Monday, April 30, 2012

Sự Giao Thoa Lịch Sử giữa Văn Hóa Phật Giáo và Hồi Giáo Trước Triều Đại Mongol

Alexander Berzin-Tịnh Quang chuyển ngữ

Phần III: Sự Truyền Bá Hồi Giáo Xuyên Qua Người Thổ Nhĩ Kỳ (840 - 1206 CE)

14. Sự Thành Lập Hai Quốc Gia Phật Giáo Thổ Nhĩ Kỳ Đầu Tiên 


Sự Cải Đạo của Bộ Lạc Qarakhanids Sang Hồi Giáo


Trong thời gian những năm 930s, Nasr bin Mansur, một thành viên nổi bật của hoàng gia Samanid đào ngũ sang đế chế Western Qarakhanids được nhậm chức như  thống đốc của Artuch, một vùng nhỏ ở phía bắc của Kashgar. Ông ta rõ ràng đã cố gắng xâm nhập vào phía sau phòng tuyến Qarakhanid  để có điều kiện mở rộng thêm đế quốc Samanid. một tín hữu Hồi giáo, Samanid ra lệnh cho một nhà thờ Hồi giáo đầu tiên được xây dựng  Artuch tại Tarim Basin. Khi Satuq, cháu trai của Oghulchaq- nhà lãnh đạo Western Qarakhanid đến thăm khu vực này, ông đã phát triển sự thích thú  trong tôn giáo mới rồi cải đạo.

Theo sử liệu Hồi giáo, khi Satuq cố gắng để thuyết phục chú của mình thay đổi tôn giáo,  sau đó bị kháng cự và dẫn đến một cuộc đụng độ kéo dài. Người cháu trai cuối cùng lật đổ chú của mình tự xưng Satuq Bughra Khan. Với tuyên ngôn Hồi giáo sunni một quốc giáo, người Western Qarakhanids thuộc Kashgar đã trở thành người đầu tiên của bộ lạc Thổ Nhĩ Kỳ chính thức chấp nhận tín ngưỡng Hồi giáo. Sự kiện này xảy ra vào những năm cuối thập niên 930.

Phân Tích Động Cơ Đối Với Việc Cải Đạo

Mặc lòng hăng say đối với đạo có thể đã thúc đẩy hành động của Satuq, chắc chắn ông ta còn thêm một lý do tham vọng quyền lực. Để đạt được mục tiêu cai trị Qarakhanids, ông ta liên minh với người xâm nhập Samanid, người này cũng có một mục tiêu tương tự. Để đạt được mục tiêu mà ông ta tin tưởng, Satuq hẳn cần phải áp dụng một chiến lược.

Lực lượng Samanids Iran đã theo tục quán của Abbasid Rập về việc đối xử với các bộ lạc gốc Thổ Nhĩ Kỳ như nô lệ và cưỡng ép các chiến binh của họ vào quân đội của mình. Mặc dù đế chế Samanids không có khoan dung đối với các tôn giáo khác, họ vẫn cung cấp sự tự do cho các nô lệ này trên danh nghĩa nếu họ cải sang đạo Hồi. Hơn một ngàn người Qarakhanids sống trong lãnh thổ Samanid đã thay đổi tôn giáo theo cách này. Nếu Satuq tự quy phục  mình những người của ông ta  theo ông Hồi giáo, ông ta sẽ dễ dàng đạt được sự tin tưởng của nhà lãnh đạo Samanids được niêm dấu trong một một liên minh quân sự.

Hơn nữa, nếu Satuq tham vọng của riêng mình để xoay hướng thiệt hại  lãnh thổ West Qarakhanid đưa người Thổ Nhĩ Kỳ vào trong quyền lực khu vực, bước di chuyển của ông ta sẽ được thuận lợi qua việc thống nhất người dân của mình xung quanh một tôn giáo mới. Đây là hình thời gian thử nghiệm trước Tây Tạng, Đông Turk, và những thành công của  người Duy Ngô Nhĩ. Sự kết hợp của Phật giáo và Shaman giáo đã không cung cấp sự ủng hộ trợ siêu nhiên cho người  chú của ông ta để giữ quyền kiểm soát những vùng đất của ông ta khắp vùng Tianshan Mountains, nhưng khi với Hồi giáo phía sau, Samanids đã thành công trong việc đạt được chiến thắng. Sự lựa chọn  tôn giáo mới rõ ràng như vậy.

