Sunday, April 22, 2012

Sự Giao Thoa Lịch Sử giữa Văn Hóa Phật Giáo và Hồi Giáo trước Triều Đại Mongol

Alexander Berzin-Tịnh Quang chuyển ngữ

Phần II: Đầu Thời Đại Abbasid (750 - Giữa Thế Kỷ 9 CE)

11 Ý Đồ Chính Trị - Tôn Giáo của Tây Tạng vào Cuối Thế kỷ Thứ 8

Sự Quan Hệ của Tây Tạng với Trung Quốc

Tây Tạng và Trung Quốc lần đầu tiên đã thiết lập quan hệ ngoại giao năm 608 khi cha của vua Songtsen-gampo, Namri-lontsen (gNam-ri slon-mtshan) đã gửi đặc sứ đến cung điện Trung Quốc vào thời đại nhà Tùy. Kế tiếp, Songtsen-Gampo đã gửi một đặc sứ đến cung điện nhà Đường năm 634 và đã kết hôn với công chúa VănThành nhà Hán vào năm 641. Bốn năm sau, ông đã hạ lệnh làm một ngôi chùa Tây Tạng đầu tiên trên Wutaishan (Ngũ Đài Sơn. Tib. Ri-bo rtse-Lnga), ngọn núi thiêng của Phật giáo Trung Quốc nằm phía tây nam của Bắc Kinh. Kể từ đó, Tây Tạng đã gửi định kỳ thêm những công sứ đến cung điện Đường, mặc dù chiến tranh thường xuyên giữa hai quốc gia.

Một thế kỷ sau, hoàng đế Mey-agtsom đã quan tâm đặc biệt về Phật Giáo Trung Hoa, chắc chắn là do ảnh hưởng người vợ Phật tử của mình. Mặc dù tình trạng suy yếu của Phật giáo ở thời Đường sau các sự hạn chế áp đặt lên nó bởi vua Huyền Tông vào năm 740, Mey-agtsom đã gửi một đặc sứ đến đây vào năm 751 để tìm hiểu thêm về tôn giáo. Sự quan tâm đến Phật giáo mà người con trai trẻ của ông, hoàng đế sau này củaTây Tạng, Trisong detsen (Khri Srong-lde-btsan-Xích Tùng Đức Tán-742-798) cũng đã cho thấy mục đích đã thúc đẩy đại biểu công sứ của ông ta. Điều này được hướng dẫn bởi Ba Sangshi (sBa Sang-shi), con trai của một đặc sứ Tây Tạng trước kia với nhà Đường.

Năm 755, những vị công sứ đối lập thuộc chủ trương bài ngoại ám sát hoàng đế Mey-agtsom. Đây là cùng một phe mười sáu năm trước đó đã trục xuất người Hán Trung quốc và những nhà sư người Khotanese từ Tây Tạng mà hoàng hậu Tấn Thành dân tộc Hán đã mời đến. Vụ ám sát xảy ra trong cùng một năm với cuộc nổi loạn An Lộc Sơn, và như trước đó, các công sứ có thể đã lo ngại rằng khuynh hướng của hoàng đế đối với Phật giáo và nhà Đường sẽ mang lại tai họa cho Tây Tạng. Cũng có lẽ, sự lật đổ triều đại Umayyad Caliphate vào năm 750 và cuộc nổi loạn An Lộc Sơn đã khuyến khích bước đi táo bạo của họ. Gợi nhớ sự tấn công đàn áp Phật giáo nhà Hán được gây ra bởi An Lộc Sơn, các công sứ bài ngoại đã xúi giục đàn áp Phật giáo ở Tây Tạng kéo dài đến sáu năm.Tuy nhiên, mục tiêu của nó nhắm đến rất có thể là phe ủng hộ nhà Đường tại cung điện.

Mời Ngài Shantarakshita (Luận Sư Tịch Hộ) ĐếnTây Tạng

Đoàn đại biểu đếnTrung Quốc, dẫn đầu bởi Ba Sangshi, trở về Tây Tạng năm 756, mang theo những kinh văn Phật giáo với họ. Ba Sangshi tạm thời giấu các kinh văn này bởi vì bầu không khí chống Phật giáo đang xảy ra, nhưng ông ta đã khuyến khích Trisong detsen, vẫn còn là vị thành niên vào lúc đó, bằng định hướng của Phật giáo.

Năm 761, Trisong Detsen đến tuổi trưởng thành và khi lên ngôi, chính thức tuyên bố mình là một Phật tử. Sau đó ông ta đã gửi một phái đoàn đến đế chế Pala vừa mới thành lập (750 - cuối thế kỷ thứ mười hai) ở miền bắc Ấn Độ. Ông ta giao phó cho đặc sứ, đứng đầu là Selnang (gSal-snang), mời vị Hòa thượng Phật giáo Shantarakshita, Tu viện trưởng của Na Lan Đà, đến Tây Tạng lần đầu tiên.

Ngay sau khi vị viện trưởng của tu viện Ấn Độ đến, một dịch bệnh đậu mùa đã nổ ra ở Tây Tạng. Phe nhóm bài ngoại tại cung điện đã đổ lỗi cho nhà sư nước ngoài gây ra bệnh dịch và trục xuất ngài khỏi Tây Tạng, giống như họ đã làm với các nhà sư ngườiTrung Quốc và Khotanese tại Tây Tạng khi một đại dịch tương tự đã nổ ra vào năm 739.

