Friday, March 30, 2012

Sự Giao Thoa Lịch Sử giữa Văn Hóa Phật Giáo và Hồi Giáo Trước Triều Đại Mongol

Alexander Berzin-Tịnh Quang chuyển ngữ

Phần II: Đầu Thời Đại Abbasid (750 - Giữa Thế Kỷ Thứ 9 CE)

8 Sự Cải Đạo của Người Eastern Turks (Đông Thổ Nhĩ Kỳ)

Những Tiếp Xúc Đầu Tiên với Phật Giáo


Sau sự sụp đổ của triều Hán năm 220 CE, Phật giáo trở nên mạnh mẽ ở miền bắc Trung Quốc đã bị chia cắt và cai trị bởi một sự thừa kế thuộc về dân tộc và quốc gia phi Hán Trung. Người bảo trợ lớn nhất của Phật giáo trong họ Toba, triều đại Bắc Ngụy (386-535), kéo dài Nội Mông Cổ và miền bắc Hán Trung.




Người Old Turks, được ghi nhận là nhóm sớm nhất đã nói ngôn ngữ gốc Thổ Nhĩ Kỳ, họ rõ nét trên các trang của lịch sử như là một tầng lớp làm kim loại sống ở các thành phố của lĩnh địa Toba. Tuy nhiên, nguồn gốc của họ chắc chắn một bộ lạc du cư từ các đồng hoang đến phía bắc kể từ khi ngọn núi thiêng liêng của họ, Otukan, được xác định tại  trung tâm Mông Cổ ở phía bên kia của sa mạc Gobi từ những vùng đất Toba cai quản.

Người Old Turks theo một tôn giáo truyền thống pha trộn Shamanism với những gì các học giả phương Tây đã đặt tên "Tengrism", một n ngưỡng Thiên Đàng (Turk. Tengri) như vị Thượng đế  tối cao và tôn kính ngọn núi nào đó như là chỗ ngồi của quyền lực. Tengrism không bao giờ là một tôn giáo có tổ chức đã xuất hiện trong nhiều hình thức và hầu như  trong tất cả các dân tộc của các thảo nguyên Trung Á, như Thổ Nhĩ Kỳ, Mông Cổ, Tangut. Trong hình thức Thổ Nhĩ Kỳ của nó, nó hỗ trợ cấu trúc xã hộiThổ Nhĩ Kỳ được xây dựng trên cơ sở của một hệ thống phân cấp của các bộ lạc. Một bộ lạc có ưu thế lãnh tụ của là nguồn gốc của một hệ thống kế thừa của những nhà cầm quyền đối với tất cả.

Hình thức Tengrism giáo của Thổ Nhĩ Kỳ lúc ấy quan hệ đến vị thủ lãnhThổ Nhĩ Kỳ kiểm soát Otukan như nhà cai trị tối cao (Turk. qaghan) của tất cả các bộ lạc gốc Thổ Nhĩ Kỳ hiện thân về vận may của xã hội. Nếu vận may của xã hội Thổ Nhĩ Kỳ đã suy sập, qaghan (vị thủ lãnh) người chịu trách nhiệm thậm chí có thể bị hy sinh. Con trai của ông sau đó sẽ kế tiếp vị trí của ông ta.

Với một hệ thống tín ngưỡng như thế, người Thổ Nhĩ Kỳ lần đầu tiên đã bắt gặp Phật giáo tại các thành phố Toba. Đặc biệt Phật giáo hình thức phía bắc Trung Quốc đã làm nổi bật sự thiết tha của công chúng sự phục vụ của các tu sĩ với nhà nước. Phong cách xã hội này của Phật giáo đã dễ dàng phù hợp với những tư tưởng tưởng Tengrian giáo của người Thổ Nhĩ Kỳ của hệ thống phân cấp bộ lạc.

