Friday, March 30, 2012

Sự Giao Thoa Lịch Sử giữa Văn Hóa Phật Giáo và Hồi Giáo Trước Triều Đại Mongol

Alexander Berzin-Tịnh Quang chuyển ngữ

Phầnt II: Đầu Thời Đại Abbasid (750 - Giữa Thế Kỷ 9 CE)

7 Sự Vượt Lên của Đế Chế Abbasids và Sự Suy Tàn của Nhà Đường Trung Quốc

Bối Cảnh Khu Vực

Trước khi thảo luận về sự phát triển lịch sử trong thời gian đầu Abbasid Caliphate, chúng ta hãy xem xét ngắn gọn tình hình chính trị ở Trung Á trước thời kỳ bình minh của giai đoạn này. Đế chế Umayyads cai trị Sogdia Bactria, trong khi quân đội nhà Đường chiếm đóng khu vực phía bắc phía tây tại Suyab, Kashgar, Kucha, đang đe dọa xâm lược. Những lực lượng Đường triều cũng đã đóng quân tại Turfan Beshbaliq. Người Oghuz Turks of White Dress vừa mới di cư từ miền nam Mông Cổ đến một góc đông bắc xa xôi của Sogdia. Khu vực của miền bắc West Turkistan Dzungaria  được kiểm soát bởi người Qarluqs, và Mông Cổ  vừa mới ở dưới sự kiểm soát của người Duy Ngô Nhĩ.

Người Đường Trung Quốc và người Duy Ngô Nhĩ là đồng minh. Người Tây Tạng ở một vị trí yếu, nhưng vẫn duy trì một sự hiện diện các lãnh thổ  miền Nam Tarim, mặc dù vua Khotanese quý mến hoàng gia nhà Đường. Các đồng minh củaTây Tạng trước kia, đế chế Turgish, hầu như đã bị loại. Liên minh duy nhất còn lại với Tây Tạng Turki Shahis tại Gandhara, trên danh nghĩa liên minh bằng việc sát nhập với Khotan.

Sự Thành Lập Đế Chế Abbasid Caliphate

Mặc dù hai giáo phái Hồi giáo chính Sunni Shia đã không chính thức kết hợp cho đến thế kỷ thứ mười một, để dễ dàng thảo luận chúng ta hãy nói về tiền nhân của họ với những phạm vi này. Phong trào Murjiah, Được duy trì bởi người Umayyads tiền thân của phái Sunni. ng hộ hệ thống truyền thừa của caliphate từ người anh rễ của nhà Tiên tri ProphetMu'awaiya, vị vua Calip đầu tiên của đế chế Umayyad. Phái Shia đã tiến triển từ phe đối lập, tuyên bố rằng tính hợp pháp của sự kế thừa đã bắt nguồn từ người anh em họ và người con rễ tên là Ali của nhà Tiên tri Prophet. Từ đó phần lớn người Ả Rậpng hộ đế chế Umayyads theo Hồi giáo Sunni, hầu hết  người Hồi giáo phi Ả Rập thì thích phái Shia hơn.

Các vua Calip Umayyad người Ả Rập đến từ vùng Arabian Peninsula (Bán Đảo Ả Rập). Họ ủng hộ người Ả Rập trong tất cả các khía cạnh, nhiều hơn so với người Hồi giáo nói chung. Họ đã ngăn cấm những quân đội Hồi giáo phi -Ả Rập, ví dụ, việc chia sẻ chiến lợi phẩm thu được từ chiến thắng trong trận chiến. Cách khác, phi-Hồi giáo Ả Rập,  chẳng hạn như người đạo Cơ đốc hay người Do Thái từ Arabia (bán đảo Ả Rập), được được đối xử ưu việt hơn những người Hồi giáo phi- Rập (không phải người Ả Rập). Một số người thậm chí còn được bổ nhiệm làm thống đốc của khu vực phi-Ả Rập trong triều đại Caliphate. Chính sách đảng phái này gây ra sự bất mãn rất lớn, đặc biệt đối với những người Hồi giáo Iran tự coi mình là văn hóa cao hơn người Ả Rập.

Abu Muslim người Bactrian cải sang Hồi giáo Shia từ Balkh. Ông ta đã trở thành một thành viên của Abu l'Abbas, một hậu duệ Rập của Abbas, một uncle của của nhà Tiên tri Prophet, có lúc cả hai đã bị giam cầm tại Bactria (Khorasan) các hoạt động chống Umayyad. Dựa vào sự bất mãn và rối loạn của người Iran và Trung Á, Abu Muslim sau đó đã dẫn đầu một cuộc nổi loạn lật đổ đế chế Umayyads vào năm 750. Sau khi chinh phục Damascus, thủ đô của Umayyad, ông tuyên bố rằng Abu l'Abbas, được biết như as-Saffah (r. 750-754), là vị vua Calip đầu tiên của hệ thống Abbasid. Như một phần thưởng, as-Saffah đã bổ nhiệm Abu Muslim làm thống sứ của Bactria. Đế chế Abbasid Caliphate kéo dài cho đến năm 1258, nhưng chỉ  cai trị Bactria Sogdia cho đến giữa thế kỷ thứ chín.