Hoàng đế Trisong Detsen không bị cản trở ý định của mình để tăng cường vị trí của Phật giáo trong vương quốc của ông. Ông là một nhà lãnh đạo cực kỳ mạnh mẽ và nhiều hoài bão. Trong suốt triều đại của ông, Tây Tạng theo một chính sách bành trướng lấn lướt. Lợi dụng sự suy yếu của nhà Đường sau cuộc nổi loạn An Lộc Sơn, ông ta đã chiếm lại phần lớn những vùng Đông Bắc Tây Tạng mà nhà Đường Trung Quốc đã chiếm trước đây. Thậm chí ông ta đã kiểm soát thủ đô Trường An của nhà Đường trong một thời gian ngắn vào năm 763, sau năm cải sang Ma Ni giáo của người Duy Ngô Nhĩ quaghan, Bogu.


Tiếp đến, TrisongDetsen dời đến Gansu Corridor để ngăn chặn sự xuất nhập trực tiếp của nhà Đường với con đường Tơ Lụa, chi nhánh chính phía bắc nằm giữa tiền đồn nhà Đường ở Turfan và Kucha. Điều này đã buộc thương mại Trung Quốc phá vỡ lãnh thổ mà Tây Tạng đang kiểm soát bằng cách đi băng qua phía bắc thông qua các vùng đất của người Duy Ngô Nhĩ ở vùng Nội Mông. Người Tây Tạng sau đó bước vào một cuộc chiến tranh kéo dài ba chiều đối với người Duy Ngô Nhĩ và nhà Đường Trung Quốc để kiểm soát Turfan và Beshbaliq, nơi mà các chính quyền nhà Đường duy trì quyền hạn chỉ trên danh nghĩa. Sự thương mại của Trung Quốc chuyển hướng xuyên qua Nội Mông, có nhu cầu đi qua hai thành phố này để tiếp cận với con đường Tơ Lụa chính ở phía bắc.
Với sự tự tin và quyền lực được củng cố bởi chiến thắng quân sự của mình, Trisong Detsen một lần nữa phái Selnang đến Ấn Độ để tái mời thỉnh ngài Shantarakshita. Lúc này ngài viện trưởng của Ấn Độ mang theo ảnh Đức Liên Hoa Sanh (Guru Rinpoche), để chế ngự các lực lượng thần linh ở Tây Tạng làm hại đến sự thành lập Phật giáo.

Các tu viện đại học Phật giáo lớn tại Ấn Độ của Bihar, chẳng hạn như Na Lan Đà, cơ sở chính của Shantarakshita, đã được hưởng sự hỗ trợ nhà nước không ngừng trong nhiều thế kỷ, thậm chí qua những đổi thay của các triều đại chính trị. Hoàng đế Harsha (606-647) của triều đại Gupta trước đó đã cấp dưỡng một nghìn nhà sư Nalanda tại cung điện của mình và thậm chí đã chạm vào chân của nhà sư Huyền TrangTrung Quốc như là một cử chỉ của sự kính trọng.

Triều đại Pala lúc này đã bảo trợ Phật giáo thậm chí một mức độ còn lớn hơn. Hoàng đế đầu tiên của nó, Gopala (750-770) đã sáng lập các trường đại học tu viện Phật giáo Odantapuri, trong khi hoàng đế thứ hai của nó, Dharmapala (770-810), đã thành lập Vikramashila và Somapura. Mặc dù Dharmapala đã mở rộng đế chế của mình đến các biên giới của Gandhara ở phía tây và Bengal ở phía đông, ông ta đã không bao giờ gây liên lụy đến các tu viện Phật giáo trong những thăng trầm chính trị và quân sự của quốc gia; ông ta cũng không cố gắng để điều chỉnh chúng. Các tu viện của miền Bắc Ấn Độ được hưởng hoàn toàn sự tự do để theo

Năm 766, vua Trisong Detsen lấy cảm hứng từ mô hình của Hoàng đế Ấn Độ Gopala, đã hạ lệnh xây tu viện Samyay trên mẫu hình của Odantapuri. Nó là tu viện Phật giáo đầu tiên của đất nước dành cho việc sử dụng chủ yếu của người Tây Tạng. Trong quá trình xây dựng nó, bảy

người Tây Tạng bản xứ đầu tiên được thụ phong làm Tăng sĩ, và đến lúc hoàn thành vào năm 775, có hơn 300 người bản xứ đã tham gia hàng ngũ của họ. Trước đó, chỉ có những ngôi chùa Phật giáo ở Tây Tạng và một vài cơ sở tu viện nhỏ được xây dựng cho các nhà sư nước ngoài, chẳng hạn như người Khotanese và người Hán tị nạn năm 720.

