Thếgiới mà chúng ta đang sống là thế giới của dục vọng. Mọi
chúng sanh được sinh ra và tồn tại như là một sự kết hợp của những dục vọng.
Chúng ta được sinh ra do sự ham muốn của cha của mẹ. Khi chúng ta bước vào thế
giới này chúng ta trởnên mê đắm vật chất, và tự trở thành nguồn gốc của dục
vọng. Chúng ta thích thú với những tiện nghi vật chất và những khoái lạc của
giác quan. Vì thế chúng ta chấp trước vào thân này, nhưng xét cho cùng thì
chúng ta thấy rằng thân này là nguồn gốc của khổ đau phiền não. Vì thân này
không ngừng thay đổi. Chúng ta aoước được sống mãi, nhưng từng giờ từng phút
thân xác này thay đổi tử trẻ sang già, từ sống sang chết. Chúng ta có thể vui
sướng trong lúc chúng ta còn trẻtrung khỏe mạnh, nhưng khi chúng ta quán tưởng
đến sự già nua bệnh hoạn, cũng như cái chết luôn đe dọa ám ảnh thì sựlo âu sẽ
tràn ngập chúng ta. Vì thếchúng ta tìm cách trốn chạy điều này bằng cách né
tránh không nghĩ đến nó. Tham sống và sợ chết là một trong những hình thức chấp
trước. Chúng ta còn chấp trước vào quần áo, xe hơi, nhà lầu và tài sản của
chúng ta nữa. Ngoài ra, chúng ta còn chấp trước vào những ký ức liên quan đến
quá khứ hoặc những dự tính cho tương lai nữa.
Hành giả tu thiền nên luôn có thái độ ‘Nhìn mà không thấy, nghe mà không hay,
ngửi mà không có mùi.’ Tại sao lại nhìn mà không thấy? Bởi vì có sự hồi quang
phản chiếu. Tại sao nghe mà không hay? Bởi vì phản văn văn tự kỷ, tức quay cái
ngheđể nghe chính mình. Tại sao ngửi mà không có mùi? Bởi vì thâu nhiếp thân
tâm, nên mùi vị không làm cho mình dính mắc. Đây là trạng thái khi mắt nhìn sắc
mà không thấy sắc, tai nghe tiếng mà coi như không có âm thanh, mũi ngửi mùi
hương mà không thấy có mùi hương, lưỡi nếm mà không thấy có vị, thân xúc chạm
mà không thấy có cảm giác, ý có pháp mà không dính mắc vào pháp.
Theo Kinh Kim Cang, phàm cái gì có hình tướng
đều là pháp hữu vi. Pháp hữu vi cũng giống như một giấc mộng, mộ thứ huyễn hóa,
một cái bọt nước, hay một cái bóng hình, một tia điển chớp, toàn là những thứ
hư vọng, không có thực chất. Hết thảy mọi thứ đều phải quán như vậy, mới có thể
hiểu minh bạch lẽ chân thật, để chúng ta không chấp trước, không bị vọng tưởng
quấy nhiễu.
“Hết thảy các pháp hữu
vi
Nhưmộng, huyễn, bào, ảnh.
Nhưsương, như điển chớp
Nên quan sát chúng như vậy.”
Nhưmộng, huyễn, bào, ảnh.
Nhưsương, như điển chớp
Nên quan sát chúng như vậy.”
Theo Kinh Tứ Thập Nhị Chương, Chương 18, Đức Phật dạy: “Pháp của
ta là niệm mà không còn chủ thể niệm và đối tượng niệm; làm mà không còn chủ
thể làm và đối tượng làm; nói mà không có chủ thể nói và đối tượng nói; tu mà
không còn chủ thể tu và đối tượng tu. Người ngộ thì rất gần, kẻ mê thì rất xa.
Dứt đường ngôn ngữ,không bị ràng buộc bất cứ cái gì. Sai đi một ly thì mất tức
khắc.”
No comments :
Post a Comment