Monday, April 16, 2012

Sự Giao Thoa Lịch Sử giữa Văn Hóa Phật Giáo và Hồi Giáo Trước Triều Đại Mongol

Alexander Berzin-Tịnh Quang dịch

Phần II: Đầu Thời Đại Abbasid (750 - Giữa Thế Kỷ 9 CE)

10 Sự Tranh Chấp của Bè Phái Hồi Giáo và Sự Tuyên Ngôn của Chiến Tranh Hồi Giáo

Sự Bất Hòa giữa Các Bè Phái Hồi Giáo vào Đầu Thời Kỳ Abbasid

Đế chế Abbasids đã thành công trong việc trục xuất các lực lượng nhà Đường  từ Tây Turkistan các cuộc nổi loạn An Lộc Sơn tại Trung Quốc đã làm suy yếu nghiêm trọng sự lèo lái của nhà Đường ở Kashgar, Kucha, Turfan, Beshbaliq. Tuy nhiên, không phải là người Ả Rập, nhưng người Qarluqs người Tây Tạng đã lợi dụng khoảng trống quyền lực. Người Qarluqs di chuyển về phía nam, chiếm Suyab, Ferghana, và cuối cùng Kashgar, trong khi người Tây Tạng tái củng cố quyền lực của họ đến các thành phố chính phía nam của Tarim Basin, đặc biệt là Khotan, khu vực họ tái chiếm vào năm 790. Người Tây Tạng cắt đứt mọi liên lạc giữa hoàng gia Khotanese cung điện nhà Đường. Tuy nhiên,  nhà Đường đã duy trì một tiền đồn nhỏ ở Kucha đã chiến đấu với một cuộc chiến tranh ba chiều kéo dài với người Tây Tạng người Duy Ngô Nhĩ đến vùng Turfan Beshbaliq.