Những bộ tộc Duy Ngô Nhĩ Qocho bấy giờ đang phát triển mạnh nhờ sự nâng đỡ của Phật giáo và các lãnh chúa của chi nhánh phía bắc con đường Tơ Lụa xuyên qua lưu vực Tarim Basin. Người anh em chủng tộc của họ, người Yugurs Vàng, cũng là Phật tử  mạnh mẽ, đã kiểm soát vùng Gansu Corridor nơi mà sau khi các chi tộc phía Bắc và phía Nam đã hợp nhau  tại Đôn Hoàng, con đường Tơ Lụa hướng vào Trung Quốc. Để tập hợp các bộ lạc Turkic đằng sau tham vọng của mình, tách rời người Duy Ngô Nhĩ, Satuq cần một tôn giáo không chỉ khác biệt từ Phật giáo. Ông cần tôn giáo sẽ thừa nhận ông ta tái mở lại chi nhánh thay thế phía Nam của tuyến đường này thay đổi trọng tâm của sự kiểm soát thương mại từ hướng đông đến các khu vực hướng tây.

Khi những bến ga phía tây của con đường Tơ Lụa tại Sogdia nằm trong tay của Hồi giáo, kế hoạch của Satuq dường như là để chinh phục Sogdia. rồi kiểm soát hướng đông từ Kashgar, ông ta đã có thể sử dụng Hồi giáo để tạo nên một sự thống nhất văn hóa cùng bộ lạc phía Nam của tuyến đường này đi qua Gansu Corridor, với chính mình người bảo vệ nh chúa. Đúng ngay lúc người Duy Ngô Nhĩ đã sử dụng ngọn cờ Phật giáo để giành chiến thắng và củng cố sự kiểm soát của họ trên chi nhánh phía bắc Tarim của con đường Tơ Lụa, Satuq hiển nhiên mong ước hoàn thành tương tự đối với lực lượng Qarakhanids với bộ lạc phía Nam dưới ngọn cờ của Hồi giáo. Tuy nhiên, đầu tiên, để tập hợp các dân tộc gốc Thổ Nhĩ Kỳ đứng sau lưngnh, ông ta cầu khẩn ngọn núi thiêng liêng của người Thổ Nhĩ Kỳ biến đổi lợi thế siêu nhiên về phe của mình.

Củng Cố Quốc Gia Hồi Giáo Qarakhanid


Năm 942, Satuq Bughra Khan, với sự giúp đỡ của các đồng minh Samanid của mình, đã cố gắng chinh phục Đông Qarakhanids giành quyền kiểm soát Balasaghun. Không thành công, ông ta bèn trở lại chống Samanids, giúp đỡ các nhóm đối lập địa phương để làm suy yếu quyền lực của họ tại Sogdia. Điều này đã chứng tỏ rằng tham vọng chính trị nặng hơn bất kỳ cảm xúc nào mà ông ta đã có đối với quan hệ tôn giáo với những người Hồi giáo đồng nghiệp của mình.

Trong những thập niên kế tiếp, những người thừa kế Satuq không chỉ giành được Balasaghun tái thống nhất Qarakhanids, nhưng cũng chiếm Samarkand Bukhara từ đế chế Samanids. Với tư cách là những lãnh chúa những người bảo vệ ngọn núi linh thiêng của người Thổ Nhĩ Kỳ, họ nhân danh qaghan vào cuối thế kỷ đó. Bấy giờ họ đã có thể chuyển sự chú ý của mình tới mục tiêu chính, khu phía Nam Tarim của con đường Tơ Lụa.

