Alexander Berzin-Tịnh Quang dịch
Phần II: Đầu Thời Đại Abbasid (750 - Giữa Thế Kỷ 9
CE)
9 Sự Chuyển Đổi Tôn Giáo của Người Duy Ngô Nhĩ (Uighurs)
Người Duy Ngô Nhĩ đã sử dụng cùng một tiêu chuẩn để thích
nghi với những tôn giáo nước ngoài như Đông Thổ Nhĩ Kỳ đã làm. Lần đầu tiên họ chọn Phật giáo là quốc giáo
của họ khi
các lực lượng của nhà Tùy Trung Quốc đã
giúp họ chinh phục Turfan vào năm 605. Hiển nhiên họ đã gây được ấn tượng như
người Eastern Turks bởi sự thành công quân sự của nhà Tùy trong việc thống nhất người Hán dưới sự bảo vệ tinh thần của Phật giáo. Khi vị vua sáng lập nhà Tùy gọi mình
là Hoàng Đế Phật Giáo Thế Giới (Skt. Chakravartin), cả hai nhà lãnh đạo người Duy Ngô Nhĩ và Đông Thổ Nhĩ Kỳ tự gọi mình là "Hoàng Tử Bồ Tát". Tuy nhiên, cũng như người ĐôngThổ Nhĩ Kỳ, người Duy Ngô Nhĩ chủ yếu tiếp nhận một
kiểu Phật giáo của Trung Á, không
phải của Trung Quốc để thoát khỏi sự đồng hóa vào nền văn hóa HánTrung. Cơ bản họ theo hình thức Phật giáo Tocharian / Khotanese
được tìm thấy
ở Turfan, pha
trộn nó với những yếu tố truyền thống Thổ Nhĩ Kỳ và bắc Trung Quốc, như Đông Thổ Nhĩ Kỳ đã làm.
Những Nghi Ngờ về Phật Giáo trong
Diện Mạo Phát Triển của Triều Đường và Tây Tạng
Triều đại nhà Đường (618-906) thay thế nhà Tùy cai trị chỉ có 29 năm. Mặc dù những hoàng đế nhà Đường sớm phục hồi hệ thống thi cử của Nho học cho sự phục vụ chính
phủ và ưu đãi Khổng giáo, họ cũng ủng Phật giáo như thế. Trong thực tế, thời kỳ nhà Tùy và đầu nhà Đường là điểm cao cho sự phát triển và truyền bá của hầu hết các giáo phái Phật giáo Trung
Quốc. Mặc dù người Eastern Turks đã xem Phật giáo
như là nguyên nhân gây ra sự mất mát đối với triều đại đầu tiên của họ, người Duy Ngô Nhĩ lúc này rõ ràng đã không
nhìn thấy sự đầu hàng của nhà Tùy đối với nhà Đường trong năm 618 hoặc sự thất bạn của Turfan đối với lực lượg nhà Đường, cũng trong những năm 630s , như là một sai lầm của Phật giáo. Họ vẫn duy trì sự liên minh trung thành với nhà Đường và tiếp tục với Phật giáo.
Kể từ thời chiếm ngôi của triều đại nhà Đường bởi hoàng hậu Võ Tắc Thiên giữa năm 684 và 705,
quyền lực quân sự nhà Đường mặc dù rất thành công theo
nhiều cách, nó đã bị đục khoét liên tục bởi sự bất lực của Huyền Tông để xây dựng dự thảo Tăng sĩ vào quân dịch hoặc lấy thuế các tu viện để giúp đỡ
tài chính chiến dịch của mình. Năm 740,
Hoàng đế đã hạn
chế số lượng tu
sĩ người Hán, trục xuất tất cả các tu sĩ nước ngoài
đến từ Đường Quốc, và thu hồi tình trạng
miễn thuế từ
các tu viện. Có lẽ vì những bước này, quân đội nhà Đường đã bị đánh bại trên sông Talas River tại west Turkistan vào
năm 751, và đến năm 755, Huyền Tông đã bị hạ bệ bởi cuộc nổi
loạn An Lộc Sơn.