Mặc dù các nhà sư Tây Tạng đã được thụ phong theo truyền thống Ấn Độ, vua Trisong Detsen theo đuổi một chính sách tổng hợp văn hóa. Tuy nhiên, một phần động cơ của ông ta đối với chính sách này có thể đã là sự thiết thực chính trị. Ông ta cần cân bằng nhu cầu từ ba thế lực cạnh tranh trong cung điện của mình -Tây Tạng bản xứ, ủng hộ Ấn Độ, và ủng hộ Trung Quốc. Vì vậy, ông ta đã có ngôi chùa chính ở Samyay được xây dựng trong ba tầng, mỗi tầng có phong cách kiến trúc văn hóa Tây Tạng, bắc Ấn Độ, và các nền văn hóa Hán. Điều này đã nhắc nhở người sáng lập triều đại của ông ta, Songtsen-Gampo đã giữ thế cân bằng tương tự bằng cách kết hôn với công chúa vì những mục đích chính trị từ Zhang-zhung, Nepal, và nhà Đường Trung Quốc.
Liên Hệ Văn Hóa với Trung Quốc

Mặc dù vua Trisong Detsen chiến đấu chống lại Trung Quốc để giành quyền kiểm soát ở cuối phía tây của con đường Tơ Lụa, ông dường như thiếu sự thiên vị văn hóa để chống lại Trung Quốc, đặc biệt là liên quan đến Phật giáo. Động cơ quân sự của ông chủ yếu là chính trị và kinh tế.

Sau khi cuộc nổi loạn An Lộc Sơn đã được dập tắt và quyền cai trị của triều đình đã phục hồi, các hoàng đế nhà Đường tiếp theo không chỉ dỡ bỏ những hạn chế đánh vào Phật Giáo bởi hoàng đế Huyền Tông, nhưng cũng bảo trợ các tôn giáo. Tuy nhiên, không giống như trường hợp ở Pala Ấn Độ, Phật tử Hán tiếp tục hỗ trợ nhà nước hơn nữa. Điều này không biết bắt nguồn từ sáng kiến riêng của Phật tử hay từ chính sách nhà nước nhằm khai thác tính quần chúng của Phật giáo để tăng cường hỗ trợ cho sự cai trị của nó. Vế thứ hai này xem ra có thể đúng hơn, đưa ra những tiền lệ của người sáng lập triều đại nhà tùy với việc tuyên bố mình là một hoàng đế Chakravartin (Vua Phật giáo), và nữ hoàng Võ Tắc Thiên nhà Đường tuyên bố chính mình là Đức Phật Di Lặc.

Năm 766, Hoàng đế Thái Tông (r. 763-780) thành lập một tu viện mới trên Ngũ Đài Sơn có tên là “Kim Các Tự” mục đích Hộ vệ chống lại các thế lực Ma quỷ và Bảo vệ Quốc gia. Và một bộ kinh mới của Phật giáo Trung Quốc xuất hiện, The Sutra of the Bodhisattva King Who Defends the Nation (Kinh Bồ Tát Vương Hộ Quốc). Hoàng đế nhà Đường chống lại Ma Ni giáo vào năm 768 và năm 771, để bảo vệ sự "tinh khiết" của Phật giáo vì tôn giáo này mang nhãn hiệu giả Phật giáo.
Những sự phát triển theo mô hình của Phật giáo bắc Trung Quốc trong gian đoạn Sáu triều đại (280-589). Vào thời điểm đó, các nhà cai trị phi-Hán ở miền bắc Trung Quốc kiểm soát gắt gao các tu viện Phật giáo và đã tài trợ những tu viện này để thực hiện các nghi lễ cho sự thành công quân sự của họ. Các tăng sĩ tiếp tục yêu cầu sự bảo vệ của hoàng gia để tồn tại trong thời gian nguy hiểm, và họ đã buộc phải thừa nhận các nhà lãnh đạo như những vị Phật, phục vụ chính phủ của họ và làm ảnh hưởng đến sự tinh khiết của giáo lý Phật giáo để thừa nhận ngay cả những chính sách khắc nghiệt nhất của họ.

Hoàng đế Trisong Detsen đã quan tâm tìm hiểu thêm về những sự phát triển trong giai đoạn này ở Trung Quốc, với sự phù hợp chính sách của ông theo đuổi xu hướng văn hóa tổng hợp của Tây Tạng, Ấn Độ, và nhà Đường Trung Quốc. Như vậy, vào cuối những năm 760s, ông không chỉ gửi Ba Sangshi đi sứ, mà còn Selnang là một đặc sứ thứ hai đến Trung Quốc. Vào ngày họ trở về, hoàng đế đã xây dựng ngôi chùa Phật Giáo Lhakang (Nang Lha-khang) tại Dragmar (Brag-dmar). Vị trí này gần cung điện triều đình, và gần với tu viện Samyay đang được xây dựng. Ngôi chùa này được mô phỏng theo chùa Kim Các Tự-Bảo vệ chống lại các thế lực ma quỷ và Hộ trì Quốc gia. Hàm ý rằng Phật giáo sẽ có một vị trí thứ hai đối với nhà nước, như ở Trung Quốc, và có nghĩa vụ để phục vụ lợi ích của quyền lực triều đình Tây Tạng mãi mãi phát triển.