Các đế chế Abbasids chưa  bao giờ có thể mở rộng đến bất kỳ khu vực nào tại Tây Turkistan mà trước đó thuộc về sự cai quản của Nhà Đường bởi vì họ gần như đã trở thành bị lôi kéo trực tiếp vào cuộc chiến đấu phe phái Hồi giáo tại Sogdia. Khi vua caliph thứ hai, al-Mansur (r. 754-775) lên ngôi, ông ta có Abu Muslim (người lãnh đạo Hồi giáo) người Shiite Bactrian đã giúp các đế chế Abbasids thành lập triều đại của họ, và dẫn đến cái chết. Mặc người tiền nhiệm của ông ta là  Abu l'Abbas, đã thể hiện lời hứa của sự cai trị phi đảng phái đối với  tất cả các đối tượng phi Rập trong lĩnh địa  rộng lớn của ông ta, al-Mansur đã phục hồi quyền ưu tiên cho dân tộc Ả Rập dòng Sunni của Hồi giáo Umayyad. Sau đó, các địch thủ Sogdian với quyền lực Abbasid  đã lập nên sự bảo vệ nền văn hóa Iran của họ sau khi  Abu Muslim chết để chống lại sự thống trị của Ả Rập. S dụng việc tử đạo của ông ta để tập hợp các cuộc nổi loạn của họ xung quanh việc trả thù cho cái chết của ông ta, cuối cùng họ xem Abu Muslim một nhà tiên tri.
Abu Muslim ban đầu đã sử dụng cờ hiệu của mình bằng một lá cờ màu đen tượng trưng cho ngôi nhà của Ali. Các đế chế Abbasids theo tiền lệ này dùng màu đen cho cả cờ hiệu trang phục của họ. Các phiến quân Hồi giáo Abu, Những mgười phản đối Abu Muslim, với sự bảo vệ, đã sử dụng màu trắng cho các biểu ngữ quần áo của họ, màu này xuất hiện cũng màu sắc linh thiêng của tín đồ Ma Ni giáo (Manichaeans) được sử dụng cho áo choàng của họ. Hình dung từ Syriac đối với Ma Ni giáo "Những người với áo choàng trắng" (Those With White Growns).
Ma Ni giáo đã nhiều hình thức, pha trộn với Zoroastrianism (đạo thờ Thần lửa), Thiên Chúa giáo, hay Phật giáo để cộng hưởng với các dân tộc từ các nền văn hóa khác nhau. Ý tưởng tinh vi của nó đã lôi cuốn nhiều công chức trí thức trong cung điện Abbasid, những người đã phát triển một giáo phái Hồi giáo được kết hợp Ma Ni giáo với Hồi giáo Shia. Các nhà chức trách Abbasid, như người bảo hộ của chính thống, cuối cùng xem các giáo phái Manichaean Shiite như là một mối đe dọa. Dán nhãn dị giáo cho nó, họ nghi ngờ những tín đồ của nó có quan hệ đồng cảm với những kẻ nổi loạn Abu Muslim chống Abbasid tại Sogdia, do đó đã bức hại họ. Mặc Manichaean Shia đã không tồn tại như một giáo phái Hồi giáo riêng biệt, nhiều tín đồ của nó về sau đã hấp thụ vào giáo phái Ismaili của Shia. Cuối cùng, nó cũng đã trở thành một đối tượng của sự khủng bố tàn khốc bởi các đế chế Abbasids.
Trong thời gian của  triều đại caliph kế tiếp, al-Mahdi (r. 775-785), hầu hết người Sogdia đã chịu ảnh hưởng kiểm soát của phiến quân mặc áo choàng trắng, dưới sự lãnh đạo của al-Muqanna, "Veiled Prophet (nhà Tiên tri che mạng)",  một thành viên của Abu Muslim . Oghuz Turks, những người cũng mặc màu trắng, đã viện trợ quân sự cho phiến quân nổi loạn, mặc họ chưa bao giờ tiếp nhận Hồi giáo. Lúc này, các phiến quân Sogdian theo một giáo phái Hồi giáo mới, Musalemiyya, pháp lệ của giáo phái này đã khác hẳn với nhiều truyền thống chính thống, chẳng hạn như cầu nguyện năm lần một ngày. Vì vậy, các chiến dịch Abbasid trấn dẹp phiến quân Sogdian đồng minh Oghuz Turk của họ cũng trở thành những chiến dịch để bảo vệ sự thuần khiết của Hồi giáo.
Sự Phá Hủy Những Tu Viện Tại Valabhi của Đế Chế Abbasid
Năm 780, lực lượng Abbasid đè bẹp một cuộc nổi loạn Bukhara, nhưng những cuộc nổi dậy khác tiếp tục. Đế chế  Abbasids trở nên lo lắng với sự  đàn áp những cuộc nổi loạn với việc giữ gìn sự tinh khiết của Hồi giáo chống lại các giáo phái Musalemiyya Manichaean shia. Sự cấp báchtính khắc nghiệt của họ trong việc đối phó với dị giáo liên quan đến những phần tử Manichaean có lẽ được củng cố bởi các cựu giáo sĩ Zoroastrian, những người đã chuyển đổi sang Hồi giáo và tư vấn cho chính phủ để thực thi theo mô hình Sassanid của chủ nghĩa độc quyền trong vấn đề tôn giáo.

Vào đầu những năm 780s, các nhà lãnh đạo Abbasid tại Sindh tấn công Saurashtra phá hủy cục diện lớn của tu viện Phật giáo tại Valabhi. Sau sự sụp đổ của triều đại Rashtrakuta năm 775, các tổ chức tôn giáo không có sự bảo trợ của hoàng gia bị tổn thương trầm trọng. Tuy nhiên, sự hủy diệt này phải được hiểu trong bối cảnh của các cuộc nổi dậy ở Sogdia sự đàn áp những phong trào Musalemiyya Manichaean Shia.