Nhà
cai trị người Duy Ngô Nhĩ, Bogu Qaghan, trong sự lật đổ đế chế của Eastern
Turks vào năm 744, đã kế thừa vai trò của người bảo vệ của ngọn núi linh thiêng
của người Thổ Nhĩ Kỳ, Otukan. Do đó, tình hình của ông ta là hoàn toàn khác biệt
từ các nhà lãnh đạo người Duy Ngô Nhĩ trước đó. Về mặt trách nhiệm đạo đức đối
với tất cả các bộ lạc gốc Thổ Nhĩ Kỳ, Qaghan chắc chắn biết được sự phê bình của
Tonyuquq về Phật giáo như việc dẫn đến một sự tổn thất không thể tránh khỏi của
các giá trị cụ thể của pan-Turk. Sự phê phán Phật giáo này đã được chứng minh bằng
những thất bại nhục nhã gấp đôi của Huyền Tông ở Tây Turkistan và tại thủ đô của
ông, Trường An. Từ quan điểm Thổ Nhĩ Kỳ, Hoàng đế Đường rõ ràng đã không tiến
xa hơn trong việc loại bỏ nguồn gốc Phật giáo bởi sự yếu kém quân sự của mình.
Ngoài
ra, một vài tháng trước cuộc nổi loạn An Lộc Sơn, hoàng đế Tây Tạng, Mey-agtsom
đã bị ám sát vì khuynh hướng ủng hộ Phật giáo của ông ta. Tây Tạng, quyền lực chủ
chốt khác trong khu vực, lúc này đã ở giữa giai đoạn của sự đàn áp Phật giáo.
Vì vậy, trong việc lựa chọn một tôn giáo để thống nhất dân tộc của mình, Bogu
Qaghan đã không thể theo Phật giáo và có bất kỳ sự tin cậy nào như lãnh đạo của
tất cả các người Thổ Nhĩ Kỳ. Mặt khác, ông đã bị cản trở từ việc lựa chọn sự
pha trộn của giáo phái Tengrism và Shamanism, vì đó là tín ngưỡng của người ĐôngThổ
Nhĩ Kỳ mà ông đã đánh bại để đạt được vị trí của mình. Tôn giáo truyền thống rõ
ràng đã không có sức mạnh để duy trì một quốc gia quân sự hùng tráng.
Lý Do Chọn Lựa Ma Ni Giáo (Manichaeism): Mong
Muốn Duy Trì Quan Hệ Thân Thiện với Nhà Đường
Với
một thế kỷ rưỡi, đế chế Duy Ngô Nhĩ (Uighur) đã là liên minh ít hoặc nhiều của
Nhà Đường Trung Quốc. Họ đã chứng minh ưu thế quân sự của họ đối với lực lượng
nhà Đường bằng cách đàn áp cuộc nổi loạn An Lộc Sơn, khi mà sau này họ đã sai lầm
để làm như vậy. Tuy nhiên, đế chế Uighur qaghans trong lúc này vẫn còn ước muốn
duy trì mối quan hệ thân thiện với nhà Đường. Mặc dù sự đóng chốt của người Duy
Ngô Nhĩ tại Trường An và lạc Dương, triều Đường cũng mong muốn như thế.
