Friday, April 27, 2012

Sự Giao Thoa Lịch Sử giữa Văn Hóa Phật Giáo và Hồi Giáo Trước Triều Đại Mongol

Alexander Berzin-Tịnh Quang chuyển ngữ

Phần III: Sự Truyền Bá của Hồi Giáo Xuyên Qua Người Thổ Nhĩ Kỳ (840 - 1206 CE)

13. Sự Thành Lập Những Đế Chế Mới tại Trung Á

Sự Thành Lập Đế Chế Qarakhanid


Khi người Thổ Nhĩ Kỳ Orkhon Uighur  được điều khiển từ Mông Cổ bởi sự tiếp quản của Kyrgyz vào năm 840 CE, họ bị mất sở hữu lãnh địa thiêng liêng- ngọn núi vàng Otukan gần thủ đô xưa của họ, Ordubaliq. Theo tín ngưỡng Manichaean Tengrian và Phật giáo trước kia của người Turks, bất cứ ai kiểm soát ngọn núi này những n cai trị học  thuyết của  toàn bộ thế giới Thổ Nhĩ Kỳ. Chỉ ông ta và con cháu ông ta mới thẩm quyền tinh thần để chấp nhận danh xưng qaghan, chỉ bộ lạc của ông ta mới có thể cung cấp các nhà lãnh đạo chính trị cho các bộ lạc Thổ Nhĩ Kỳ khác. Các lực lượng tâm linh (qut) đại diện cho vận mạng của Thổ Nhĩ Kỳ như một toàn thể cư trú trong ngọn núi này sẽ hiện thân trong qaghan như là lực lượng quan trọng của chính ông ta hoặc sức mạnh lôi cuốn với việc chịu trách nhiệm cho sự thành công hay thất bại của mình.

Các nhà lãnh đạo của hai vương quốc lớn được thiết lập bởi những người tị nạn Duy Ngô Nhĩ, người Duy Ngô Nhĩ Qocho hướng bắc Tarim Basin và người Yugurs Vàng Gansu Corridor đã không hội đủ điều kiện cho danh xưng chính trị-tôn giáo này kể từ khi lãnh địa của họ đã không mở rộng đến Mông Cổ. T khi người Kyrgyz thuộc về chủng tộc Mông Cổ đã không nói tiếng gốc Thổ Nhĩ Kỳ, họ cũng không làm nhà cai trị Hyrgyz của chính Mông Cổ. Họ những người của vùng rừng Siberian, không phải của thảo nguyên, không tin vào sự thiêng liêng của Otukan.


Tuy nhiên có một ngọn núi thiêng liêng thứ hai, Balasaghun, trên sông Chu River ở miền bắc Kyrgyzstan gần Lake Issyk Kul. được dưới sự kiểm soát của Western Turks, những người đã xây dựng nhiều  tu viện Phật giáo trên các sườn dốc của . Khi ngọn núi nằm trong lãnh thổ Qarluq Turk, nhà cai trị Qarluq, Bilga Kul Qadyr, vào năm 840 tuyên bố mình "qaghan", nhà lãnh đạo hợp pháp bảo vệ của tất cả các bộ lạc gốc Thổ Nhĩ Kỳ, và đổi tên vương quốc triều đại của ông ta thành Qarakhanid (Karakhanid ).

Ngay sau khi thành lập, Đế chế Qarakhanid chia làm hai. Chi nhánh phía tây thủ đô của nó tại Taraz trên Talas River bao gồm các thành phố lớn của Kashgar với  phía đông nam, xuyên qua  dãy núi Tianshan ngay cuối  cực tây của lưu vựcTarim Basin. Việc phân chia phía đông, đến phía bắc qua dãy Kyrgyz Range được tập trung xung quanh ngọn núi linh thiêng của Balasaghun trên Chu River.


Sự Quan Hệ giữa Qarakhanids và Uighurs

Trong suốt giai đoạn của họ (840 - 1137), những đế chế Qarakhanids không bao giờ phát động một chiến dịch quân sự chống lại những lãnh chúa cũ của mình-đế chế Duy Ngô Nhĩ (Uighurs), mặc dù trước đó, như  Qarluqs, họ đã thường xuyên chiến đấu. Hai trong số bốn cộng đồng tị nạn Orkhon Uighur   rất nhỏ đã định cư ở trong đế chế Qarakhanid - tại Kashgar dọc theo thung lũng Chu River Valley. Không rõ vì lý do gì họ trở nên đồng hóa, hoặc nếu có thể họ duy trì chính mình như là dân tộc thiểu số nước ngoài. Tuy nhiên, các đế chế Qarakhanids đã duy trì một sự cạnh tranh văn hóa với hai dân tộc khác, nhiều nhóm lớn hơn, người Duy Ngô nhĩ Qocho người Yugurs Vàng. Họ cố gắng dùng văn hóa khác, với mục đích phi quân sự để đạt được uy thế cho mình.