Valabhi không chỉ là trung tâm nghiên cứu Phật giáo, cũng là một những nơi  thiêng liêng nhất của giáo phái Shvetambara của Kỳ Na Giáo. Nó có rất nhiều ngôi đền Kỳ Na giáo (Jain), những binh lính của Abbasid san bằng chúng không chỉ có đền chùa Phật giáo. Trong thực tế, những ngôi đền Kỳ na giáo rất có thể ở trong tất cả các mục tiêu quân sự chính của họ. "Shvetambara" có nghĩa là "Những người trang phục với màu trắng, như nhà sư của truyền thống này mặc áo choàng màu sắc này. Không còn nghi ngờ đặc tính không đồng nhất mà các thành viên của giáo phái Kỳ Na giáo như là đồng minh của phe che mạng trắng của phiến quân Abu Muslim Musalemiyya, những người ủng hộ Orghuz Turk người phái  Manichaean Shiites, những người lãnh đạo Ả Rập Sindhi tự nhiên cảm nhận chúng như là một mối đe dọa và đã cảm thấy chúng phải được loại bỏ. Tại Valabhi, họ không phân biệt được các ngôi đền Kỳ Na giáo từ các tu viện Phật giáo, và do đó họ đã phá hủy tất cả mọi thứ.
Lịch sử phổ biến thường xuyên trích dẫn sự tàn phá Valabhi như là một dụ của Hồi giáo cực đoan đối với các tín ngưỡng khác, chúng ta hãy xem xét chính sách tôn giáo của đế chế Abbasid như một tổng thể để đánh giá khách quan hơn bản án quyết định của các nhà sử học.

Chính sách Khác Biệt Đối Với Ma Ni Giáo và Các Tôn Giáo Phi Hồi Giáo Khác

Mặc cuộc thánh chiến của họ chống lại các  giáo phái Musalemiyyas Manichaean Shiite, tại Saurashtra chống đối với tín đồ Kỳ Na giáo Phật tử-những người mà họ rất có thể nhầm lẫn như người ủng hộ của các giáo phái đó, các đế chế caliph Abbasid đầu tiên đã tiếp tục chính sách Umayyad khoan dung đối với các tôn giáo phi Hồi giáo. Họ hầu hết được thừa nhận bảo vệ tình trạng dhimmi  (giữ đạo) Phật giáo, Zoroastrian, Ki Tô Nestorian, và Do Thái  giáo của chính mình. Chỉ có người phi Hồi giáo trong lĩnh địa của họ bị khủng bố là những người tuyên bố tín ngưỡng Manichaean (tín đồ Ma Ni giáo).

Một cách vô ý, người Ả Rập đã tiếp tục chính sách chống Ma Ni giáo của những người tiền nhiệm của họ tại Sodia, đế chế Sassanids, và nhà Đường, nhưng vì những  lý do khác nhau. Thứ nhất, tín hữu Ma Ni giáo chắc chắn đã định hình trong tâm trí của người Ả Rập với giáo phái Manichaean Shiite. Thứ hai, với phong trào truyền giáo mạnh mẽ của nó và để vượt qua được bóng tối vũng lầy của thế giới này, Tín đồ Ma Ni giáo tiếp tục thách thức sự lôi cuốn của Hồi giáo chính thống giữa các phái Hồi giáo phức tạp trong triều đình Abbasid. Bất kỳ tín đồ Hồi giáo nào đã nghiêng người về phía Ma Ni giáo vấn đề tâm linh đều bị buộc tội một người của phe Manichaean Shiite, nói cách khác, một kẻ nổi loạn chống đế chế Abbasid.

