Thursday, May 3, 2012

Sự Giao Thoa Lịch Sử giữa Văn Hóa Phật Giáo và Hồi Giáo Trước Triều Đại Mongol

Alexander Berzin-Tịnh Quang chuyển ngữ

Phần III: Sự Truyền Bá của Hồi Giáo Xuyên Qua Các Bộ Tộc Thổ Nhĩ Kỳ (840 - 1206 CE)

15 Chiến Dịch Qarakhanid Chống Lại Khotan

Nhiệm Vụ của Người Khotan Đến Trung Quốc

Khotan, nằm về hướng đông của thành trì Qarakhanid tại Kashgar, là một quốc gia Phật giáo giàu có. Những vùng mỏ của nó là nguồn tài nguyên chính của ngọc bích cho tất cả các vùng đất dọc theo con đường Tơ Lụa, đặc biệt là Hán Trung Quốc. Đôi khi, các vị vua của nó thậm chí đã đến thămTrung Quốc, ví dụ trong năm 755 cung cấp sự viện trợ quân sự trong việc dẹp yên cuộc nổi loạn An Lộc Sơn. Tuy nhiên, kể từ khi chủ trương của Tây Tạng đối với việc cai trị của nó khắp vùng Khotan vào năm 790,  tất cả sự quan hệ  giữa cung đìện Khotan và Trung Quốc đã kết thúc. Người Khotan đã không tìm cách tái thiết lập sự liên hệ này ngay cả khi họ giành được độc lập vào năm 851. Tuyến đường thương mại xuyên qua bờ rìa phía nam của lưu vực Tarim Basin đã bị bỏ rơi gần một thế kỷ rưỡi, và các bộ lạc Tây Tạng định cư dọc theo nó thường đột kích Khotan.


Tuy nhiên, năm 938, ngay sau sự chiếm đoạt  ngai vàng Qarakhanid của Satuq Bughra Khan, vua Khotan đã gửi một đặc sứ triều cống và thương mại đến Trung Quốc thông qua tuyến đường  miền Nam Tarim này. Mặc dù sự suy yếu của Trung Quốc trong tình trạng chia thành nhiều vương quốc trong giai đoạn Ngũ Triều thịnh hành (907-960),, Khotan cảm thấy nhu cầu cấp thiết để tái thiết lập lại quan hệ. Nhà vua này đã được thúc đẩy để thực hiện bước này rõ ràng vì cảm giác bị đe dọa bởi tình trạng bất ổn chính trị đối với phía tây ở Kashgar.
[View Map Twenty-six: Central Asia at the Time of the Qarakhanid Invasion of Khotan, Approximately 1000 CE.]


Mặc dù Khotan đã không còn  kinh doanh trực tiếp với nhà Hán Trung Quốc trong một thế kỷ ruỡi trước, nó vẫn gia nhập vào một mức độ  đáng kể của các hoạt động thương mại với các vùng khác. Tuy nhiên, tất cả các tuyến đường thương mại từ Khotan, hoặc băng qua Kashgar để đi vào Tây Turkistan hoặc phía bắc Tarim Basin, hoặc họ băng qua Yarkand trên đường đến Kashgar để vượt qua dãy núi Karakorum Mountains đến Kashmir và đi về những đồng bằng Ấn Độ. Nếu Kashgar và những vùng bao quanh nó không ổn định chính trị và không an toàn cho giao thông thương mại, nó sẽ khó khăn cho Khotan tồn tại về mặt kinh tế. Điều này chắc chắn một trong những lý do chính  đối với việc mở lại chi nhánh ban đầu của phía nam Tarim của con đường Tơ Lụa đếnTrung Quốc -- để thiết lập lại một thị trường giao thoa đối với ngọc bích Khotanese và hàng hoá khác.
Khi các đế chế Qarakhanids sau này theo đuổi một chính sách bành trướng, người Khotan chắc chắn cũng cảm thấy khu vực bị đe dọa. Như vậy, thêm một lý do cho mối quan hệ với nhà Hán Trung Quốc niềm hy vọng cho một liên minh quân sự đổi mới khi hai nước đã thường xuyên được hưởng trong quá khứ.

Từ việc mở lại tuyến đường thương mại phía nam Tarim cho đến năm 971, người Khotan gởi nhiều đặc sứ đến cung điện Trung Quốc với những món quà ngọc bích và tìm kiếm sự bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của họ. Ngoài lợi ích thương mại, điều này không thấy họ nhận được bất kỳ viện trợ quân nào từ các đồng minh cũ của mình, ngay cả sau khi tái thống nhất Trung Quốc vào năm 960 với sự thành lập triều đại Bắc Tống.