Việc Hoàn Thành Tu Viện Samyay

Samyay được hoàn thành vào năm 775 và Hoàng đế đã bổ nhiệm ngài Shantarakshita là trụ trì đầu tiên của nó. Tuy nhiên, Padmasambhava đã bỏ quên nó trong thời gian ngắn trước khi nó được hoàn thành. Ông ta cảm thấy những người Tây Tạng chưa hiểu rõ giáo lý sâu sắc của Phật giáo, đặc biệt là liên quan đến học thuyết Dzogchen (rdzogs-chen, Đại Viên Mãn). Vì vậy, ông đã dấu những kinh văn về đề tài này trong các bức tường và trụ cột của tu viện, về sau chúng được phục hồi khi thời gian đã tốt hơn.

Các bậc thầy của cả bắc Ấn và Trung Quốc đã được mời đến Samyay trong thời gian này để giúp phiên dịch và giảng dạy kinh điển Phật giáo. Tuy nhiên, ban đầu tu viện Samyay không dành riêng cho Phật giáo. Hoạt động của nó bao gồm các nền văn hóa. Các nhà truyền giáo bản địa pan-Tây Tạng cũng đã có mặt, để dịch các tài liệu từ ngôn ngữ Zhang-zhung thành Tây Tạng. Cũng trong phạm vi này, Samyay đã phản ánh chính sách quyền uy của sự tổng hợp văn hóa.

Năm 779, Hoàng đế tuyên bố Phật giáo thành quốc giáo của Tây Tạng. Ông ta đã giảm thuế cho một số gia đình giàu và giao cho họ thay thế sự hỗ trợ tài chính của cộng đồng tu viện đang phát triển nhanh chóng. Hai trăm gia đình là cung cấp các nguồn lực để cúng dường những ngôi chùa chính ở Lhasa, và ba gia đình là cung cấp các thực phẩm hỗ trợ cho mỗi tu sĩ.

Hoàng đế Trisong Detsen có lẽ có cảm hứng để tạo ra sự thay đổi này bằng kiểu mẫu của vua Shivadeva II (704-750) của triều đại Nepali Licchavi. Năm 749, vị vua Nepali này mặc dù không tuyên bố Phật giáo là quốc giáo, ông ta đã giao toàn bộ trách nhiệm cho một ngôi làng để hỗ trợ tu viện riêng của mình là Shivadeva Vihara. Mặc dù vua Maitraka và vua Rashtrakuta của Saurashtra có một chính sách hộ trì tương tự dành cho các tu viện của Valabhi, điều này không chắc rằng vua Trisong Detsen nhận thức được tiền lệ này.

Hòa Bình với Trung Quốc và Thành Lập Hội Đồng Tôn Giáo Tây Tạng

Hoàng đế Tây Tạng vẫn theo đuổi xu hướng tổng hợp văn hóa, năm 781, yêu cầu hoàng đế mới của nhà Đường, Dezong (Đức Tông, ruled. 780-805) gửi hai nhà sư hằng năm từ Trung Quốc đến Samyay để hướng dẫn người Tây Tạng. Hai năm sau, năm 783, nhà Đường và Tây Tạng, sau nhiều thập niên chiến tranh ở Turfan và Beshbaliq, đã ký một hiệp ước hòa bình, để lại các lực lượng đường triều kiểm soát hai thành phố ở Đông Turkistani.
Ngài Shantarakshita, vị trụ trì Samyay của Ấn Độ đã mất ngay sau đó, cũng trong năm 783. Trước khi viên tịch, ngài cảnh báo vua Trisong Detsen rằng, trong tương lai, Phật giáo Tây Tạng sẽ suy yếu bởi vì ảnh hưởng Trung Quốc.Ngài khuyên các Hoàng đế mời những đệ tử của mình từ Ấn Độ, như ngài Kamalashila, nhằm giải quyết vấn đề vào thời điểm đó.
Hoàng đế Trisong Detsen bổ nhiệm ngài Selnang kế thừa viện chủ Samyay của Tây Tạng khi ngài Shantarakshita viên tịch. Trong cùng một năm, 783, Hoàng đế đã thành lập một Hội đồng Tôn giáo được lãnh đạo bởi vị viện trưởng Samyay để quyết định tất cả các vấn đề tôn giáo. Đây là sự khởi đầu của hình thức chính phủ Tây Tạng mà kết quả gồm có cả cư sĩ và và các chức sắc Phật giáo. Hiểu biết sự tiến hóa của nó trong bối cảnh chính trị của giai đoạn có thể giúp chúng ta hiểu lý do tại sao Hồi giáo không lây lan sang Tây Tạng hay các quốc gia chư hầu của nó sau khi dâng nộp Shah Kabul và nhà chỉ huy quân sự Tây Tạng với đế chế Abbasids ba thập kỷ sau đó.
Phân Tích Chính Sách của Hội Đồng Tôn Giáo Tây Tạng

Có ba thế lực chính tại triều đình Tây Tạng vào thời điểm này-- ủng hộ Ấn Độ, ủng hộ nhà Đường, và bài ngoại--mỗi bên có những đảng phái đặc biệt ủng hộ. Ngài Selnang là một thành viên của nhóm lãnh đạo phe ủng hộ Ấn Độ. Đứng đầu cơ quan đại diện hoàng triều Pala Ấn Độ và cả nhà đường Trung Quốc, ngài biết làm thế nào thuận lợi tình thế của Phật giáo trước sau. Tại Pala Ấn Độ, các tu viện nhận được sự tài trợ nhà nước và được hưởng quyền tự trị toàn bộ mà không có bất kỳ nghĩa vụ nào đối với nhà nước. Không tham gia vào những công việc khác. Hơn nữa, kể từ chuyến thăm của ngài Selnang, các hoàng đế Pala đã gửi triều cống cho triều đình Tây Tạng, dù sự thể hiện này có thể đã là sự uyển chuyển cho việc gửi các đại biểu thương mại. Tuy nhiên, hy vọng có thể ở đây là triều đình Pala cũng sẽ hỗ trợ các tổ chức Phật giáo ở Tây Tạng. Mặt khác, tại Trung Quốc, các tu viện Phật giáo được triều đình hỗ trợ chỉ ở trong chừng mực kiểm soát của chính phủ.