Sự Quan Tâm Lớn của Đế Chế Abbasids đối với Văn Hóa Ấn Độ

Không chỉ là những đế chế Abbasids đầu tiên chấp nhận tình trạng đối tượng được bảo vệ đối với tín hữu phi- Ma Ni giáo giáo và phi- Hồi giáo trong lĩnh địa của họ, họ đã có sự quan tâm rất lớn trong nền văn hóa nước ngoài, đặc biệt là Ấn Độ. Mặc dù người Ả Rập và Ấn Độ đã có rất nhiều sự quan hệ về kinh tế văn hóa từ trước thời Hồi giáo, với các thương gia và người định cư từ mỗi nhóm sống trong các khu vực khác, cuộc chinh phục của  Umayyad, và sự chiếm đóng thường xuyên của Sindh thậm chí đã kích thích sự trao đổi lớn hơn. Ví dụ, năm 762, Caliph al-Mansur (r. 754-775) đã hoàn thành sự xây dựng thành phố Baghdad, thủ đô mới của đế chế Abbasid. Không chỉ   những kiến trúc sư và kỹ sư Ấn Độ thiết kế thành phố,  thậm chí họ đã đặt tên cho từ tiếng Phạn Bhaga-dada, nghĩa "Món quà của Phạm thiên."
Năm 771, một nhiệm vụ chính trị từ Sindh đưa tài liêu về thiên văn học Ấn Độ đến Baghdad, đánh dấu đầu tiên sự quan tâm của người Rập trong lãnh vực này. Vua caliph Abbasid nhận ra tầm quan trọng của việc tính toán thiên văn địa lý chính xác hơn cho mục đích tôn giáo, cụ thể là để xác định chính xác phương hướng Mecca và thời gian của mặt trăng mới. Ông cũng đánh giá cao nền văn minh Ấn Độ đã phát triển cao nhất về khoa học trong khu vực, không chỉ trong những lãnh vực này, nhưng n trong toán học và y học. Thực tế rằng các ngành khoa học này đã phát triển trong một bối cảnh phi-Hồi giáo không loại trừ tất cả sự mở rộng của người Ả Rập đối với chúng.
Vua caliph kế tiếp, al-Madhi (trị vì: 775-785) người đã cho binh lính phá hủy Valabhi, xây dựng một văn phòng dịch thuật (Arab. Baitu'l Hikmat) với các học giả từ tất cả các nền văn hóa và tôn giáo khu vực dịch thuật tài liệu, đặc biệt về các chủ đề khoa học sang tiếng Ả rập. Một số lượng lớn của những tác phẩm này nguồn gốc Ấn Độ, không phải những nhà phiên dịch Sindhi của họ hoàn toàn người Hồi giáo, nhiều người Ấn giáo và Phật tử. Đế chế Abbasids rõ ràng thực tiễn quan tâm đến kiến thức. Về cơ bản, họ không chống đối người Ấn Độ hoặc các tôn giáo nước ngoài phi- Manichaean. Các vua caliph của họ dường như thực thi nghiêm túc pháp lệnh Hadith của nhà Tiên tri để "tìm kiếm kiến thức, ngay cả nếu nó ở Trung Quốc."
Chính sách không giáo phái, phóng khoáng đối với việc tìm kiếm kiến thức không phải là một trào lưu nhất thời, nhưng vẫn tiếp tục với đế chế caliph tiếp theo, Harun al-Rashid (r. 786-809) đã mở rộng hơn nữa. Ví dụ, bộ trưởng của ông ta, Yahya ibn Barmak, là một cháu trai của người Hồi giáo cũng là một trong những người đứng đầu hành chính Phật giáo (Skt. pramukha) của tu viện Nava Vihara. Dưới sự ảnh hưởng của ông ta, vua Caliph mời thêm nhiều học giả các vị đạo sư từ Ấn Độ đến Baghdad, đặc biệt thêm nhiều Phật tử. Ở đây, các học giả Phật giáo chắc chắn đã biết được xu hướng đối với giáo phái Manichaean Shia trong giới trí thức của triều đình Abbasid các mối đe dọa với các nhà cầm quyền nhận thức về chúng.
Có kinh nghiệm chuyên môn trước đó trong các văn bản khoa học, văn phòng dịch thuật bấy giờ đã bắt đầun hành những tác phẩm cũng  thuộc về tính chất tôn giáo. Ví dụ, một phiên bản tiếng Ả Rập xuất hiện vào thời gian này thuộc về liệu tiền kiếp của Đức Phật, có tên là Kitab al-Budd, dựa trên hai văn bản tiếng Sanskrit: Jatakamala  Buddhacharita của Ashvaghosha. Những phần của đã được kết hợp vào thiên sử thi Kitab Bilawhar wa Budhasaf của Aban al-Lahiki (750-815), một nhà thơ của Baghdad. Mặc dù phiên bản của ông ta không còn hiện hữu, sau đó có nhiều người đã viết trong nhiều ngôn ngữ. Phiên bản tiếng Ả Rập sớm nhất còn sót của Ibn Babuya Qum (mất 991). Tác phẩm này thông qua từ các tài liệu Hồi giáo đến văn chương Kitô giáo và DoThái như huyền thoại của Barlaam Josaphat, vẫn còn duy trì
nhiều giáo lý Phật giáo. Một ví dụ khác về sự tiếp thu cái mới của đế chế Abbasia đối với Phật giáo Kitab al-Fihrist, một bản chương mục của cả văn bản Hồi giáo phi Hồi giáo được chuẩn bị trong thời gian này, trong đó bao gồm một danh sách các tác phẩm Phật giáo.