Bộ lạc Duy Ngô Nhĩ Qocho đã trở thành đô thị hóa cao trong các ốc đảo phía bắc của Tarim Basin. Từ bỏ những truyền thống quân sự ngày xưa với những thảo nguyên tiếp nhận Phật giáo, họ sống chủ yếu trong hòa bình với các vương quốc xung quanh. Bộ lạc Yugurs Vàng cũng trở thành đô thị hóa ở các thành phố chính của Gansu Corridor, họ cũng trở thành Phật tử, nhưng chiến tranh gần như liên tục với các nước láng giềng của họ-Tanguts, với phía đông tiếp tục đe dọa họ. c bộ lạc Uighur có quan hệ thân thiện với Trung Quốc, kể từ khi những người định cư bản địa Hán trong đây đã giúp họ lật đổ những cựu lãnh đạo Tây Tạng của  khu vực và thiết lập vương quốc của họ.

Quan Hệ Ban Đầu giữa Đế Chế Qarakhanids và Tây Tạng


Hai dân tộc Duy Ngô Nhĩ cùng nhau thành lập nhóm Thổ Nhĩ Kỳ duy nhất  vào thời điểm đó với một ngôn ngữ viết một nền văn hóa cao mà họ đã đạt được với sự giúp đỡ của các thương nhân Sogdian các tu sĩ sống trong cả hai lãnh địa của họ. Người Qarakhanids thiếu những phẩm chất này, mặc sự kiểm soát của họ Kashgar, cũng một sự hiện diện Sogdian. Tuy nhiên, với chủ  hữu  vùng Balasaghun, họ đã có một sự tuyên khai mạnh mẽ cho sự lãnh đạo của của dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ.

Qarakhanids duy trì
pháp tục ủng hộ sự pha trộn của Phật giáo, Thổ Nhĩ Kỳ Shaman giáo, Tengrism giống như người  Western Thổ Nhĩ Kỳ  trước h. Họ cũng tiếp tục quan hệ hữu nghị truyền thống với cựu đồng minh, quân sự lâu dài vớiTây Tạng. Sau này, mặc dù chính trị suy yếu, họ vẫn tạo nên một sự ảnh hưởng văn hóa mạnh mẽ vào các lãnh thổ trực tiếp ở hướng đông của Qarakhanids. Với hơn một thế kỷ sau vụ ám sát của Langdarma vào năm 842, Tây Tạng ngôn ngữ quốc tế của thương mại và ngoại giao được sử dụng từ vùng Khotan đến Gansu. Do sự chiếm đóng dài hạn của Tây Tạng đối với  khu vực, nó chỉ là  ngôn ngữ  địa phương thông thường. Nhiều kinh văn Phật giáo của người  Hán người Duy Ngô Nhĩ  đã được chuyển  thành chữ Tây Tạng để  sử dụng rộng rãi nhất, một số tác phẩm  thậm chí được tài trợ bởi hoàng gia Kyrgyz.

Vương Quốc Saffarid


bằng sự biểu hiện  liên kết chặt chẽ hơn giữa Qarakhanids Tây Tạng, sau sự đàn áp của  Langdarma đối với truyền thống tu viện Phật giáo, ba nhà sư tại miền trung Tây Tạng đã trốn thoát cuộc đàn áp bằng cách đi băng qua phía tây Tây Tạng và chấp nhận tị nạn tạm thời trên lãnh thổ Qarakhanid của Kashgar. Người Qarakhanids đã thông cảm với hoàn cảnh của họ, Phật giáo đã đủ ổn định trong khu vực đó giúp họ cảm giác an toàn. Các nhà sư tiếp tục về phía đông, hầu hết dọc theo bờ rìa phía nam của vùng lòng chảo Tarim Basin, hướng dẫn nhiều đồng bào của họ tại Gansu,  cuối cùng họ định cư tại khu vực Kokonor thuộc đông bắc Tây Tạng, nơi mà vương quốc Tsongka Kingdom sớm được thành lập. Họ chịu trách nhiệm cho sự sống còn của hệ thống  truyền thừa của các tu sĩ được hồi sinh ở trung Tạng từ Tsongka một thế rưỡi sau đó.