Năm
713, Bộ trưởng quyền lực của Eastern Turk, Tonyuquq, đã thuyết phục Qapaghan
Qaghan (r. 692-716) trục xuất cộng đồng Sogdian từ Mông Cổ khi ông ta chỉ đạo đế chế hướng tới một sự hồi
sinh của các truyền thống Shamanic và Tengrian của nó. Cộng đồng bao gồm cả Phật
tử và tín đồ Ma Ni giáo, và cung điện Đường đã cho phép tất cả họ tham gia với người
Sogdians đã định cư ở Trường An và Lạc Dương. Tuy nhiên, năm 732, Huyền Tông đã
cấm bất kỳ người Hán Quốc từ việc theo Ma Ni giáo và đã hạn chế nó đối cộng đồng
nước ngoài. Tám năm sau, ông ta đã trục xuất tất cả các Tăng sĩ Phật giáo nước
ngoài, nhưng vẫn dung nạp những dân tộc khác đã theo Ma Ni giáo mà hiện đang ở
Trung Quốc. Nếu người Duy Ngô Nhĩ đã tiếp nhận tôn giáo sau này, họ có thể duy
trì quan hệ thân thiện với Trung Quốc mà không vi phạm chính sách tôn giáo của
nó. Tuy nhiên có những lý do bổ sung cho sự lựa chọn này.
Lợi
Ích Kinh Tế và Địa Lý Chính Trị
Người Uighurs có ý định mở
rộng thêm lãnh thổ của
họ, đặc biệt
là đến các lưu vực Tarim Basin, nơi họ có thể kiểm soát tuyến đường thương mại Tơ
Lụa có lợi. Trung Quốc chỉ có một sự hiện diện yếu ớt ở Turfan tại Beshbaliq, và cùng các chi nhánh phía bắc của tuyến đường ở Kucha và Kashgar. Người Tây
Tạng cũng chỉ có một sự hiện diện nhỏ dọc theo chi nhánh phía Nam của con đường Tơ Lụa. Tuy nhiên, các thương gia người Sogdian đã có mặt trong tất cả các quốc gia với những thành phố ốc đảo, chủ yếu là Turfan.
Sau khi chiến thắng cuộc nổi loạn An Lộc Sơn, trong khi
các hoàng đế nhà Đường đã bị buộc phải bỏ chạy trong sự sỉ nhục, người
Duy Ngô Nhĩ bây giờ là những anh hùng của thời đại. Chính phủ nhà Đường đã không
chỉ bị mất mặt, mà còn ở trong một vị trí yếu hơn trước để thực
hiện kiểm soát hiệu quả đối với Turfan hoặc
bất cứ nơi nào khác trong lưu vực Tarim Basic. Mặc dù nhà Đường đã cho người Sogdians tị
nạn chính trị năm 713, nhưng bằng
việc trục xuất các tu sĩ Phật giáo của họ, nên chắc chắn bị
mất niềm tin của cộng đồng
Sogdian. Nếu người
Duy Ngô Nhĩ đã chấp nhận một
tôn giáo lớn
Sogdian, họ sẽ
dễ dàng được tiếp nhận như là người bảo vệ và chúa tể của Turfan Sogdians. Điều này sẽ cung cấp cho họ một
chỗ đứng trong lưu
vực Tarim Basin vì việc mở rộng hơn nữa và có thể kiểm soát con đường Tơ Lụa.
Chuyển Sang Ma Ni Giáo
chắc chắn với những suy nghĩ bên trong mà Bogu Qaghan đã tuyên bố Ma Ni giáo là quốc giáo của người Duy Ngô Nhĩ (Uighur) vào năm 762, kể từ
khi Phật giáo đã không là một sự lựa chọn khả thi vào thời điểm này. Hơn nữa, với sự căng
thẳng của nó bằng các lực lượng của ánh sáng đạt được sự chiến thắng trên quyền lực của bóng
tối, Ma Ni giáo có thể tạo ra ấn tượng với nhiều
phù
hợp hơn Phật giáo về quân sự quốc gia. Sau các bài học kinh nghiệm từ lần
thứ nhất và thứ hai của triều đại Eastern Turks, đế chế Qaghan đã vay mượn bảng chữ cái Sodian, nhưng không phải là tiếng Sogdian, và sửa đổi nó để viết với ngôn ngữ Uighur (Duy Ngô Nhĩ). Ông ta sử dụng nó cho
cả mục đích hành chính cũng như tôn giáo,
thuê người Sogdians dịch kinh văn Ma Ni giáo sang ngôn ngữ Uighur.