Sự Phát Triển của Hồi Giáo giữa Những Thành Phần Phi-Hồi Giáio Tại West Turkistan

Harun al-Rashid nhà lãnh đạo tuyệt nhất và đã mở mang hầu hết đế chế Abbasid caliphs. Dưới sự trị vì của ông ta, thơ ca, văn học, triết học, khoa học, y học, và nghệ thuật Rập đều được phát triển. Trong suốt thời gian của mình, nền văn hóa Hồi giáo đã có một sự phát triển mời gọi chưa từng có đối với người phi-Hồi giáo, thành phần quí tộc phi-Hồi giáo, địa chủ, cư dân thành phố Tây Turkistan, những người mà tâm tính hoàn toàn khác nhau từ các chiến binh du mục thảo nguyên. Do đó,  những người này dần dần cải sang tín ngưỡng Hồi giáo ngày càng tăng. Các tôn giáo phi -Hồi giáo được bảo vệ, chẳng hạn như Phật giáo, vẫn còn mạnh mẽ giữa các tầng lớp nông dân nghèo ở nông thôn, tầng lớp này đã thực hành giáo lý Phật giáo thậm chí còn nghiêm ngặt hơn trước, khi họ bắt đầu trở thành nhân chủng tôn giáo thiểu số. Đặc biệt là họ đổ xô đến các đền thờ thánh tích để thực tập tu dưỡng.

