc gọi "cống phẩm nhiệm vụ".  Do vậy, dù nhà Đường hiện tình đã trở thành quyến lực nước ngoài điều động nhiều vùng Tarim Basin ngoài Turfan, đây trên cơ sở thương mại, chứ không phải chính trị hay quân sự kiểm soát, đặc biệt là các lãnh thổ phía Nam.
Năm 703, người Tây Tạng đã thành lập một liên minh với Đông Thổ Nhĩ Kỳ chống lại các lực lượng nhà Đường ở cuối phía đông của lưu vực Tarim Basin, nhưng đã không thành công trong việc đẩy họ ra khỏi Turfan. Người Tây Thổ Nhĩ Kỳ cũng đoàn kết chống lại quân nhà Đường nhưng trên mặt trận phía tây, họ đã thành công trong việc lật đổ chúng từ Suyab. Tây Thổ Nhĩ Kỳ sau đó đã thành lập lãnh thổ Turgish Turks, một trong những phân tộc của họ là những người cai trị ở phía bắc West Turkistan. Quê hương Turgish khu vực xung quanh Suyab chính nó.
Lúc này người Tây Tạng nỗ lực liên minh với Shahis Turki của Gandhara, năm 705, họ đẩy lùi các lực lượng Umayyad đã suy yếu từ Bactria. Trong thời gian này, người Ả Rập đã có thể để giữ đất của họ. Tuy nhiên, năm 708, trong thời gian cai trị của Caliph al-Walid I (r. 705-715), hoàng tử Turki Shahi,  Nazaktar Khan, trục xuất người Umayyads từ Bactria thành lập một sự cai trị của triều đại Phật giáo khắc khe trong nhiều năm. Ông thậm chí còn chặt đầu vị sư trụ trì trước đây của Nava Vihara , người đã cải sang đạo Hồi.
Mặc dù mất Bactria, các lực lượng Umayyad tiếp tục nắm giữ vùng Bukhara tại Sogdia. Hướng về phía bắc, người Turgish nắm quyền kiểm soát của lãnh thổ Sogdia mở rộng hơn, và chiếm Kashgar Kucha phía tây Tarim Basin. Đông Thổ Nhĩ Kỳ, một đồng minh khác củaTây Tạng, tiếp tục bước vào cuộc đấu tranh quyền lực đối với Sogdia , xuyên qua Dzungaria, họ  tấn công Turgish từ phía bắc, cuối cùng đoạt được vùng đất TurgishSuyab. Với sự chú ý đến Turgish, họ đã  tập trung trên mặt trận phía bắc, quân đội Umayyad đã lợi dụng cơ hội , từ Bukhara lấn tới Samarkand từ cực nam vươn đến lãnh thổ của Turgish.
Tóm Tắt
Sự cai trị ban đầu của Đế chế Ả Rập Umayyad tại Bactria không mạnh lắm, do đó, sự tiến tới của họ vào Sogdia đãrất chậm. Họ thiếu sức mạnh để khởi động các cuộc tấn công theo ý muốn, nhưng đã phải chờ đợi đối với những giây phút rối trí quân sự giữa các cường quốc lớn khác tranh giành Sogdia để thực hiện bất kỳ sự tiến hành nào đó. Chắc chắn, họ đã không tham gia vào một cuộc thánh chiến để truyền bá Hồi giáo trên khắp Trung Á, nhưng chỉ là một trong nhiều môi giới quyền lực đấu tranh cho lợi ích chính trị và lãnh thổ. Tướng lãnh Qutaiba người Ả Rập (Arab General Qutaiba) đã xây dựng nhà thờ Hồi giáo đầu tiên của Sogdia tại Bukhara vào năm 712. Thực tế đền thờ kế tiếp không được xây dựng ở đó cho đến năm 771, điều này cho thấy sự chậm chạp như thế nào đối với sự ảnh hưởng của Hồi giáo trong thực tế.

No comments :

Post a Comment

BUDDHISM AND MAGAZINES/TODAY NEWS