Không hài lòng với sự cai trị của Toba, phần lớn người Thổ Nhĩ Kỳ di chuyển về phía tây Cam Túc, dưới sự thống trị của nhà nước Ruanruan (400-551). Đế chế Ruanruans cai trị những sa mạc, đồng cỏ, các khu vực rừng từ Kucha đến biên giới của Hàn Quốc, bao gồm một phần lớn của Mông Cổ. Khi Ruanruan đã dần dần tiếp nhận các hình thức Phật giáo của người Tocharian Khotanese được xuất hiện trong những thành phố ốc đảo Đông Turkistani mà họ kiểm soát truyền bá nó khắp vương quốc của họ, người Old Turks cũng đã gặp phải hình thức ảnh hưởng Phật giáo này của người Iran. Trong một môi trường Zoroastrian (tín đồ đạo thờ lửa), Đức Phật đã trở thành một vị "vua của các vị vua", một vị "Thượng đế của các Thượng đế."

Bumin Khan lật đổ Ruanruan vào năm 551. Cho rằng vì sự bảo vệ khu vực Mount Otukan, ông ta tuyên bố mình qaghan thành lập Đế chế Old Turk. Hai năm sau, nó tách ra thành một khu vực miền đông một khu vực miền tây.

Đế chế Eastern Turk (553-630), được thành lập bởi con trai của ông ta, Muhan Qaghan (553-571) tập trung tại Mông Cổ, đã thừa kế di sản tinh thần Shamam Tengrism giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ. truyền thống tôn giáo này thiếu một cơ cấu tổ chức, không đủ sức mạnh trong việc cung cấp một lực lượng thống nhất để xây dựng một quốc gia mới. Nhìn đến các mô hình của những quốc gia Ruanruan Toba Wei, Qaghan nhận ra rằng Phật giáo đủ khả năng đối với nhiệm vụ. Vì vậy, khi người Thổ Nhĩ Kỳ đã thực sự làm quen được với các hình thức của Phật giáo miền bắc Trung Quốc Tocharian/Khotanese, vua Qaghan đã hăng hái thiết lập thêm sự liên lạc với đức tin này làm cho nó phù hợp với vỏ bọc của truyền thống tín ngưỡng Thổ Nhĩ Kỳ. Cũng như nhà sư Phật giáo cầu nguyện cho các phúc lợi của các quốc gia Phật giáo miền bắc Trung Quốc, họ có thể làm tương tự cho đế chế ĐôngTurk. Thêm nữa, giống như đoàn tùy tùng của Đức Phật được mở rộng để bao gồm tất cả các vị thần Zoroastrian, Đức Phật như vị vua của họ, thì nó cũng có thể phóng to để thích ứng với nhiếu vị thần gốc Thổ Nhĩ Kỳ (tengri)

Sau sự tan rã của đế chế Bắc Ngụy, người kế nhiệm của của các nước nhỏ của nó vẫn tiếp tục bảo trợ Phật giáo miền bắc Trung Quốc. Hai trong số họ là Bắc Tề (550-577) và Bắc Chu (557-581) đã trở thành những nước chư hầu của đế chế Eastern Turks. Như một dấu hiệu của tình hữu nghị, vị bộ trưởng Bắc Tề đã xây dựng một ngôi chùa Phật giáo theo phong cách miền bắc Trung Quốc cho sáu nghìn người Thổ Nhĩ Kỳ đang sống ở Trường An. Muhan Qaghan sẵn sàng đáp lại cử chỉ bằng cách mời nhiều nhà sư người bắc Hán đến thành trì của ông ta ở Mông Cổ để hướng dẫn cho người dân của mình.

Tiếp Nhận Ngôn Ngữ Sogdian cho Việc Sử Dụng Hành Chánh Thế Tục

Với tư cách là những người thừa kế đế chế Ruanruan, người Eastern Turks (Đông Thổ Nhĩ Kỳ) đã  cai trị vùng ốc đảo Tocharian của Turfan. Nhiều nhóm dân tộc du mục trước đây từ những thảo nguyên Mông Cổ hoặc các vùng ven sa mạc, chẳng hạn như Toba Wei đã tiếp nhận văn hoá Hán Trung và sau đó bị mất đi đặc tính của họ. Nhận thức được tiền lệ này, Muhan Qaghan muốn tránh điều này xảy ra tương tợ với người dân của mình. Vì vậy, ngay sau khi thành lập Đế chế Eastern Turk của mình, ông ta đã hướng về cộng đồng thương gia Sogdian của Turfan để qui định cho nó với một ngôn ngữ riêng (không phải chữ viết của Trung Quốc) dành cho các mục đích hành chính và tài chính.