Phật giáo đã thường xuyên được hưởng sự bảo trợ và kiểm soát của chính phủ tại Trung Quốc, đặc biệt là ở phía bắc. Tuy nhiên, kể từ khi nhà cầm quyền thường xuyên bị thách ngại và lật đổ, tôn giáo luôn ở trên vị trí không ổn định. Ví dụ, triều đại Toba Bắc Ngụy (386-535) đã có một văn phòng chính phủ để quản lý các tu viện Phật giáo trong lãnh thổ, với một nhà sư lãnh đạo được lựa chọn bởi hoàng đế. Văn phòng này có quyền lực để trục xuất các nhà sư tham nhũng ra khỏi tu viện, đó là những người khoe khoang môn đồ của tu viện và lạm dụng vị trí của họ. Thường thì văn phòng thực hiện chức năng quản lý theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, khi chính phủ dưới sự kiểm soát của các bộ trưởng đầy lòng ghen tị về việc sủng ái của triều đình dành cho Phật giáo, văn phòng này đã bị giải thể và sự khủng bố tôn giáo đã được thực thi đối với các Phật tử, ví dụ như vào năm 446.

Trong sự thành lập một Hội đồng Tôn giáo, vua Trisong Detsen có lẽ đã theo mô hình người Hán, nhưng ông pha trộn một số yếu tố Ấn Độ và Tây Tạng với nó. Phù hợp với tiền lệ của người Ấn Độ-Nepal, nhà nước hỗ trợ các tu viện bằng cách miễn thuế cho một số gia đình và thay vào đó giao phó cho họ cung cấp lương thực cho các tu viện và các tu sĩ. Như tại Trung Quốc, các tu viện tiếp tục thực hiện nghi lễ vì phúc lợi của quốc gia. Điều này đã phù hợp với phong tục Tây Tạng vốn có các tu sĩ từ lâu trong truyền thống tiền thân Phật giáo bản địa của Tây Tạng với việc phục vụ triều đình, thực hiện nghi lễ. Với mô hình của người Hán, văn phòng điều chỉnh các vấn đề nội bộ Phật giáo, nhưng, với mô hình Ấn Độ, nó được hưởng quyền tự chủ từ quy định của chính phủ.
Ngài Selnang, như là một thành viên của đảng chính ủng hộ Ấn Độ tại cung điện Tây Tạng và là người đứng đầu của Hội đồng Tôn giáo, điều này đã thuận lợi hơn cho mối quan hệ gần gũi với Ấn Độ một cách tự nhiên và ít lệ thuộc hơn với Đường Quốc. Hơn nữa, ngài đặc biệt quan tâm đến việc tránh xa sự kiểm soát theo cách của chính phủ Trung Quốc hay sự đàn áp Phật giáo. Tuy nhiên, vua Trisong Detsen lại lòn cúi Trung Quốc trên mặt trận chính trị. Điều này đã tăng cường bàn tay của phe ủng hộ Trung Quốc tại cung điện Tây Tạng. Tình hình đã chín muồi cho phe này để đẩy Hoàng đế thực hiện chính sách theo kiểu Trung Quốc bằng cách chính phủ kiểm soát các tu viện. Nó cũng chín muồi cho phe bài ngoại tại cung điện để phản ứng chống lại sự liên hệ mạnh mẽ với nhà Đường được coi là giả trá và đổi mới để làm sạch chính nó đối với sự tác động của nước ngoài, bao gồm cả Phật giáo.

Ngài Selnang và Hội đồng Tôn giáo đã đòi hỏi hành động một cách nhanh chóng và dứt khoát. Các giải pháp được tăng cường vị thế của Hội đồng để không chỉ có thể là tự trị, nó cũng sẽ có một ảnh hưởng mạnh mẽ đối với chính phủ riêng của chính nó. Như vậy, ngài Selnang thuyết phục vua Trisong Detsen cho phép các thành viên của Hội đồng tôn giáo tham dự tất cả các cuộc họp bộ trưởng và có quyền bác bỏ những bộ trưởng của mình. Dưới sự hướng dẫn ban đầu của Hòa Thượng Tây Tạng, Hội đồng Tôn giáo nhanh chóng trở nên mạnh mẽ hơn Hội đồng Bộ trưởng của Hoàng đế.