Sau khi Tướ
ng Tahir thành lập nhà nước Tahirid tại Bactria năm 819, tiếp theo nhà lãnh đạo Hồi giáo địa phương tuyên bố quyền tự trị dưới đế chế  Abbasids Yaqub bin al-Saffar, người thành lập triều đại Saffarid (861-910) từ thành trì của mình Sistan, đông nam Iran. Ông ta là một nhà thống lãnh quân sư cực kỳ tham vọng, trong năm 867 khởi hành chinh phục tất cả vùng Iran. Năm 870, lực lượng Saffarids của ông ta  xâm chiếm Kabul. Đối mặt với sự thất bại kế tiếp, những nhà lãnh đạo cuối cùng của Phật giáo Shahi Turki đã bị lật đổ bởi giáo sĩ Bà La Môn của ông ta-Kallar, người đã từ bỏ Kabul với Saffarids thành lập triều đại Hindu Shahi  (870 - 1015) tại Gandhara Oddiyana.


Nhà lãnh đạo Saffarid đánh cướp những tu viện của Kabul Valley và gửi những bức tượng Phật từ những tu viện này đến vua Abbasid caliph như là chiến lợi phẩm chiến tranh tại Baghdad. Sự chiếm đóng của những chiến binh Hồi giáo này tại Kabul đòn khốc liệt đầu tiên chống lại Phật giáo tại đây. Sự thất bại trước đó và sự cải sang Hồi giáo của Kabul Shah vào năm  815  chỉ có  tác động nhỏ trên tình trạng chung của Phật giáo trong khu vực.

Lực lượng Saffarids tiếp tục chiến dịch chinh phục của họ phá hủy vùng bắc, chiếm Bactria đánh bật lực lượng Tahirids trong năm 873. Tuy nhiên, vinh quang của họ thì thật ngắn ngủi. Năm 879, Binh linh Shahis Hindu lấy lại quyền kiểm soát của khu vực Kabul. Họ bảo trợ cả Ấn Độ giáo và Phật giáo qua quần chúng của họ, và Phật giáo được hồi sinh bao trùm cả khu vực.

Các tu viện Phật giáo tại Kabul nhanh chóng khôi phục  lại sự sang trọng và vinh quang từ quá khứ của chúng. Asadi Tusi, trong tác phẩm Garshasp Name  của ông ta viết vào năm 1048, tả tu viện Subahar được tìm thấy bởi lực lượng Ghaznavids khi họ chiếm Kabul từ Hindu Shahis khoảng năm mươi năm trước đó. Nó là một trong những ngôi chùa bức tường đá cẩm thạch, cửa ra vào được mạ vàng, sàng nền bằng bạc, ở trung tâm của , một vị Phật trên ngôi được làm bằng vàng. Bức tường của được trang trí với các biểu tượng của các hành tinh và mười hai cung hoàng đạo, giống hệt với chủ đề Zurvanite được tìm thấy trong phòng ngai vàng của cung điện  Iranian Sassanid Taqdis trong nhiều thế kỷ trước đó.

Vương Quốc Samanid và Buyid


Trong khi đó, các thống đốc Ba Tư của Bukhara Samarkand cũng đã tuyên bố quyền tự trị của họ từ lực lượng Abbasids đã sáng lập ra triều đại Samanid (874-999). Năm 892, người sáng lập đế chế  Samanid, Ismail bin Ahmad (r. 874-907) chiếm thủ đô Western Qarakhanid, Taraz, khiến nhà cai trị của nó là Oghulcahq dời thủ đô của mình đến Kashgar. Ismail bin Ahmad sau đó đã chiếm  Bactria từ lực lượng Saffarids vào năm 903, khiến cho những nhà cai trị khắc nghiệt Saffarid rút lui vào miền trung Iran.

Người Samanids đã nâng cao trở lại với truyền thống văn hóa của Iran, nhưng duy trì sự  trung thành chính trị với người Ả Rập. Họ là những người đầu tiên viết Tiếng Ba Tư trong văn bản Ả Rập đã làm phát triển văn học Ba Tư. Ở đỉnh cao quyền lực của họ, dưới thời Nasr II (r. 913-942), nền hòa bình đã hưng thịnh tại Sogdia Bactria, với một mức độ cao của văn hóa.