Qaghan đã chọn chữ viết Sogdian, vì nó ngôn ngữ Trung Á duy nhất của lưu vực Tarim Basin   đến lúc để có một hình thức bằng văn bản. Việc sử dụng của nó thì được giới hạn với lãnh vực thế tục, ban đầu kinh doanh, và điều này đã được tìm thấy không chỉ Turfan, mà còn dọc theo con đường tơ lụa. Nó là ngôn ngữ địa phương, chẳng hạn như người Tocharian Khotanese vẫn hoàn toàn nói bằng tiếng Sogdian vào thời điểm đó.

Cuộc Khủng Bố Tôn Giáo Tại Hán Trung Sogdia

Giữa năm 574 và 579, vào triều đại thứ hai Eastern Turk qaghan,Tapar (trị vì 572-581), là những nước chư hầu của BắcTề và Bắc Chu thuộc về đế chế Eastern Turk đã thành lập một cuộc đàn áp Phật giáo. Nguyên nhân chủ yếu là  do sự tác động của lòng ganh tị đối với sự ủng hộ của chính phủ đối với những chùa viện của những những người Đạo giáo làm bộ trưởng. Nhiều nhà sư Hán Trung và bốn nhà phiên dịch từ Kabul đến thăm viếng Gandhari Buddhist, dẫn đầu bởi Jinagupta (528-605), chạy trốn khỏi Trường An đến cung điện Eastern Turk. đây, họ gia nhập với mười Tăng sĩ Hán Trung vừa trở về từ Ấn Độ với 260 bộ kinh văn Phật giáo dành cho việc phiên dịch và những vị sư này, giống  như họ, cũng đã nhận được sự tị nạn.

o khoảng thời gian tương tự khi sự phát triển này phía bắc Hán Trung Quốc, hoàng đế Sassanid, Khosrau I (r. 531-578), đã đàn áp khốc liệt Ma Ni giáo với điều mà ông ta coi như những phái Zoroastrian dị giáo ở Iran và Sogdia. Điều này gây ra một làn sóng mới di cư của người tị nạn tôn giáo đến các thành phố ốc đảo Đông Turkistan. Do những nỗ lực của các nhà truyền giáo Manichaean, Mar Shad Ohrmizd (mất 600), người đi cùng những người nhập cư Sogdians - đặc biệt là ở Turfan - bắt đầu cho việc dịch thuật kinh sách đầu tiên của phái Ma Ni giáo sang ngôn ngữ của họ từ phiên bản gốc Parthia Syria  được sử dụng tại quê hương của họ. Hầu hết h đã dùng bước này bởi vì họ đã được thuyết phục về sự cần thiết cho cộng đồng tôn giáo của họ độc lập đối với những đổi thay của chính trị quê hương để trở thành tự chủ.

Sự Phiên Dịch Kinh Điển Phật Giáo Đầu Tiên Sang Ngôn Ngữ Tocharian

Tại khu vực Đông Turkistan cho đến khi thời gian này, kinh điển Phật giáo được viết, nghiên cứu, và đọc tụng chủ yếu trong các ngôn ngữ gốc Ấn Độ thuộc về tiếng Sanskrit hay tiếng Gandhari Prakrit, hoặc đôi khi trong bản dịch của Trung Quốc. Không có bằng chứng về kinh văn Phật giáo được dịch sang các ngôn ngữ Trung Á đến lúc này, không có nhiệm vụ ghi chép. Các dấu hiệu đầu tiên của hoạt động như vậy chỉ xuất hiện vào giữa thế kỷ thứ sáu.