Sự Thanh Trừng đối với Những Kẻ Bài Ngoại
Vào năm 784, bằng một động thái đầu tiên, Hội đồng Tôn giáo đã mở một cuộc thanh trừng đối với những kẻ bài ngoại, đưa những nhà lãnh đạo của phe bảo thủ này đến một nơi lưu đày tại Gilgit và Nanzhao, ngày nay là vùng Tây Bắc tỉnh Vân Nam thuộc Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc. Kể từ khi phe này đã ám sát cha của Hoàng đế 29 năm trước đó và đã xúi giục một cuộc đàn áp Phật giáo kéo dài sáu năm, rõ ràng họ đã đặt ra mối đe dọa lớn nhất.
Biên niên sử Phật Giáo Tây Tạng thế kỷ thứ mười hai mô tả các sự kiện như là sự trấn áp đối với các tu sĩ Bon, những người đã chống đối Phật giáo. Mặc dù sự hiện diện sau này của những người ủng hộ tổ chức Bon tại Gilgit và Nanzhao chứng tỏ rằng nhiều người bị lưu đày theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng trước kia, sự thanh lọc mang bản chất yếu tố chính trị. Nó không dựa trên sự khác biệt về giáo lý tôn giáo. Trước giai đoạn cuối của thế kỷ thứ mười một, kết quả cho thấy Bon không phải là một tổ chức tôn giáo và phe Bon chỉ đơn giản được gọi là phe đối lập này, phe bài ngoại tại triều đình.

Các bậc thầy của Phật giáo và truyền thống bản địa Tây Tạng đã tiếp tục làm việc bằng sự phiên dịch kinh văn tương ứng của họ tại Samyay. Tuy nhiên, vì tình hình chính trị là cực kỳ không ổn định vào thời điểm này, Drenpa-namka (Dran-pa nam-mkha'), nhà lãnh đạo tinh thần của hệ thống bản địa tại Samyay đã giấu các bản sao của hầu hết các kinh văn truyền thống của mình để giữ cho an toàn ở các lỗ trống bên trong các bức tường tu viện. Nó là sự hỗ trợ cho việc ghi chép tài liệu trấn áp phái Bon Tây Tạng, tài liệu này nói rằng ông giả vờ chấp nhận tình trạng Phật giáo lúc bấy giờ để được duy trì tại Samyay và bảo vệ các văn bản.
Lịch sử phái BonTây Tạng và Phật giáo thường diễn tả các biến cố trong ánh sáng của những nghị sự chính trị của họ. Tuy nhiên, Không có tài liệu Tây Tạng nào nói rằng Drenpa-namka hoặc bất kỳ các bạn đồng tu của truyền thống bản địa của ông ta bị buộc phải từ bỏ phong tục và tín ngưỡng của mình để cải sang Phật giáo. Đúng hơn thì truyền thống bản địaTây Tạng và Phật giáo đã được trộn lẫn với nhau tối thiểu từ thời gian của Hoàng đế Songtsen-Gampo. Vị hoàng đế Tây Tạng đầu tiên đã ra lệnh cho các nghi lễ của cả hai truyền thống được thực hiện chức năng, và Drenpa-namka chỉ đơn giản đã tiếp tục và thậm chí có thể đẩy mạnh xu hướng này. Sự ảnh hưởng lẫn nhau của từng hệ thống tôn giáo ở trong mọi tình huống đã xảy ra và phát triển một cách tự nhiên do sự hiện diện của các bậc thầy tâm linh của cả hai tại Samyay.
Nếu không phải tất cả các phe nhóm chính trị bài ngoại đã bị trừng thanh từ triều đình có thể hầu hết đã theo truyền thống Tây Tạng bản địa. Tuy nhiên, điều đó không có ý nghĩa cần thiết, tất cả các hành giả của các nghi lễ đó hoặc tất cả các yếu tố của hệ thống của nó bị trục xuất từ ​​Tây Tạng, bằng lịch sử tôn giáo sẽ cho chúng ta hiểu được. Năm 821, một hiệp ước hòa bình thứ hai với nhà Đường Trung Quốc đã được ký kết với các nghi thức đầy đủ từ truyền thống bản địa, bao gồm cả sự cúng tế động vật. Những người sáng lập của tổ chức tôn giáo Bon và những vị thầy trung dung Bon/Phật giáo vào đầu thế kỷ thứ mười một phát hiện các văn bản được dấu bởi Drenpa-namka. Hai sự kiện rõ ràng cho thấy rằng Hội đồng Tôn giáo Tây Tạng đã không thực hiện một chính sách ép buộc cải sang Phật giáo. Họ cũng chỉ ra rằng tín ngưỡng bản địa tiếp tục được dung nạp tại xứ sở Tây Tạng ngay cả sau những cuộc thanh trừng của năm 784.

Nếu đây là trường hợp với tín ngưỡng bản địa Tây Tạng và đối với người Tây Tạng bản xứ, chúng ta có thể kết luận một cách an toàn rằng Hội đồng đã không gây áp lực với chính phủ Tây Tạng trong những thập kỷ sau để hỗ trợ cuộc nổi loạn tại Sogdia nhằm đàn áp tôn giáo nước ngoài, cụ thể là Hồi giáo, hoặc cải những người phi-Tây Tạng sang Phật giáo.