Người Samanids thuộc giáo phái Sunni, nhưng Nasr II cũng có cảm tình với giáo phái Shiite Ismaili. Ông ta cũng hòa bình với  Phật giáo, thực tế được chứng minh rằng những hình ảnh Đức Phật được chạm khắc vẫn được thực hiện và được bán tại thủ đô Samanid của Bukhara trong thời gian này. Người Samanids lại còn cảm thông với nhiều sự  bức hại đối với người Ma Ni giáo, và nhiều người  lánh nạn  được tìm thấy tại Samarkand trong thời gian cai trị của họ.

Nhóm tôn giáo duy nhất cảm thấy không được hoan nghênh Zoroastrians, những tín đồ của của người sáng lập Samanid trước khi ông ta cải sang Hồi giáo. Một cộng đồng lớn của họ đã di cư đến Ấn Độ, đến Gujarat bằng đường biển vào năm 936. đây, họ đã được biết đến như những tín đồ Parsis (tín đồ giáo phái thờ lửa). Ngay sau đó, người kế nhiệm của Nasr II, Nuh ibn Nasr (r. 943-954), đã đàn áp khốc liệt giáo phái Ismaili của Hồi giáo.

Trong suốt thời gian này, lực lượng  Abbasid  caliphs ở Baghdad đã yếu hơn bao giờ hết. Ngay sau khi sự sụp đổ của Saffarids vào năm 910, lực lượng Buyids đã thành lập triều đại cai trị của họ  phần lớn tại Iran (932-1062). Đế chế Buyids là tín hữu của Shiite, và trong suốt triều đại của họ, họ kiểm soát Baghdad caliphs một cách có hiệu quả. Họ tiếp tục hỗ trợ sự quan tâm của Abbasid với sự nghiên cứu của  nước ngoài,  nhưng đặc biệt là khoa học. Năm 970, một nhóm  học giả Baghdad được biết qua tác phẩm  "Huynh Đệ của Sự Tinh Khiết  (Ikhwanu's-Safa)" được  xuất bản với  bộ một bách khoa toàn thư năm mươi tập  bao gồm tất cả các lĩnh vực của kiến ​​thức đương đại, những nguồn tái liệu được dịch từ  tiếng Hy Lạp, Ba Tư, và Ấn Độ.

Đế Chế Khitan


Trong khi đó, một đế chế quan trọng khác đang phát triển phía tây nam Mãn Châu đã nhanh chóng tác động cán cân quyền lực ở Trung Á. Đây là đế chế  Khitans. Nhà lãnh đạo  Apaochi (872-926) đã thống nhất các bộ lạc Khitan khác nhau trong khu vực và tuyên bố mình là "khan"  vào năm 907, một năm sau sự sụp đổ của triều đại nhà Đường Trung Quốc. Đế chế Khitans theo một sự pha trộn của truyền thống Phật giáo Trung Quốc   Hàn Quốc cùng với hình thức bản địa của Shaman giáo. Apaochi đã xây dựng một ngôi chùa Phật giáo Khitan trong năm 902,   năm 917 tuyên bố Phật giáo quốc giáo.


Người Khitans nhóm được biết đầu tiên nói tiếng Mông Cổ. Họ đã có một nền văn minh phát triển cao với các kỹ năng đặc biệt trong kim loại. Với mong muốn giữ một bản sắc riêng biệt cho dân tộc của mình, vào năm  920,  Apaochi đã ra lệnh thành lập chữ viết cho ngôn ngữ  Khitan, theo mô hình  mẫu tự của người Trung Quốc, nhưng phức tạp hơn nhiều. Trong những thế kỷ sau, trở thành căn bản cho hệ thống chữ viết của người Jurchen Tangut.

Năm 924, Apaochi Khan lật đổ đế chế  Kyrgyz chiếm Mông Cổ. Tuy nhiên, ông có đầu óc rất phóng khoáng, dung nạp các tín hữu Kitô giáo và Ma Ni giáo còn lại ở đây sau khi người Duy Ngô Nhĩ Orkhon ra đi. Ông cũng mở rộng quyền bá chủ của mình đến Gansu Corridor   phía bắc Tarim Basin, nơi mà người Yugurs Vàng người Duy Ngô Nhĩ  Qocho đã quy phục một cách hòa bình và trở thành những quốc gia chư hầu. Năm 925, ông ta đã tiếp nhận chữ viết Uighur như chữ thứ hai, đơn giản hơn chữ viết Khitan. Thậm chí ông ta còn mời hai nhóm người Duy Ngô Nhĩ trở về với những vùng đất thảo nguyên của họ. Tuy nhiên, Họ đã chấp nhận một đời sống ộn định ở đô thị và có lẽ cũng lo sợ người Khitan tiếp quản toàn bộ con đường Tơ Lụa trong sự vắng mặt của họ, cả người Duy Ngô Nhĩ Yugurs đều từ chối.