Những tài liệu củaTocharian sớm nhất xác định từ thời kỳ này các bản dịch kinh sách Phật giáo từ tiếng Sanskrit vào phương ngữ Turfanese. lẽ những Phật tử Tocharian của Turfan đã cảm hứng từ người Ma Ni giáo Sogdians ở giữa họ để thực hiện bước này, cũng để đảm bảo bản sắc văn hóa độc lập tự chủ của họ. Mặc trước đó những Đạo sư Phật giáo người Tocharian, chẳng hạn như ngài Cưu Ma La Thập (Kumarajiva, 344-413) đã tích cực tham gia trong việc phiên dịch kinh văn  Ấn Độ sang Trung Quốc, người Tocharians đã tiếp tục duy trì hình thức riêng của họ về Phật giáo dựa trên kinh điển tiếng Sanskrit. Bởi vì họ xem các ốc đảo dọc theo vùng ven phía bắc của Tarim Basin như quê hương của họ không tiếp xúc với gốc rễ châu Âu của họ, và bởi vì các thành phố của họ đã được cai trị bởi sự kế thừa  của các triều đại nước ngoài, vấn đề của việc duy trì một bản sắc văn hóa độc lập sẽ quan trọng đối với họ. Các cuộc đàn áp Phật giáo tại Hán Trung chắc chắn đã châm thêm trọng lượng cho sự quyết định để mô tả ngôn ngữ của họ phiên dịch kinh điển của họ.

Người Sodian Bỏ Qua Việc Dịch Kinh Điển Phật Giáo Sang Ngôn Ngữ Riêng của Họ vào Lúc Này.


Tuy nhiên, cộng đồng Phật giáo Sogdian của Turfan không theo Ma Ni giáo Sogdian hoặc kiểu mẫu của phật giáoTocharian về việc dịch kinh điển của họ sang ngôn ngữ của họ việc giao phó mình đối với văn bản. Họ đã không dùng sự di chuyển này cho thế kỷ khác đối với một sự phức tạp của các lý do hợp lý. Chúng ta hãy thiết định một số điều của họ.

Thứ nhất, người Sogdians của Đông Turkistan các thương gia và thương nhân , không giống như ngườiTocharians, có lẽ đã không cảm thấy lòng trung thành đặc biệt đối với các quốc gia thành phố-nơi họ sinh sống. Họ không bao giờ coi chúng như là quê hương của họ, nhưng thay vào đó họ chỉ nhìn đến quốc gia Sogdia. Họ thiết lập một bản sắc nhân,quê hương bị chiếm đóng, ở nơi mà họ hiện đang sống không thích hợp đối với họ.

Thứ hai, cộng đồng của người Sogdian yêu nước ở Đông Turkistan đa tôn giáo. Họ đã được thống nhất bởi nghề nghiệp của họ ngôn ngữ bằng văn bản được sử dụng cho thương mại của họ. Không giống như người Tocharians, họ không cần phải sử dụng tôn giáo cho mục đích này. Hơn nữa, không giống như người Ma Ni giáo Sogdians không có phương hướng để hướng đến cho sự ủng hộ tôn giáo ngoại trừ quốc gia Sogdia lãnh thổ của đế chế Sassanid, Phật tử Sogdian của Turfan có thể hướng về phía người Hán Trung Quốc. Họ dường như không có tham gia đặc biệt đối với ngôn ngữ của kinh văn tôn giáo của mình. Họ có vẻ cảm thấy thoải mái với phiên bản tiếng Sanskrit Gandhari Prakrit được sử dụng tại quê hương của họ, cũng như các bản dịch tiếng Trung Quốc mà họ cũng đã được trợ giúp để chuẩn bị. Mặc cuộc đàn áp Phật giáo tại Hán Trung và tình hình tôn giáo không ổn định tại Sogdia, họ dường như không thấy bất kỳ lý do gì để phiên dịch các kinh văn của họ sang ngôn ngữ riêng của họ vào thời điểm này.

Nếu Phật tử Sogdian của Đông Turkistan muốn có sự khoảng cách từ sự bất ổn tôn giáo tại quê hương của họ, họ có thể sử dụng nhiều tiếngTrung Quốc trong việc thực hành tôn giáo của họ. Mặt khác, người Ma Ni giáo đồng bào của họ lúc này phải đối mặt với một tình huống tương tự khi không có sự lựa chọn nhưng để thiết lập truyền thống của chính họ trong tiếng mẹ đẻ của mình. Trong việc sử dụng ngôn ngữ Trung Quốc cho mục đích tôn giáo, Phật tử Sogdian dường như không cảm thấy bản sắc văn hóa của họ bị đe dọa, khi bản sắc được dựa vào các yếu tố từ đời sống thế tục của họ. Trong thực tế, xu hướng của Phật tử Sogdian ở Đông Turkistan dựa nhiều hơn vào các ngôn ngữ và truyền thống Trung Quốc trong đời sống tôn giáo của họ  hầu như hoàn toàn tiếp nhận sự thúc đẩy  từ làn sóng người tị nạn Sogdian Manichaean vào giữa họ. Những người mới đến cũng bác bỏ ngôn ngữ tôn giáo của nơi mà họ sinh ra.