Các lực lượng Bắc Tống bận rộn với chiến tranh gần như liên tục chống lại các bộ lạc Tanguts (Tây Hạ) với phía tây trực tiếp của mình. Mặc dù du lịch từ Trung Quốc đến Trung Á thể đi men theo cuộc xung đột bằng cách băng qua góc đông nam của Tsongka và tiếp tục về phía Bắc đến Gansu Corrdor, lực lượng Bắc Tống thì quá yếu nhược để thuyên chuyển sự chú m từ cuộc xung đột Tangut tác động can thiệp quân sự trực tiếp ở Đông Turkistan. Người Khotan đã phải tự bảo vệ để chống lại bất kỳ cuộc xâm lược có thể mà không cần sự giúp đỡ của người Hán.

Vị Trí của Phật Giáo tại Khotan

Các đặc sứ thương mãi và triều cống người Khotan đếnTrung Quốc chủ yếu đi cùng với những tăng sĩ Phật giáo. Đây phong tục thông dụng ở các quốc gia Phật giáo, kể từ khi các nhà sư đa phần có học vấn cao nhất là những thành phần học thức của hội. Các quốc gia mà họ thường đến vì những mục đích ngoại giao.


Nhìn chung, hoạt động Phật giáo rất mạnh mẽ tại Khotan vào thời điểm này. Vua Khotan, Visha Shura (r. 967-977) đã tài trợ nhiều bản dịch kinh văn Phật giáo từ tiếng Sanskrit sang ngôn ngữ của mình gửi nhiều vị giáo thọ Phật giáo đến Qocho Uighurs. Mặc dù người Khotan đã bắt đầu dịch kinh điển Phật giáo sang ngôn ngữ của họ vào giữa thế kỷ thứ sáu, cùng một thời điểm như người Tokharians đã bắt đầu làm như vậy, những nỗ lực lớn nhất trong công trình phiên dịch này vào giai đoạn này.


Tuyên Bố Một Cuộc Thánh Chiến

Theo tài liệu lịch sử Hồi giáo, người bản địa của Kashgar, chứ không phải người gốc Thổ Nhĩ Kỳ đã chống lại sự cải đạo tín ngưỡng ở những bàn tay của đế chế  Qarakhanids. Họ đã đượcng hộ bởi các Phật tử của mình tại Khotan, người đã tạm thời giúp họ lật đổ sự cai trị của Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ năm 971 trong lúc các lực lượng Qarakhanid được tập trung trong một chiến dịch tại Sogdia chống lại lực lượng Samanids.

Bốn vị  imams (nhà lãnh  đạo Hồi giáo) tiếp đó đã  sai Yusuf Qadr Khan, anh trai của Qaghan Qarakhanid lãnh đạo một cuộc thánh chiến để chiếm lại Kashgar. Khan không chỉ thành công, nhưng lấn chiếm thêm phía đông, đoạt  thêm vùng Yarkand đến đế chế Qarakhanid cải người của sang Hồi giáo. Rồi ông ta bao vây Khotan 24 năm. Mặc dù giúp đỡ người Khotanese tiếp nhận được nhà lãnh đạo của họ đồng bào Phật tử-những người Tây Tạng, các thành phố lớn của Khotan đã bị mất vào năm 1006.


Ngay sau đó, người Khotanese tổ chức một cuộc nổi dậy chống lại Hồi giáo bốn imams đã tử đạo. Tuy nhiên, Yusuf Qadr Khan trở về từ trận chiến với các lực lượng Ghaznavid dập tắt cuộc nổi loạn. Khotan sau đó bị hấp thụ vào nh địa Qarakhanid tất cả bị cải đạo một lần nữa theo tín ngưỡng Hồi giáo.


Phân Tích về Cuộc Nổi Dậy Kashgari

Dữ kiện này ngay lập tức đặt ra một câu hỏi quan trọng. Nếu Phật giáo bản địa của Kashgar chống lại việc cải sang Hồi Giáo ngay trong tay các lực lượng Qarakhanids bởi họ không phải người Thổ Nhĩ Kỳ, có nghĩa rằng lý do cho sự phản đối của họ không phải là vì Phật giáo của họ phải không, nhưng đúng hơn là nguồn gốc dân tộc của họ như là người Iran? Dữ kiện này gián tiếp cho thấy rằng Phật giáo Thổ Nhĩ Kỳ Qarakhanid của Kashgar đã không chống lại sự cải đạo. Vì vậy, điều này dường như tôn giáo không phải là vấn đề chính. Người Kashgaris bản địa đang cố gắng lật đổ sự cai trị Qarakhanid, không chỉ riêng Hồi giáo mới thuộc về kẻ xâm lược ngoại bang của họ.