Sự Trung Hòa của Phe Ủng Hộ Nhà Đường

Sau cuộc thanh trừng vào năm 784, chính phủ Tây Tạng còn lại với hai phe phái đối lập. Một số bộ trưởng có nguồn gốc từ thị tộc quyền uy từ vùng đông bắc Tây Tạng ủng hộ Trung Quốc và phe Thái hậu Dowager Trima Lo đã có mặt. Phe khác, thuộc về ngài Selnang, đến từ một đảng đối thủ từ trung tâm Tây Tạng vốn không tin tưởng triều đình nhà Đường, khuyến khích những cuộc chiến chống lại nó, và tìm cách liên kết chặt chẽ hơn với Pala Ấn Độ và Hội đồng Tôn giáo quyền uy.
Năm 786, ba năm hòa bình với nhà Đường Trung Quốc đã kết thúc. Người Duy Ngô Nhĩ đã hỗ trợ cuộc nổi loạn Jucu (783-784) chống lại nhà cầm quyền Trung Quốc, và người Tây Tạng đã giúp các lực lượng Đường đánh bại họ. Triều Đường đã hứa sẽ giao Turfan và Beshbaliq cho những người Tây Tạng như một phần thưởng vì sự giúp đỡ của họ, nhưng khi hoàng đế Đường bỏ qua thỏa thuận của họ, những người Tây Tạng buộc phải tấn công.
Qua năm năm kế tiếp, lực lượng Tây Tạng chiếm Dunhuang (Đôn Hoàng) từ nhà Đường Trung Quốc, loại bỏ các lực lượng nhà Đường từ sự cạnh tranh với người Duy Ngô Nhĩ đối với Turfan và Beshbaliq, và khẳng định lại sự kiểm soát mạnh mẽ của nó trên các tiểu bang thuộc phía nam Tarim Basi, đặc biệt là Khotan. Người Duy Ngô Nhĩ đã lợi dụng tình hình và đẩy chư hầu trên danh nghĩa của họ, bộ tộc Qarluqs, ra ​​khỏi Dzungaria và các vùng của miền Bắc của west Turkistan, và cũng chiếm Kucha từ Trung Quốc. Tuy các lực lượng nhà Đường tiếp tục thách thức, người Tây Tạng vẫn kiểm soát vùng Gansu Corridor (Hà Tây Tẩu Lang).
Tại thời điểm quan hệ Sino-Tây Tạng, hoàng đế Tây Tạng Trisong Detsen đã triệu tập cuộc tranh luận nổi tiếng tại Samyay (792 -794), đại diện của Phật giáo bắc Ấn Độ đã đánh bại các tu sĩ Phật giáo Trung Quốc. Điều này đã quyết định một lần và cho tất cả mô thức chính của Phật giáo được thực hành ở Tây Tạng là bắc Ấn Độ, không phải là Hán quốc. Một cuộc tranh luận tương tự và kết quả đã xảy ra với sự tôn trọng đối với hệ thống y thuật cũng được thông qua như thế. Tuy nhiên, sự phát triển này thì chỉ là một thắng lợi thuộc về quan điểm chính trị của phe chống nhà Đường Trung Quốc dù nó là nguyên lý triết học Phật giáo Ấn Độ và sự thực hành y học. Hội đồng Tôn giáo không ngần ngại ủng hộ đảng phái Ấn Độ hơn là ủng hộ Trung Quốc. Hơn nữa, thực tế ngài Selnang là thông dịch viên cho nhiều cuộc tranh luận cho thấy cơ hội mà ngài đã cần tạo nên tác động kết quả.
Tóm Tắt Chính Sách Tây Tạng tại Sogdia
Hoàng đế Trisong Detsen nghỉ hưu năm 797 và mất vào năm sau đó. Người con trai kế vị của ông ta là Muney-tsenpo (Mu-ne btsan-po) (r. 797-800). Tiếp đến, người con trai thứ hai nối ngôi của vị vua này là Tri Desongtsen (Khri lDe-srong-btsan) (r. 800-815), còn được gọi là Saynaleg (Sad-na-legs). Trong suốt triều đại vị vua sau này, Caliph al-Ma'mun đã hoàn toàn có lý với việc nhìn thấy Tây Tạng là một quốc gia mạnh mẽ đang trong tư thế đe dọa, đặc biệt là khi Tây Tạng và các đồng minh của nó đang đe dọa Sogdia và ủng hộ cuộc nổi dậy. Tuy nhiên, sự phân tích của ông ta về động cơ của Tây Tạng và sự tuyên bố sau đó của ông ta về cuộc xung đột như là một cuộc thánh chiến thì không chính xác.