Sự Phiên Dịch Kinh Điển Phật Giáo Sang Ngôn Ngữ Old Turk


Tuy nhiên, Tapar Qaghan có những sự ưu tiên khác nhau với người Sogdians. Là nhà cai trị của một đế chế mới được thành lập, ông ta không muốn đối tượng của mình, người Eastern Turk dựa vào ngôn ngữ Trung Quốc trong bất kỳ mọi cách. Người tiền nhiệm của ông đã theo chính sách sử dụng tiếng nước ngoài trong lĩnh vực thế tục bằng cách áp dụng cả tiếng Sogdian và chữ viết Sogdian. Khi người Sogdians không có quốc gia riêng của họ, không có gì đe dọa trong sự thay đổi này. Với một làn sóng của các nhà sư Hán Trung tị nạn vào lĩnh địa của ông ta, tuy nhiên, Tapar giờ cảm thấy nhu cầu bức thiết để thiết lập một bản sắc cho sự độc lập của dân tộc mình từ người Hán cũng như trong môi trường tôn giáo. Vì thế, ông đã chọn một sự hòa trộn của Ấn Độ, bắc Trung Quốc, và mô hình Tocharian / Khotanese của Phật giáo, mở rộng để bao gồm các khía cạnh của người Tengrian. Các cuộc đàn áp Phật giáo ở miền bắc Trung Quốc gợi nhớ về cuộc đàn áp đối với Ma Ni giáo tại Sogdia đủ để thuyết phục ông ta theo những kiểu mẫu Phật giáo Tocharian và Ma Ni giáo Sogdian tại Turfan. Vì thế, ông ta thành lập một cơ sở dịch thuật ở thủ đô của mình tại Mông Cổ để chuyển dịch kinh điển Phật giáo thành một hình thể ngôn ngữ Trung Á duy nhất.

Để phù hợp với lĩnh vực thế tục thiết lập một nền văn hóa thống nhất cao đối với người dân của mình, Qaghan muốn dùng ngôn ngữ Sogdian cho mục đích tôn giáo. Tuy nhiên, Kinh điển Phật giáo với ngôn ngữ Sogdian không tồn tại vào thời điểm đó. Người Sogdians thì ngày càng dựa trên các phiên bản Trung Quốc cho việc sử dụng cá nhân của mình. Nếu Qaghan không thể kinh văn Phật giáo trong ngôn ngữ Sogdian nếu dùng các bản dịch mới của ngôn ngữ Tocharian chỉ dẫn đến sự rối rắm hơn nữa đối với người dân của ông ta khi chưa học ngôn ngữ của nước khác, chỉ có giải pháp khả thi cho việc thiết lập sự thống nhất văn hóa kinh văn Phật giáo bằng tiếng Turk Old, nhưng được viết bằng chữ  viết thường tục của Sogdian. Do đó, ông ta mời những người Sogdians đến Mông Cổ yêu cầu họ ứng dụng bảng chữ cái của họ đối với các nhu cầu đặc trưng của kế hoạch giúp đỡ c nhà sư tị nạn người n Trung tại sở dịch thuật hoàn thành nhiệm vụ này.

Một bậc thầy của  Gandhari, ngài Jinagupta, đã đến với người Trung Quốc  là vị sư đầu tiên lãnh đạo hội đồng phiên dịch này, điều này có thể dễ dàng đánh giá cao quyết định của Qaghan, trước đó ông ta đã có kinh nghiệm lâu dài tại Khotan do đó không bị ràng buộc với các hình thức nghiêm ngặt của HánTrung. Những bản dịch ngôn ngữ Old Turk (cổ ngữ Thổ Nhĩ Kỳ), rồi pha trộn ngôn ngữ Ấn Độ, bắc Trung Quốc những yếu tố Phật giáo Tocharian / Khotanese các khía cạnh của Tengrism giáo, điều Qaghan đã mong muốn. Kế hoạch đã thành công như vậy, Phật giáo đã nhanh chóng trở thành phổ biến trong quần chúng bình dân và thậm chí cả những người lính của vùng Đông Turk.