Thậm chí nếu chúng ta chấp nhận rằng cuộc nổi dậy Kashgari với một phạm vi nhất định được thúc đẩy bởi tôn giáo lòng trung thành với tôn giáo một yếu tố góp phần trong các chiến dịch của lực lượng Khotan Qarakhanid tại Đông Turkistan, địa chính trị và kinh tế chắc chắn cũng đóng một vai trò quan trọng. Một vấn đề quan trọng mà luôn luôn đè mạnh trong các quyết định chính sách của hầu hết những nhà lãnh đạo Trung Á mong muốn kiểm soát hoặc ít nhất là lợi nhuận từ con đường thương mại Tơ Lụa lợi. Người Khotan chiến đấu với Kashgar Qarakhanid đánh chiếm Khotan cũng phải được đánh giá trong bối cảnh đó.


Đánh Giá Việc Sử Dụng Kiểu Mẫu Thánh Chiến Để Mô Tả Hành Động Khotan tại Kashgar 

Lịch sử Hồi giáo sùng đạo tả các biến cố như thể Khotan đã dẫn đầu cuộc tương tợ thánh chiến Phật giáo, cuộc thánh chiến chống lại Hồi giáo của Kashgar để bảo vệ sự tu tập ở đây trong niềm tin Phật giáo thanh tịnh. Lực lượng Qarakhanids đã đối mặt với sự đàn áp Phật giáo của Hồi giáođã bị đáp trả một cách chính đáng; tiếp đến với một cuộc thánh chiến của chính họ để chống lại người Khotan. Tuy nhiên, sự  giải thích này không chỉ thống nhất một chiều trong đó giảm bớt nhiều yếu tố thúc đẩy nào đó với các sự kiện khác hơn tôn giáo, nhưng cũng có vẻ với những suy tính thêm thắt liên quan đến một nền văn hóa Hồi giáo đặt lên trênPhật giáo họ không nói đến.
[See: Holy Wars in Buddhism and Islam: The Myth of Shambhala - Full Version.]

Bản kinh Phật giáo duy nhất nói về chiến tranh tôn giáo là kinh Kalachakra Tantra (Kinh Thời Luân). Trong tầm nhìn thiên niên kỷ về tương lai,  bản kinh này dự báo một cuộc chiến khải huyền trong thế kỷ 25 (CE) khi các lực lượng phi Ấn Độ sẽ cố gắng loại trừ  tất cả khả năng thực hành tâm linh. Sự chiến thắng đối với tình trạng này sẽ mở ra một thời đại hoàng kim mới, đặc biệt là đối với Phật giáo. Mặc kinh văn này cũng được hiểu như là lời kêu gọi cho cuộc đấu tranh tinh thần bên trong mỗi người để chống lại các lực lượng nội tại của bóng tối và sự thiếu hiểu biết, nó đã không bao giờ được thực hiện như là một khuyến cáo cho trận chiến bên ngoài bất cứ khi nào xã hội Phật giáo đang bị đe dọa.

Dù là người ta giải thích kinh Kalachakra Tantra theo cách này: các lực lượng phi Ấn Độ, dẫn đầu bởi Mahdi, không ám chỉ chung đến Hồi Giáo. Mặc dù sự   tả của kinh văn về những tập quán của các lực lượng này cho biết có một sự liên hệ Hồi giáo, chẳng hạn như tập luật halal giết mổ gia súc, lễ cắt bao quy đầu, danh sách của các vị tiên tri của họ bao gồm tám giáo viên. Bảy bao gồm  danh sách tiêu chuẩn của Ismaili Shia giáo, con số bổ sung là Mani, có lẽ ám chỉ đến một hiệp hội với việc cải tín đồ Ma Ni giáo Ma Ni Shiite giáo sang Ismaili Shia giáo. Các giáo phái Shia, cũng như Sunni khẳng định một danh sách của 25 vị tiên tri và danh sách của họ không bao gồm Mahdi, danh sách của Ismaili thì có