Đánh G Về Sự Phá Hủy Valabhi
Tiếp đên, việc tiêu hủy các tu viện Phật giáo tại Valabhi của đế chế Abbasid phải được nhìn nhận trong bối cảnh của bức tranh lớn hơn này. Hồi giáo trong tình trạng chiến thắng sự cải đạo Sogdia Bactria tại thời điểm này, không phải bởi thanh kiếm, nhưng sự hấp dẫn của mức độ cao của nền văn hóa học tập. Phật giáo đương nhiền tràn đầy những học giả và văn hóa uyên bác. Tuy nhiên, để hiểu , người ta cần phải nhập vào một tu viện. Tu viện Nava Vihara, mặc vẫn còn hoạt động trong thời gian này, danh tiếng đã giảm chỉ một cơ sở học tập nghiên cứu, có nhiều Phật tử. Các trường đại học lớn nhất của Phật giáo trong thời gian này, chẳng hạn như Nalanda, cách xa trung tâm của miền bắc Ấn Độ. Vì vậy, mạnh mẽ hơn và dễ dàng tiếp cận với văn hóa và nghiên cứu Hồi giáo ở Trung Á, lấn khuất Phật giáo trong những tầng lớp cao có học vấn ở đô thị, tuy nhiên nó là một cơ chế hòa bình.
Việc tiêu hủy tại Valabh một ngoại lệ đối với xu hướng tôn giáo nói chung và chính sách của nhà cầm quyền thời kỳ đầu của Abbasid. hai cách giải thích chính đáng với điều này. Đó là hoặc hành động riêng của kẻ cuồng tín thông thường, hoặc một mệnh lệnh sai lầm do người Ả Rập nhầm lẫn địa phương của người Kỳ Na giáo "White-clad" (che mạng trắng) và những người ủng hộ Abu Muslim rồi không phân biệt được đâu là Phật tử đâu là Kỳ Na giáo. không phải là một phần của một cuộc thánh chiến đặc biệt đối với Phật giáo.
Theo nghĩa đen Ả Rập từ Jihad (thánh chiến) có nghĩa là "phấn đấu", cụ thể là để phục vụ Allah. không có nghĩa là các cuộc thánh chiến là nhằm mục đích chuyển đổi kẻ ngoại đạo bằng vũ lực đối với đức tin duy nhất. Đúng hơn, hành động quân sự để bảo vệ tín hữu Hồi giáo những người đang bị tấn công trong việc thực hành Hồi giáo thuần túy hoặc bị ngăn chặn một vài cách từ đời sống tinh thần của họ. Các Phật tử của Valabhi không đe dọa Hồi giáo và do đó nhầm lẫn mục tiêu bởi cuộc thánh chiến chính đáng.
Sự Xâm Lược của Đế Chế Abbasid đối với Gandhara
Mặc dù lực lượng Qarluqs Abbasids đã đánh bại nhà Đường Trung Quốc tại Talas River năm 751, Qarluqs đã mở rộng đến  Suyab, Ferghana Kashgar, sau đó phá vỡ liên minh của họ với người Ả Rập và gia nhập với  người Tây Tạng chư hầu của họ, bộ tộc Turki Shahis thủ đô Kabul. Họ cũng gia nhập với người White-Clad Oghuz, những người đã và đang hỗ trợ cho các phiến quân Abu Muslim trong nỗ lực phối hợp để giành quyền kiểm soát của Abbasid Sogdia các Bactria. Do đó,khối liên minh ủng hộ hơn nữa cho các cuộc nổi loạn của phái Abu Muslim chống lại đế chế Abbasids, chẳng hạn như người lãnh đạo Rafi bin-Layth tại Samarkand từ năm 806-808. Lực lượng kết hợp của họ thậm chí bao vây Samarkand để hỗ trợ các phiến quân.
Caliph al-Rashid qua đời năm 808 trên con đường dập tắt cuộc nổi loạn. Sau khi chết, đế chế của ông ta được phân chia cho hai người con trai theo mong ước của ông ta. Tuy nhiên, hai người con trai này duy trì hòa bình tạm thời với những người Tây Tạng và các đồng minh của họ để họ có thể chiến đấu với cuộc nội chiến nhằm đạt được toàn quyền kiểm soát toàn bộ của sự thừa kế hoàn toàn của cha mình. Al-M'amun chiến thắng và trở thành vua Caliph tiếp theo (r. 813-833). Chắc chắn vì việc đổ lỗi cho liên minhTây Tạng-Turki Shahi-Qarluq-Oghuz đối với cái chết của cha mình, sự liên kết nhiều với những cuộc nổi loạn Abu Muslim Musalemiyya tại Sogdia, ông ta đã tuyên bố một cuộc thánh chiến và đưa Tướng al-Fadl bin-Sahl phát động một cuộc tấn công quy mô vào lãnh thổ Turki Shahi tại Gandhara.