Đế chế Khitan nhanh chóng mở rộng theo nhiều hướng. Ngay sau đó, bao gồm tất cả vùng Mãn Châu, một phần của phía Bắc Hàn Quốc, và một vùng rộng lớn của vùng đông bắc hướng bắc Trung Quốc. Những người kế thừa Apaochi đã tuyên lập triều đại Liêu (947-1125), là một đối thủ kẻ thù liên tục của triều đại Bắc Tống cTrung Quốc (Song Dynasty 960-1126). Người thừa kế sau đã thành công trong việc tái thống nhất lãnh thổ Trung Quốc sau nửa thế kỷ của sự phân mảnh.


Mặc giới quý tộc Khitan chiếm đóng lãnh thổ
Trung Quốc và hầu hết đã trở thành Trung Quốc hóa, những người Khitans bên ngoài Trung Quốc tiếp tục duy trì bản sắc văn hóa và phong tục riêng của họ. Các nhà lãnh đạo Khitan luôn luôn duy trì triều đình và trung tâm sức mạnh quân sự của mình  ở tây nam Mãn Châu. Họ chỉ giao thoa đãi bôi bên ngoài đối với nghi lễ Nho giáo thay vì nhấn mạnh những phong tục mạnh mẽ của Phật giáo họ đã pha trộn với các niềm tin truyền thống Shaman giáo của họ. Dần dần, giá trị Phật giáo chiếm ưu thế. Việc cúng tế người tại lăng mộ hoàng đế Khitan được ghi nhận cuối cùng vào năm 983. Hoàng đế Khitan, Xingzang (Hsing-Tsang) sau khi đã quy y Phật giáo vào năm 1039 ra lệnh cấm giết ngựa tại tang lễ vào năm 1043.

Since the Khitans had been familiar with Han Chinese Buddhism for centuries before declaring their dynasty and also because the most extensive Buddhist literature was available in the Chinese language, Han civilization soon overshadowed Uighur elements as the main foreign influence on Khitan society. The Qocho Uighurs and Yellow Yugurs felt increasingly estranged. Subsequently, while maintaining diplomatic and trade relations with their overlords, the Khitans, they pursued a more autonomous course. They never rebelled, however, perhaps for a number of reasons. The Khitans had military superiority. Not only would the Uighur and Yugurs be unable to vanquish them, they would, on the contrary, be able to profit from having them as protectors. Furthermore, both Uighur groups, despite having adopted Buddhism, undoubtedly still had their eyes on the sacred Otukan Mountain in Mongolia, under Khitan control, and did not wish to lose all contact with it. Uighur Buddhism, like its Old Turk predecessor and the parallel Khitan form, combined Tengrian and shamanic elements into the faith.

T khi các đế chế Khitans đã quen thuộc với Phật Giáo Trung Hoa trong nhiều thế kỷ trước khi tuyên lập triều đại của họ cũng bởi vì nền văn học Phật giáo rộng lớn nhất đã có sẵn trong ngôn ngữ Trung Quốc, nền văn minh của người Hán nhanh chóng làm lu mờ yếu tố văn hóa Duy Ngô Nhĩ (Uighur) như ảnh hưởng chính của ngoại bang trên xã hội Khitan. Người Duy Ngô Nhĩ Qocho Yugurs Vàng cảm thấy ngày càng xa rời. Sau đó, trong khi vẫn duy trì quan hệ ngoại giao và thương mại với lãnh chúa của họ-đế chế Khitans, họ đã theo đuổi một tiến trình tự trị hơn. Tuy nhiên, Họ không bao giờ nổi loạn, lẽ một số lý do. Lực lượng Khitans ưu thế quân sự. Người Duy Ngô Nhĩ Yugurs sẽ không có khả năng đánh bại họ, ngược lại họ có thể, có được lợi ích từ việc có họ (các chư hầu) như những người bảo vệ. Hơn nữa, cả hai nhóm người Duy Ngô Nhĩ, mặc dù đã theo Phật giáo, chắc chắn vẫn còn để  đôi mắt của họ trên ngọn núi thiêng Otukan  ở Mông Cổ, dưới sự kiểm soát của Khitan, không muốn mất tất cả sự liên lạc với nó. Phật giáo Uighur, giống như  những người tiền bối Old Turk với hình thức Khitan song song của nó, kết hợp những yếu tố Tengrian Shaman giáo thành tín ngưỡng.

No comments :

Post a Comment

BUDDHISM AND MAGAZINES/TODAY NEWS