Từ quan điểm nghiên cứu của phương Tây, các tài liệu tham khảo lịch sử ít nhất một vài điểm khác trong kinh KalachakraTantra có thể là tất cả được hình thành đầu tiên trong khu vực thủ đô Kabul của phía đông Afghanistan tại Oddiyana trong khoảng hậu bán của thế kỷ thứ mười. Cả hai khu vực, lần đầu tiên, dưới sự cai trị của Ấn Độ Shahi giáo, sau đó, vào năm 976, Kabul đã bị chiếm bởi lực lượng Ghaznavids. việc bao gồm các khu vực Kabul như nguồn tài liệu kinh Kalachakra được gợi ý, bởi thực tế biểu tượng vũ trụ (mandala) đã mô tả trong kinh Kalachakra Tantra mô phỏng những họa tiết của đế quốc Sassanid được tìm thấy trên những tường vẽ của một trong những đền thờ của tu viện Subahar được xây dựng lại tại Kabul sau năm 879 khi Hindu Shahi thất bại với lực lượng Saffarids. Tất cả ba có một vòng tròn đại diện của các hành tinh và các dấu hiệu của hoàng đạo được đặt  xung quanh một nhân vật hoàng gia giữa, như trong cung điện Sassanid tại Taqdis, vị “ Vua của không gian và thời gian  (Zamin o Zaman).Kalachakranghĩa đen là " vòng tròn thời gian (thời luân)”, với “vòng tròn (Circle)" cũng có thể  giải thích là sự mở rộng của vũ trụ.

Năm 968, vương quốc Ismaili của Multan (phía bắc Sindh) đã trở thành một nước chư hầu của đế chế Ismaili Fatimid (910 - 1171 CE), được thành lập ở Bắc Phi. Trong năm 969, Fatimids chinh phục Ai Cập, với thủ đô mới của họ ở gần Cairo, họ nhanh chóng mở rộng đế chế của mình tới miền tây Iran. Những Thiên sai Ismaili Fatimids đã đe dọa một sự tiếp quản thế giới Hồi giáo trước lúc có khải huyền và tận thế trong những năm đầu thế kỷ thứ mười hai, 500 năm sau nhà Tiên tri (Prophet). Những người trong lĩnh vực chính trị Abbasid, bao gồm cả khu vực Kabul theo đế chế Ghaznavids, lo sợ một cuộc xâm lược từ lực lượng Fatimids và các đồng minh của họ.

Đã bị dán nhãn như những dị giáo và đe dọa đối với sự cai trị của Abbasid, tín đồ Ma Ni giáo, Ma Ni Shiite giáo, người cải sang Ma Ni giáo đã chạy trốn khỏi đế quốc Abbasid. là hợp lý để giả định rằng nhiều người tìm kiếm nơi tị nạn tại Multan. Từ khi việc cải sang Ismaili Shia phái cho phép sự kết hợp tôn giáo ban đầu, những người chuyển đổi này đã được phép ghi thêm Mani vào danh sách Ismaili giáo của Prophets. Như vậy, kinh Kalachakra cảnh báo về một cuộc xâm lược hầu hết có thể  đã được đề cập đến các giáo phái Ismailis của Multan, đã tạo ra tà thuyết và thậm chí đe dọa bằng việc kết hợp các yếu tố Ma Ni giáo giữa các niềm tin của họ. Các học giả Phật giáo Afghan chắc chắn đã gặp người Manichaean Shìtes từ cung điện Abbasid trong khi làm việc tại Baghdad vào cuối thế kỷ thứ tám. một di sản của thời gian đó, các Phật tử thể đã nhầm lẫn tất cả tín hữu Ismailis với người cải sang Manichaean Shiite giáo.
[See: The Kalachakra Presentation of the Prophets of the Non-Indic Invaders.]

Trong bất kỳ trường hợp nào, Kinh Kalachakra Tantra mô tả những kẻ xâm lược kẻ thù của tất cả sự tu tập tâm linh. Điều này có thể bao gồm sự thực hành thuần túy không chỉ Phật giáo và Ấn Độ giáo, nhưng cũng có Hồi giáo, như kinh đã đề cập đến các tín đồ của tất cả các tôn giáo đặt sang một bên sự khác biệt của họ để hình thành một mặt trận thống nhất nhằm chống lại mối đe dọa này. Dưới thời Hindu Shahis, Thung lũng Kabul đã có một dân số hỗn hợp của Phật giáo, Ấn giáo cả người Hồi giáo Sunni Shiite.