Năm 815, người Abbasids đã đạt được chiến thắng, nhà cai trị Turki Shahi, được gọi là Shah Kabul, đã buộc phải đến trình diện với vua caliph Merv cải sang Hồi giáo thuần túy. Như là một bằng chứng về sự quy phục của nước mình, ông ta đã gửi một bức tượng Phật bằng vàng đến Mecca, nơi nó được cất giữ trong hai năm tại ngân khố Kaaba. được hiển thị cho công chúng với sự thông báo rằng Allah đã dẫn Vua Tây Tạng đến với Hồi giáo. Với điều này người Ả Rập đã gây nhầm lẫn vua Tây Tạng với chư hầu của ông ta, Turki Shah của Kabul. Năm 817, người Ả Rập đã nấu chảy bức tượng Phật này tại Kaaba để đúc thành những đồng tiền vàng.
Sau khi thành công trong việc chống lại đế chế Turki Shahis, lực lượng đế chế  Abbasids đã tấn công khu vực thuộc quyền kiểm soát của y tạng tại Gilgit trong một thời gian ngắn cũng đã sáp nhập . Họ đã gửi một chỉ huy Tây Tạng bị bắt làm tù binh trở về Baghdad trong sự sỉ nhục. Mặc dù đánh đuổi người Tây Tạng chiếm Ferghana từ người Quarlugs thành công, những người chỉ huy quân sự của Ả Rập đã thúc dục những chiến thắng của họ không tiến xa hơn về phía đông hoặc phía bắc. Đây là người Abbasids đang nhanh chóng mất thế lèo lái của mình đối với Tây Turkistan đông Iran khi những nhà lãnh đạo quân sự địa phương đang bắt đầu kế tục như các thống đốc của các khu vực này cai trị chúng như các tiểu bang tự trị Hồi giáo.
Khu vực đầu tiên tuyên bố quyền tự chủ của nó Bactria, nơi mà tướngTahir đã thành lập triều đại nhà Tahirid (819-873). Khi người Abbasids rút lui từ Kabul Gilgit, chuyển sự chú ý của họ đển những vấn đề cấp bách hơn, những người Tây Tạng Turki Shahis lấy lại quyền kiểm soát trước đây của họ. Mặc dù sự ép buộc cải đạo của các nhà lãnh đạo đối với những vùng đất này, lực lượng Abbasids đã không đàn áp Phật giáo đây. Thực tế, người Ả Rập duy trì thương mại với những người Tây Tạng trong suốt thời gian này, sự nhập khẩu chủ yếu là xạ hương. Ngay cả tín hữu Hồi giáo và Phật tử đã thành lập sự liên kết văn hóa với nhau. Ví dụ, Fazl Ullah đã dịch những tác phẩm cổ điển Ba Tư sang tiếng Tây Tạng trong thời gian này, như Gulistan Bostan.
Phân Tích về Chiến Dịch và Chiến Thắng của Abbasid
Caliph al-Ma'mun đã tuyên bố chiến dịch của ông chống lại khối liên minh Tây Tạng-Turki Shahi-Qarluq-Oghuz bằng cuộc thánh chiến (jihad), một cuộc thánh chiến. Ông ta đã bảo vệ đối tượng Hồi giáo của mình từ những kẻ mà ông ta cho là cuồng tín dị giáo, đang cản trở sự thực tập của đức tin tinh khiết với các chiến dịch khủng bố và nổi loạn. Đó cũng là lý do tại sao khi ông đã giành được chiến thắng, ông không chỉ khăng khăng đòi Kabul Shah cải sang chính thống Hồi giáo, lại còn gửi lại bức tượng Đức Phật được trình bày Kaaba như là  bằng chứng chiến thắng của Hồi giáo.
Gợi nhớ những gì đã truyền cảm hứng không do dự từ sự phá hủy Valabhi của đế chế Abbasid, tuy nhiên al-Ma'mun có thể xác định nhầm kẻ thù chinh phục của mình như là thành viên của các giáo phái Musalemiyya Shia Manichaean. Cuộc thánh chiến của ông chống lại họ có thể chỉ đơn giản là một phần mở rộng của chiến dịch nội địa trước đây của cha mình. Nhưng, mặc các thành viên của liên minh nước ngoài này ủng hộ các phiến quân Abu Muslim, họ không có nghĩa là theo đức tin đó hoặc Manichaean Shia. Nếu họ theo như vậy, điều này trở nên không có ý nghĩa trong suốt thời gian này những người Tây Tạng Qarluqs cũng đang chiến đấu với người Duy Ngô Nhĩ, những người vô địch thế giới Sogdian Manichaean.