Kinh nghiệm vốn có từ việc
dịch thuật kinh điển Phật giáo
sang tiếng Old Turk, người Sogdians đã bắt
đầu dịch kinh điển
Phật giáo sang ngôn ngữ riêng của họ trong khoảng giai đoạn giao thời (630-682) từ triều đại thứ nhất và triều đại thứ hai Eastern Turk. Khoảng thời gian này không chỉ có Mông Cổ và Turfan, mà còn toàn bộ lưu vực
Tarim Basin đã bị cai trị bởi Đường Quốc. Các nhà dịch giả Sogdian đã sử dụng chủ yếu
nguồn tài liệu chữ
Hán, với truyền thống và ngôn ngữ mà họ quen
thuộc nhất. Với Trung Quốc trong một vị trí chính trị chi phối như
thế, Phật tử Sogdian cuối
cùng có thể đã cảm thấy bản sắc của họ bị đe dọa đủ để thực hiện bước này để giữ khoảng cách chính mình từ sự có thể hấp thụ văn hóa Hán Quốc. Kể từ khi hoạt động phiên dịch kinh sách Phật giáo này vẫn tiếp tục vào thời điểm mà đế chế Duy Ngô Nhĩ ra lệnh các nhà dịch giả Sogdian chuẩn bị kinh văn Ma Ni giáo của người Duy Ngô Nhĩ , và kể từ khi người Sogdians đã làm
việc với ngôn ngữ Turk Old có liên quan đến Uighur, tiếng Sogdians đã vay mượn một cách tự nhiên
đa phần thuật ngữ Phật giáo cho cách dùng mới của họ.
Sự Đề Kháng của Quần Chúng đối với Việc Cải
Đạo
Như là kết quả quyền lực
Uighur của Turfan từ năm 605 đến những năm 630s, nhiều người Duy Ngô Nhĩ đã tiếp nhận hình thức của Phật giáo Eastern Turk, đặc biệt là các chiến
binh và những thường dân. Tuy nhiên, sau
khi người Duy Ngô Nhĩ đàn áp cuộc nổi loạn An Lộc Sơn, Bogu
Qaghan đã dẫn binh linh của mình phá hủy tất cả các tu viện và chùa chiền Phật giáo trong khi cướp
bóc tại Trường An và Lạc Dương. Ông ta đã hạ lệnh phá hủy tiếp những tu viện Phật giáo trong các vùng khác thuộc về lĩnh thổ của mình, cũng như những
nơi xa hơn như Semirechye ở miền bắc West Turkistan. Trong khi làm như vậy, chắc chắn ông ta đang cố gắng để tái khẳng định truyền thống quân sự pan-Turk và biện minh cho sự lựa chọn Ma Ni giáo bằng
việc chứng minh hơn nữa sự yếu đuối của Phật giáo.
Tuy nhiên, nhiều binh sĩ Duy Ngô Nhĩ vẫn còn theo
một tôn giáo pha hợp
của Phật giáo, Tengrism và Shamanism giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ vào thời điểm này.
Điều này cho thấy rằng Bogu Qaghan ép buộc người dân chấp nhận Ma Ni giáo. Ông đã sắp đặt họ thành các đơn vị của mười người, và một người chịu trách nhiệm cho
sự tuân thủ tôn giáo của một nhóm.Tuy nhiên, tôn giáo chủ yếu của người Sogdian này không bao giờ trở thành phổ biến trong quần chúng Duy Ngô Nhĩ. Nó được giới hạn chủ chốt đối với giới quý tộc, với những người mà nó
kêu gọi vì sự chú trọng sự ưu đãi một tầng lớp tôn giáo, tinh khiết và sạch sẽ về
mặt đạo đức tốt hơn cái gọi là “đống dơ” (dirty masses). Không
còn nghi ngờ gì nữa, Phật giáo tiếp tục trong những quần chúng bình dân được coi là "đống dơ” xuyên suốt giai đoạn cai trị của Uighur tại Mông Cổ.
