
Phần III: Sự Truyền Bá Hồi Giáo Xuyên Qua Các Bộ Lạc Thổ Nhĩ Kỳ (840 - 1206 CE)
17.Tangut, Tây Tạng, và Bắc Tống vào Thế Kỷ 11
Sự Cản Trở của Tangut đối với Những Kế Hoạch Mở Rộng Thêm của Qarakhanid
Sau sự sụp đổ của Khotan, Qarakhanids không thể tiếp tục lấn về phía đông trong chiến dịch của họ để chiếm địa phận phía Nam Tarim. Vua Mahmud của Ghazni tấn công từ phía Nam và chiến tranh đã xảy ra giữa hai cường quốc Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 1006 đến 1008. Yusuf Qadr Khan rời Khotan để chiến đấu trong cuộc chiến này và đẩy lùi lực lượng Ghaznavids một cách thành công. Sau đó ông ta trở về Khotan để dập tắt một cuộc nổi dậy. Khi hoàn tất, ông ta lại tiếp tục gửi các đặc sứ triều cống và thương mại đến cung điện Bắc Tống trong năm 1009. Điều này rõ ràng cho thấy ưu thế lớn đối với sự kiểm soát hướng nam của con đường thương mại Tơ Lụa phía Nam đã lôi cuốn ông ta.
Sự xung đột nội bộ đối với việc thừa kế ngai vàng đã làm bận lòng đế chế Qarakhanids trong những năm tiếp theo, Yusuf cuối cùng nổi bậc như qaghan trong năm 1024. Mặc dù các Qarakhanids không có cơ hội trong thời gian này để nắm giữ hướng namTarim của Khotan, thương mại của người Sino-Khotan, dẫn đầu bởi các thương gia Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ không bao giờ bị gián đoạn.
[View Map Twenty-seven: The Height of the Qarakhanid, Ghaznavid, and Tangut Empires, First Half of the Eleventh Century.]
Trong khi đó,
lực lượngTanguts di chuyển về phía trước với các kế hoạch quân sự cho việc mở rộng. Hoàng đế Tangut thứ hai, Deming (r.
1004 - 1031)
đã hiệp ước hòa bình
với Bắc Tống vào
năm 1006, hai năm sau sự sụp đổ của
Khotan. Sau đó, cung điện Tangut theo nghi lễ và nghi thức Nho giáo và nghi thức của đối tác Bắc Tống, và đã là xu hướng nhận thức đối với nền văn minh cao và tăng cường hiệu quả đáng kể của cung điệnTangut về sau.
Tiếp tục sau đó, Bắc Tống đã thân thiện cả đế chế Yugur Vàng và Tsongka.
Tuy nhiên, sự hòa bình của Tangut bắt đầu hướng về phía Bắc Tống có tác động trung hòa với độ nghiêng chính trị này. Không còn phải
lo lắng về
cánh phía đông của họ hoặc sự can thiệp của Bắc Tống trong các hoạch định quân sự của họ, lực lượngTanguts sau đó tiến hành tấn công và chinh phục
vương quốc Yugur Vàng, chiến dịch khởi động của họ vào năm 1028. Những người Tây Tạng sống ở đây phải
lánh nạn đến Tsongka, nơi đây cũng đã bị Tangut đột kích.
Lúc này, đế chếTanguts đã phát
triển rất mạnh mẽ mà đế chế Qarakhanids không còn có khả
năng quân sự
để đẩy xa hơn
về miền đông trong lưu vực Tarim Basin. Dưới triều đại vua Tangut lớn nhất, Yuanhao (Yuan-hao) (r. 1031 - 1048), lực lượng
Tanguts không chỉ hoàn thành cuộc chinh phục của họ đối với lãnh địa Yugur Vàng, nhưng họ cũng chiếm lãnh thổ từ Đôn
Hoàng đến biên giới Qarakhanid
tại Khotan. Tuy nhiên, họ không bao giờ thành công trong việc chinh phục Tsongka từ những
người Tây Tạng bản xứ.
Mặc dù đế chế Tanguts đã có hiệp ước hòa bình với cung điện Bắc Tống, họ
đánh thuế nặng và hạn chế thương mại Trung Á đi qua lãnh thổ vừa được mở rộng
của họ trên đường Trung Quốc. Tsongka sớm thay thế
Trung Á như là đối tác thương mại lớn đối với Bắc Tống Trung
Quốc, đặc biệt là cung cấp cho họ không chỉ sản phẩm chính như trà, mà còn ngựa, có giá cả cao như là nhu cầu đối với bất kỳ động
lực quân sự nào của họ.
Hơn nữa, lực lượng Ghaznavid đã lặp lại các
cuộc tấn công và chinh phục Gandhara và
tây bắc Ấn
Độ từ năm 1001 và 1021, cướp bóc và phá
hủy các ngôi đền Ấn Độ giàu có và các tu viện Phật giáo ở đây, chấm dứt
việc truyền bá tôn giáo có hiệu quả đến hoặc từ Ấn Độ dọc theo con
đường Tơ Lụa. Trong nhiều thế kỷ, những
nhà hành hương đã đi từ Trung Á hoặc Trung Quốc tới các tu viện của Ấn Độ để mời các bậc
thầy Phật giáo và mang về những kinh
văn và các di tích
của Phật và Thánh chúng. Tuy nhiên, những chuyến hành hương như vậy cuối cùng được ghi lại trong tài liệu Bắc Tống là ngài Dharmashri (Pháp Thắng) người đã đến Trung Quốc năm 1027, và ngài Sumanas (Tô Ma Na) trong năm 1036. Không còn cuộc thám hiểm tôn giáo đến hoặc từ Ấn Độ có thể tiếp tục
sau đó.