Từ khi Abbasid Calips những người Ả Rập bắt nguồn từ một khu vực văn hóa Iran, người Hồi giáo Iran và Trung Á  ban đầu hỗ trợ sự chiếm đoạt quyền lực của họ. Nghĩ rằng những người Abbasids thì ở hơi  xa từ vùng Bán đảo Ả Rập (Arabia) sẽ không thành kiến ​​chủng tộc như các đế chế Umayyads, họ hy vọng triều đại mới sẽ không còn đối xử với họ như những công dân hạng hai.

Sự Thất Bại của Nhà Đường và Cuộc Nổi Loạn của An Lộc Sơn

Năm 751, l'Abbas Abu gia nhập lực lượng với Qarluqs quay lưng lại với các lực lượng nhà Đường Trung Quốc đang đe dọa cả hai. Họ đánh bại quân đội Đường tại sông Talas River miền nam Kazakhstan ngày nay, quyết định kết thúc sự hiện diện của Trung Quốc Tây Turkistan. Điều này đánh dấu sự lật ngược xu hướng, sau đó sự chiếm đóng và cai trị của người HánTrung Quốc đối với ĐôngTurkistan dần dần thu hẹp và rồi  kết thúc .

Sự thất bại và những phí tổn nặng nề của nhà Đường đối với tất cả chiến dịch vô ích của vua Huyền Tông ở Trung Á cuối cùng dường như đã trở thành quá quá áp lực cho người dân Trung Quốc phải chịu đựng dài hơn nữa. Năm 755, An Lộc Sơn (An Lu-shan), con trai của một người lính Sogdian phục vụ triều đường mẹ là một người EasternTurk đã dẫn đầu một cuộc nổi loạn nổi tiếng thủ đô Đường-Trường An. Mặc Hoàng đế triệu tập nhiều quân đội của mình từ Kashgar, Kucha, Beshbaliq, Turfan, chỉ để lại một lực lượng nòng cốt trấn giữ, đã nhận được sự viện trợ quân lực từ vua Khotan, ông ta đã không thể dẹp được loạn quân này. Ông ta buộc phải chạy trốn trong sự bẽ mặt đến vùng núi của Tứ Xuyên. Các lực lượng nhà Đường cuối cùng đã thành công chỉ bằng cách cầu cứu những người Duy Ngô Nhĩ ở Mông Cổ đến cứu hộ.

Trong khi chiến đấu với quân nổi dậy ở Trường An Lạc Dương, người Duy Ngô Nhĩ đã cướp bóc phá hủy cả hai thành phố này, bao gồm nhiều ngôi chùa Phật giáo những tu viện được tìm thấy trong thành phố. Tuy nhiên, như là một kết quả của việc tiếp xúc với những cộng đồng thương gia Sogdian đây, Bogu Qaghan, hoàng đế của người Duy Ngô Nhĩ, đã tiếp nhận tín ngưỡng  Manichaean (Ma Ni giáo) được duy trì bởi hầu hết các thương nhân. Sau đó, ông ta tuyên bố nó là tôn giáo của quốc gia thuộc về dân tộc Duy Ngô Nhĩ vào năm 762. Mặc An Lộc Sơn đã được một nửa Sogdian, rõ ràng là các phiến quân nổi loạn hầu hết   người Hán Trung Quốc và không phải từ trong cộng đồng phi Hán. Nếu không thì Bogu Qaghan đã được sự chiến đấu chống lại người Sogdians vì vậy sẽ không tiếp nhận tôn giáo của họ.

Trong suốt nhiều thế kỷ, người Duy Ngô Nhĩ đã thay đổi tôn giáo quốc gia của mình từ Shaman giáo đầu tiên đến Phật giáo, sau đó Ma Ni giáo, sau đó trở lại với Phật giáo trước khi cải sang đạo Hồi cuối cùng. Trước đó Đông Thổ Nhĩ Kỳ đã đến với Phật giáo từ Shaman giáo sau đó trở lại với Shamanism. Chúng ta hãy kiểm tra một số lý do có thể đối với sự thay đổi tôn giáo này giữa hai dân tộc gốc Thổ Nhĩ Kỳ. thể giúp chúng ta hiểu tốt hơn các chế đằng sau việc chuyển đổi về sau của hầu hết các bộ lạc gốc Thổ Nhĩ Kỳ từ Phật giáo hoặc Shaman giáo sang Hồi giáo.

No comments :

Post a Comment

BUDDHISM AND MAGAZINES/TODAY NEWS