Hơn nữa, chính giới quý tộc Duy Ngô Nhĩ không chỉ chuyển sang Ma Ni giáo độc nhất. Hai mươi năm
sau sự cải đạo của chính quyền, Alp Qutlugh (r. 780-790)
đã ám sát Bogu Qaghan
vì sự vượt mức tài chính của ông ta trong việc ủng hộ đối với tôn giáo mới này. Nhân danh qaghan, ông ta đã yêu PatriarchTimotheus (r. 780-819) nhường lại đô thị Nestorian Christian cho lĩnh địa của ông ta. Tuy nhiên, hình thức này thuộc về Kitô giáo, như Ma Ni giáo, vẫn còn là tín ngưỡng cơ bản
của người Sogdian. Sự bảo trợ của nó hợp lý trong phạm vi chiến lược của Uighur chung dành cho sự chiến thắng lòng trung thành của người dân của lưu vực Tarim Basin như đã điều động kinh tế bởi các thương nhân Sogdian.
Tóm Tắt về Mô Hình Cải Đạo Trung Á
Những ví dụ về sự cải đạo Đông Thổ Nhĩ Kỳ và Duy Ngô Nhĩ như trên là để minh họa về các hiện
tượng của Trung
tâm quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ Trung Á thay đổi tôn giáo. Khi những việc thay
đổi như vậy đã được thực hiện
bởi các nhà cai
trị trên cơ sở tự nguyện, hầu hết chúng là một phần của một chiến lược chính trị có tính toán
để đạt được quyền lực và sự ủng trợ hoặc lợi thế kinh tế, chứ không phải là sự quyết định thuộc về tinh thần.
Tuy nhiên, người
ta không phải quá hoài nghi trong việc giao phó hoàn toàn cho động cơ chủ nghĩa xảo quyệt với những sự chuyển đổi này, và hoàn toàn giải thể bất kỳ lý do tôn giáo nào đó. Điều này phải là những yếu tố trong tôn giáo được tiếp nhận cộng hưởng với tâm lý của văn hóa địa
phương, nếu không, không ai có
thể liên quan đến tín ngưỡng đó. Mặt khác, người ta cũng không
có lý tưởng và tưởng tượng rằng nhữg nhà cai trị Trung Á, những
người với truyền thống quân sự mạnh mẽ đã tạo nên quyết định của mình về các vấn đề như vậy hoàn toàn dựa
trên sự đánh giá của họ về sự vượt trội của sự phức tạp siêu hình tinh xảo của một tôn
giáo trên tôn giáo
khác. Họ bị ấn tượng khi một
tôn giáo cung cấp sức mạnh
siêu nhiên dẫn đến chiến thắng quân sự, và thay đổi tôn giáo quốc
gia để tìm kiếm sự hỗ trợ tương tự cho những nỗ lực bành trướng của mình.
Điều này không chỉ đúng trong những trường hợp đó với người Eastern Turks và Uighurs, nhưng cũng là trường hợp với sự quan tâm của Hoàng đế Tây Tạng Songtsen-Gampo của Đạo Phật ở giữa thế
kỷ thứ bảy. Nó cũng giải thích
lý do tại sao vị vua trẻ Mey-agtsom của hoàng giaTây Tạng đã cởi mở với việc cân nhắc đối với Hồi giáo vào đầu thế kỷ thứ chín, khi nó có thể giúp họ đạt được thêm lãnh thổ thông qua liên minh của họ với đế chế Abbasids, và tại sao, khi lợi thế như vậy đã không còn triển vọng họ mất hết sự quan tâm với tín ngưỡng Hồi giáo.
No comments :
Post a Comment