Sự Vượt Bậc của Triều Đại Ghaznavids Sự Sụp Đ của Đế Chế Samanids

Năm 962, Alptigin, lãnh tụ quân đội Thổ Nhĩ Kỳ nô lệ dưới quyền Samanid đã giành được danh nghĩa tự do của mình bằng cách chuyển sang giáo phái Hồi giáo Sunni, ông ta đã chiếm Ghazna từ những người thầy của mình-lãnh thổ này thuộc đông nam Afghanistan ngày nay. Con rễ của ông ta, Sabuktigin (r. 976-997), đã lập nên ba triều đại tự trị Ghaznavid Dynasty (976-1186), chỉ trung thành với đế chế Abbasid. Nhà nước của ông ta là quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ Hồi giáo thứ hai phát triển ở Trung Á. Ông ta chinh phục Kabul Valley từ nhà cai trị phái Hindu Shahi Jayapala (r. 964-1001), và đưa người Hindu Shahis trở về Gandhara Oddiyana, và mở rộng quyền cai trị của mình đến tận vùng đông bắc Iran. Ông cũng đã xâm chiếm Sindh từ Mukran (Baluchistan) sáp nhập một số vùng phía tây của .

Lực lượng Samanid Ba Tư tiếp tục suy giảm quyền lực cuối cùng đã bị lật đổ vào năm 999. Những chiến binh lệ gốc Thổ Nhĩ Kỳ trong quân dịch của họ đã hướng đến những phương cách riêng của dân tộc mình và  đã giúp lực lượng Ghaznavids Qarakhanids hạ bệ họ. Con trai thừa kế của Sabuktigin là vua Mahmud của Ghazni (r. 998-1030) đã phân chia những gì còn lại của các vùng đất Samanid tại Sogdia Bactria với đế chế Qarakhanid Qaghan. Ông ta cũng đã chiếm Khwarazm - hiện nay là vùng tây bắcTurkmenistan và miền tây Uzbekistan - hầu hết lãnh thổ Iran.


Mặc người Thổ Nhĩ Kỳ, Mahmud tôn vinh đế chế Iranian Sassanid bảo trợ truyền thống văn hóa của , như các đế chế Samanids trước ông. Ông ta đã triệu tập các học giả nhà văn Ba Tư được tuyển chọn từ Khwarazm đến Ghazna, ví dụ, Abu Raihan Muhammad ibn-I-Ahmad al-Biruni (973-1048)  phục vụ cho ông ta như là chiêm tinh gia của triều đình. Ông ta khuyến khích việc sử dụng ngôn ngữ Ba Tư ở bất cứ nơi nào mà ông ta chinh phục chắc chắn ông ta đã cảm kích mô típ Sassanid của người Iran đối với sự  miêu tả về các hành tinh và các dấu hiệu của hoàng đạo trên các bức tường của tu viện Subahar cha của ông đã tìm thấy tại Kabul.

Như thế, mặc dù những vương quốc Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ bấy giờ kiểm soát Sogdia Bactria lần đầu tiên trong lịch sử, nhịp điệu của mỗi vương quốc thì khác nhau. Các đế chế Qarakhanids là những người bảo hộ truyền thốngThổ Nhĩ Kỳ, trong khi đế chế Ghaznavids ủng hộ văn hóa của Iran. Các nhà lãnh đạo trước đây đã tự nguyện cải  sang Hồi giáo chủ yếu vì đạt được lợi ích kinh tế chính trị, trong khi những người sau này để đạt được tự do tương đối như những lãnh tụ quân sự nô lệ trong việc phục vụ một sự cai trị của Hồi giáo nước ngoài. Mỗi đế chế  truyền bá Hồi giáo bên kia Tây Turkistan trong quá trình mở rộng quân sự của họ - đế chế  Qarakhanids đến những vùng của Đông Turkistan, trong khi đế chế Ghaznavids đến phía bắc Ấn Độ. Chúng ta hãy kiểm tra động cơ của họ để đánh giá có phải những nỗ lực của họ là một phần của một cuộc thánh chiến thực sự chống lại các tôn giáo khác hay chỉ là một cuộc thánh chiến danh nghĩa, nhưng trên thực tế, có nhiều bản chất chính trị và kinh tế hơn .

No comments :

Post a Comment

BUDDHISM AND MAGAZINES/TODAY NEWS