người ta sử dụng kinh Kalachakra Tantra bằng việc kêu gọi cho cuộc chiến bên ngoài chống lại tất cả người Hồi giáo, không chỉ đơn giản là những yếu tố cuồng nhiệt, cũng đã lỗi thời để khẳng định rằng người Khotan được truyền cảm hứng từ lời dạy của nó tuyên bố một cuộc thánh chiến của Phật giáo chống lại các đế chế Qarakhanids ở Kashgar. Các tài liệu tham khảo đầu tiên cho thấy sự hiện diện của giáo lý Kalachakra trên tiểu lục địa Ấn Độ nhắm đến Kashmir cuối thế kỷ thứ mười hoặc đầu thế kỷ thứ mười một. Một bài phê bình của học giả  Ấn Độ giáo đối với hệ thống thiền định Kalachakra trong chương 16 của văn bản Kashmiri Shaivite tantra ( illuminating the Tantras skt. Tantraloka) được viết bởi Kashmiri Abhinavagupta. Theo một số học giả, Abhinavagupta đã viết đề tài của mình giữa năm 990 và 1014 qua đời năm 1025. Tuy nhiên, không có biểu thị rằng hệ thống Kalachakra đầy đủ, bao gồm cả giáo lý về một cuộc xâm lược, đã xảy ra tại Kashmir vào thời điểm đó, hoặc trước đó, năm 971 khi Khotan gửi lực lượng quân sự để hỗ trợ cuộc nổi dậy Kashgari. Dù khía cạnh này của giáo pháp Kalachakra đã hiện diện ở Kashmir tại thời điểm đó, không có dấu hiệu cho rằng kinh Kalachakra Tantra đã có ảnh hưởng đến Khotan, dù tình trạn địa lý  gần gũi của Kashmir Khotan sự  trao đổi văn hóa kinh tế đáng kể.

Vì vậy, khi Phật giáo không có  bất kỳ  phong tục hoặc truyền thống nào đó của các cuộc thánh chiến theo nghĩa Hồi giáo, nhiều khả năng là người Khotan đã sử dụng cuộc nổi dậy của Kashgari như là một dịp thuận tiện để khởi động một cuộc tấn công lật đổ đế chế Qarakhanids. Điều này để bảo đảm một môi trường chính trị ổn định hơn cho kinh tế thương mại dọc theo khu vực phía tây của con đường Tơ Lụa. Kể từ khi người Khotan không có vấn đề với thị trường Hồi giáo đối với hàng hoá của họ ở Tây Turkistan, không thể rằng họ cảm thấy tôn giáo bị đe dọa bởi Satuq Bughra Khan tuyên bố Hồi giáo quốc giáo của Kashgar.
[See: Holy Wars in Buddhism and Islam: The Myth of Shambala - Full Version.]

Sự Đánh Giá về Hành Động Qarakhanid Như Là Một Cuộc Thánh Chiến.

vị trí Qarakhanid, Bốn imams (nhà lãnh đạo Hồi giáo) chắc chắn những nhân vật lịch sử - những ngôi mộ của các vị tử đạo đã được tôn kính tại Khotan thậm chí đến thế kỷ hai mươi. Hơn nữa, họ cũng có thể đã kêu gọi một cuộc thánh chiến, giải thích sự hỗ trợ của người Khotan về cuộc nổi dậy Kashgari bản xứ  như là một cuộc chiến tranh Phật giáo thánh thiện. Tuy nhiên, không chắc rằng bốn giáo sĩ Hồi giáo quyền lực với quân sự đầu tiên trên tẩm quyền của chính mình chỉ duy nhất dành cho nguyên nhân tôn giáo.

Qarakhanid qaghans và các tướng lãnh là những nhà lãnh đạo quân sự mạnh mẽ , với một chương trình mạnh mẽ mở rộng đế chế của mình tại các nơi đắt đỏ của các quốc gia Hồi giáo và phi Hồi giáo, họ đích thân thiết kế và chỉ đạo chiến dịch của quân đội mình. Họ không khởi động một cuộc thánh chiến chống lại tất cả các nước Phật giáo láng giềng của mình, chẳng hạn đối với người Duy Ngô Nhĩ Qocho thuộc bộ tộc Khotan. Vì thế chúng ta hãy xem xét tình hình của các vương quốc lân cận để đánh giá những sự cân nhắc khu vực có thể đã hình thành các quyết định quân sự của Qaghan.

No comments :

Post a Comment

BUDDHISM AND MAGAZINES/TODAY NEWS