Người Tây Tạng đã chắc chắn không biết gì về chủ ý của Hồi giáo của các cuộc nổi loạn Sogdian. Hơn nữa, giống nỗ lực tương tự như nhà ĐườngTrung Quốc sáu mươi năm trước, Tây Tạng cố gắng để gây mất ổn định sự cai trị của Abbasid tại Sogdia không phải là phần của một phương án để thu hút tín đồ Phật giáo. hoàn toàn là một động thái chính trị kinh tế để đạt được quyền lực, lãnh thổ, thuế từ các con đường tơ lụa thương mại. Các nhà lãnh đạo tôn giáo Tây Tạng vào thời điểm bận rộn với sự ổn định Phật giáo trong phạm vi biên giới của mình duy trì sự tự do từ việc kiểm soát lâu dài và tham nhũng nội bộ. Mặc dù các nhà lãnh đạo tham gia trong chính phủ, phạm vi ảnh hưởng của họ không mở rộng đến các vấn đề quân sự. Mối quan tâm của họ đối với  các vấn đề bên ngoài đã được tập trung hoàn toàn vào sự liên hệ văn hóa với Pala Ấn Độ nhà Đường Trung Quốc cũng như tương lai của Phật giáo tại Tây Tạng.
Những người Abbasids chắc chắn cũng không biết gì về tín ngưỡng của người Turki Shahi Tây Tạng. Những họ nhìn thấy chỉ đơn giản là lực lượng nước ngoài hỗ trợ một giáo phái của phiến quân tôn giáo cuồng tín không chỉ can thiệp vào sự thực hành Hồi giáo của tín đồ của họ, nhưng lẽ quan trọng hơn, là đang cố gắng để lật đổ quyền lực chính trị của họ. Thực tế, thánh chiến được nhắm vào người Turki Shahi và nền chính trị Tây Tạng, không phải Phật giáo của họ.
Al-Ma'mun thì không có ý  khép kín, cuồng tín tôn giáo. Giống như cha mình, Harun al-Rashid, ông ta có sự phóng khoáng trong văn hóa và tiếp tục bảo trợ sự dịch thuật các tài liệu Ấn Độ. Triều đại của ông không chỉ nhìn thấy một tầm cao mới trong thời khoa học của người Abbasids, nhưng cũng phổ biến thông tin tích cực về nền văn minh Ấn Độ tăng trưởng chưa từng thấy xuyên qua những người Ả Rập. Ví dụ, năm 815, cùng một năm khi sự  thất bại của vua Caliph về Shah Kabul, al-Jahiz (sinh 776) đã công bố tại Baghdad Fakir as-Sudan ala l'Bidan (người Đen ưu việt hơn người trắng), điều này bao gồm sự ca ngợi những thành tựu văn hóa lớn của Ấn Độ. Có những cảm xúc tích cực về Ấn Độ, giữa người Abbasids trong thời điểm này, điều này chắc chắn đã mở rộng đến tất cả người Ấn Độ của tất cả các tôn giáo, bao gồm cả Phật giáo.
Nếu cuộc thánh chiến của al-Ma'mun chống lại chính Phật giáo, ông ta đã nhắm vào không chỉ đơn thuần là liên minh Tây Tạng-Turki Shahi-Qarluq-Oghuz, nhưng tại Tiểu lục địa Ấn Độ, nơi Phật giáo hưng phát có sự thiết lập tốt hơn. Tuy nhiên, sau khi chiến thắng ở Kabul, lực lượng của Caliph tấn công Gilgit Ferghana, không phải Oddiyana. Họ những mục tiêu khác trong dự định.
Chúng ta hãy kiểm tra tình hình tại Tây Tạng ngay trước những chiến thắng của al-Ma'mun Gandhara Gilgit để đánh giá tình hình đầy đủ hơn. Điều này cũng có thể giúp chúng ta hiểu lý do tại sao sự phục tùng của nhà chỉ huy quân sự  Shah Kabul và Tây Tạng hầu như không bất kỳ tác dụng đối với việc truyền bá Hồi giáo đến Tây Tạng hay các quốc gia chư hầu của .

No comments :

Post a Comment

BUDDHISM AND MAGAZINES/TODAY NEWS