Phân Tích và Tóm Tắt


Một tính năng phổ biến của lịch sử Trung Á những người sáng lập của các triều đại mới tiếp nhân một tôn giáo nước ngoài có thành lập, tổ chức như là  tín ngưỡng nhà nước hợp pháp để thống nhất người dân của họ. Điều này hầu hết thường xuyên xảy ra khi các truyền thống tôn giáo bản địa của họ hoặc hoàn toàn được phân quyền, hoặc được dẫn đầu bởi phe bảo thủ có ảnh hưởng đã đối kháng với quy tắc mới. Các thế lực nước ngoài theo tôn giáo mà họ đã tiếp nhận, tuy nhiên, không thể quá mạnh, nếu không triều đại mới phải đối mặt với mối đe dọa mất bản sắc và sự độc lập của nó.

Đông Turks do đó đã chuyển sang Sogdians, không để người Hán Trung giúp họ thống nhất đế quốc của mình. Một lý do khác cho sự lựa chọn này chắc chắn rằng các thương nhân người Sogdian đô thị đã giải thích cho người du mục Turk về những thảo nguyên, ý nghĩa của con đường Tơ Lụa trên lãnh thổ họ đã chinh phục đã thuyết phục họ về tầm quan trọng của nó. Các nhà lãnh đạo Turk nhanh chóng nhận ra rằng sự hợp nhất với Sogdians sẽ lợi ích kinh tế rất lớn cho chính họ.

Hơn nữa, mặc dù tôn giáo chính của người Sogdians là Ma Ni giáo, không phải Phật giáo mà Đông Thổ Nhĩ Kỳ đã chuyển sang sau này,nó  không phải gốc xưa, nhưng là tôn giáo thống nhất của họ. Điều này có lẽ bởi vì, dù sự trì trệ tạm thời của Phật giáo ở miền bắc Trung Quốc trong thời gian những năm 570s, Phật giáo là tôn giáo mạnh nhất của khu vực vào thời điểm đó.

Sự khôn ngoan của việc lựa chọn của người Đông Thổ Nhĩ Kỳ về các tôn giáo mới đã được củng cố, đến năm 589, vua Văn Đế (Wendi), người sáng lập triều đại nhà Tùy (Sui) đã thành công trong việc tái thống nhất đất Hán bằng chiến thắng tập hợp đằng sau các biểu ngữ của Phật giáo. Tôn giáo Ấn Độ qua đó đã chứng tỏ quyền năng siêu nhiên của nó trong việc củng cố nhưng với ngôi nhà triều đại mới khác. Sự khôn ngoan của người Thổ Nhĩ Kỳ trong việc quyết định thực hành tôn giáo này bằng ngôn ngữ riêng của họ và trong chữ viết của người Sogdian đã tái củng cố  lần nữa  khi họ quản lý để không bị tiêu tan trong sự tập hợp của quân đội nhà Tùy xuyên qua miền bắc Hán Quốc.

Hơn một trăm năm sau, khi Tonyuquq thuyết phục triều đại Thứ Hai Eastern Turk từ  bỏ Phật giáo và trở lại với phong tục và sự thực tiễn của phái Tengrim và truyền thống Turkic Shaman, lý do chính là Phật giáo đã chứng tỏ tự thân yếu đuối bằng cách để cho nhà Đường Trung Quốc kết thúc triều đại Thứ Nhất Eastern Turk vào những năm 630s. Sự thành công trong việc cung cấp năng lượng siêu việt vì lợi ích quân sự và chính trị, theo đó dường như đã là tiêu chuẩn chính được sử dụng bởi người Thổ Nhĩ Kỳ và  người Mông Cổ và những người gốc Thổ Nhĩ Kỳ khác cho việc chọn lựa một tôn giáo.

No comments :

Post a Comment

BUDDHISM AND MAGAZINES/TODAY NEWS