Khi tái lập duy trì Đông Turkistan của nó, Tây Tạng tất nhiên đang mong muốn mở rộng lãnh thổ của mình đến Tây Turkistan và do đó chắc chắn cố gắng để gây mất ổn định sự cai trị của kẻ thù của nó. Tuy nhiên, Tây Tạng là không có ý phá hoại tôn giáo của kẻ thù. Các nhà sư của Hội đồng Tôn giáo đã bị quấy nhiễu với việc đạt được quyền lực nội bộ không bị kháng cự bên trong Tây Tạng để bảo đảm sự phát triển của Phật giáo trong nước. Khi nó đã thoát khỏi chính phủ của những phe phái có thể phản đối hoặc cố gắng để kiểm soát nó, các hoạt động chính của nó là đang biên soạn một từ điển để tiêu chuẩn hóa các bản dịch từ tiếng Phạn sang tiếng Tây Tạng và sắp đặt các kinh văn để dịch hầu mong Phật giáo sẽ được nhận hiểu tốt nhất và vẫn duy trì được sự trong sáng. Nó không quan tâm đến các tôn giáo khác hoặc sự truyền bá Phật giáo, hoặc bên trong hoặc bên ngoài Tây Tạng.
Hơn nữa, trong việc hỗ trợ tín hữu Sogdian của giáo phái Musalemiyya Islam và Manichaean Shia trong cuộc nổi loạn chống Abbasid của họ, Tây Tạng không biểu lộ tất cả sự thiên vị của nó đối với các giáo phái tôn giáo của họ. Những sắc lệnh của hoàng đế Trisong Detsen đã liên quan đến sự lựa chọn Phật giáo Ấn Độ như là chỗ dựa chính cho Tây Tạng, điều này cũng rõ ràng từ chối Ma Ni giáo. Họ lặp lại sự phê phán đối của vua Đường Huyền Tông Trung Quốc rằng Ma Ni giáo là một giả hiệu của Phật giáo và được dựa trên sự dối trá.

Một trong những lý do chính các đế chế Abbasids đã có thể đánh bại chư hầu Tây Tạng-bộ tộc Shah tại Kabul vào năm 815 và đã tạo cuộc xâm nhập sâu hơn vào quyền kiểm soát của Tây Tạng trong những năm sau rõ ràng là bởi cái chết của vua Tri Desongtsen vào năm đó. Người con trai của ông ta, hoàng đế mới của Tây Tạng là Tri Relpachen (Khri Ral-pa-can, r 815 - 836), lên ngôi khi còn bé và Tây Tạng không có sự lãnh đạo mạnh mẽ vào thời điểm này. Tuy nhiên, ngay sau đó, khi vua Tri Relpachen trưởng thành, ông đã trở thành cực kỳ hùng mạnh và đã củng cố vị trí của Phật giáo hơn nữa.

Lực lượng Abbasids rút khỏi Kabul và Gilgit năm 819, với sự thành lập của nhà nước Tahirid. Năm 821, Tây Tạng đã ký một hiệp ước hòa bình thứ hai với nhà Đường Trung Quốc và trong năm kế tiếp họ đã làm một thỏa thuận tương tự với người Duy Ngô Nhĩ. Người Tây Tạng đã kiểm soát Gansu Corridor và Dunhoang, cũng như Turfan và Beshbaliq. Hai thành phố này về sau đã thay đổi quyền kiểm soát nhiều lần giữa người Tây Tạng và người Duy Ngô Nhĩ trong ba thập niên trước đó.

Được thúc đẩy mạnh mẽ bởi chiến thắng của mình, Hoàng đế Tri Relpachen đã xây dựng nhiều ngôi chùa Phật giáo mới vào dịp lễ kỷ niệm hòa bình và dời thủ đô từ Yarlung Valley Đến Lhasa, vùng thiêng liêng chính của Phật giáo chính Tây Tạng. Theo Đạo sử Tây Tạng, vua Tri Relpachen cũng thành lập một Văn phòng dịch thuật để biên dịch một quyển từ điển tiếng Sanskrit-Tibetan và tiêu chuẩn hóa các thuật ngữ và phương cách chuyển dịch kinh sách Phật giáo. Thực tế, các dự án này được bắt đầu bởi người cha của ông ta, Tri Desongtsen. Tuy nhiên, Lịch sử Phât giáo đã chứng minh sự đồng nhất hóa của Songtsen-Gampo, Trisong Detsen và Tri Relpachan là ba hoàng đế hộ pháp chính của Phật giáo vào thời điểm đó, và do đó họ đã là hiện thân của chư Bồ tát Quán Thế Âm, Văn Thù Sư Lợi, và Kim Cương Thủ . Điều lặp lại lịch sử này được cho là ba vị Bồ tát tiêu biểu như chư Phật bảo trợ của Tây Tạng, Trung Quốc, Mãn Châu, và Mông Cổ, một cách tương ứng, vị sáng lập Gelug, ngài Tsongkhapa (Tô Khách Ba,Tsong-kha-pa, 1357 - 1419) được coi là hiện thân của tất cả ba vị Bồ tát này.

Tuy nhiên, giống như hình ảnh hung dữ của ngài Kim Cương Thủ, Hoàng đế Tri Relpachen đã có một chút cuồng nhiệt với lòng nhiệt thành tôn giáo của mình. Ông không chỉ tăng số lượng các gia đình được giao để hỗ trợ cho mỗi tu sĩ từ ba đến bảy người, đặt sự căng thẳng nghiêm trọng đến nền kinh tế nhà nước, và ra sắc lệnh rằng bất cứ ai chỉ một ngón tay nhạo báng một tu sĩ sẽ phải cắt bỏ. Với Phật giáo ở một vị trí mạnh mẽ như thế, và sự chú ý của đế chế Hồi giáo Abbasids đã phải chuyển hướng đến những nơi khác, việc cải sang Hồi giáo đối với bộ tộc Shah của Kabul ít có tác động lâu dài về sự truyền đạo của Hồi giáo tại Tây Tạng hay các quốc gia chư hầu của nó ở Kabul hoặc Gilgit.

No comments :

Post a Comment

BUDDHISM AND MAGAZINES/TODAY NEWS