Tangut
Tiếp nhận Kinh Điển Phật giáo Trung Quốc
Kinh điển Phật giáo Trung Quốc lần đầu tiên
được in giữa năm 972 và 983
dưới sự bảo trợ của hai vị hoàng đế đầu tiên
của triều đại Bắc Tống. Trước đó, kinh văn đã tồn tại chỉ
ở dạng bản thảo viết tay. Năm 1029, một năm sau khi Deming
đã bắt đầu cuộc xâm chiếm của mình
đối với lãnh địa Yugur Vàng, hoàng đế Tangut, người đã nghiên
cứu Phật giáo khi còn là một
đứa trẻ, đã gửi một phái đoàn đến cung điện Bắc Tống kèm theo sự cung cấp 70 con ngựa, họ thỉnh cầu bản sao
của kinh điển này vì không còn có thể có được kinh điển từ Ấn Độ. Hoàng
đế Bắc Tống, Renzong (Nhân Tông/Jen-tsung) (r. 1023 - 1064) đã chấp nhận sự yêu cầu của ông ta trong tinh thần hiệp ước hòa bình của người
tiền nhiệm trước đã thương lượng với các nhà lãnh đạo Tangut.
Từ giai đoạn
này trở đi, các
hoàng đế Tangut về sau đã gửi các
đặc sứ tiếp tục đến Trung Quốc thỉnh cầu thêm các kinh văn Phật giáo. Điều này không chỉ vì sự tập hợp đầy đủ nhất đối với văn học Phật giáo tồn tại trong ngôn ngữ Trung
Quốc. Ban đầu, cũng vì Tanguts có chiến tranh với Yugur Vàng và những người Tây Tạng
Tsongka, bấy giờ nguồn kinh văn Trung Quốc được thay thế chính khi Ấn Độ không còn một khả năng. Mặc dù những lý do tôn giáo có thể đã thúc đẩy việc tuân thủ tiếp tục của các vị hoàng đế Bắc Tống đối với các yêu cầu của đế chế Tangut, rõ ràng họ cũng hiểu rõ giá trị khả năng về một nguồn khác đối với nhiều con ngựa cần thiết. Họ cũng chắc chắn hy vọng cho việc nới lỏng các rào cản thương mại Tangut
với vùng Trung Á.
Sự Ủng Hộ của Uighur và Yugur trong việc Thành Lập Phật Giáo Tangut
Sau khi Yuanhao hoàn thành
cuộc chinh phục Tangut của
đế chế Yugur Vàng trong
năm 1034, sự
ảnh hưởng văn hóa giữa người Yugur và người Duy Ngô Nhĩ vào Tanguts đã bắt đầu phát triển. Những tu viện Phật giáo của Yugur vàng
vẫn tiếp tục phát triển mạnh theo nguyên tắc Tangut.
Các nhà sư Yugur và Duy Ngô Nhĩ chu du khắp lãnh thổ Tangut và niềm tin Phật giáo tăng lên bất
ngờ trong quần chúng. Một số nhà
sư Tanguts định cư ở lãnh thổ Qocho. Mặc dù thi thoảng có cuộc xung đột chính trị giữa Tanguts và người Duy
Ngô Nhĩ
Qocho,
hai quốc gia về cơ bản đã nối kết quan hệ hòa bình, người Duy Ngô
Nhĩ chấp nhận một vị trí phục tùng đối Tanguts, như họ đã có với đế
chế Khitans ở Mông Cổ.
Mặc dù Tanguts đã vay mượn nhiều triết thuyết thực dụng của
văn hóa Hán, họ không muốn trở thành đồng hóa hoàn toàn. Họ muốn duy
trì bản sắc
riêng của họ, như nhiều nhà cầm quyền Hán khác của các vùng miền bắc Trung Quốc đã làm trước họ. Giống như
người Thổ Nhĩ Kỳ cổ, Duy Ngô Nhĩ,Khitans, họ nghĩ rằng
để tạo ra một khoảng cách bằng cách có hệ thống chữ viết riêng và bản dịch kinh văn thành thổ ngữ của mình. Vì vậy, vào năm 1036, người Tanguts đã thông
qua một hệ thống chữ viết cho ngôn ngữ của họ. Được phát triển từ các mẫu tự Khitan, nó là hệ thống chữ viết phức
tạp nhất từng được phát minh tại châu Á.
Sử dụng chữ viết
này, người Yugurs và người
Duy Ngô Nhĩ đã có kinh nghiệm với
Khitans nên giúp người Tanguts dịch sang ngôn ngữ của họ không chỉ kinh văn Phật giáo Hán, nhưng cũng còn có văn bản Đạo giáo tiện lợi
cho việc quản lý hành chánh. Vì kinh văn thì khó khăn để học hiểu, đầu tiên, các dịch giả Tanguts chuyển ngữ những tài liệu nghi lễ Phật giáo của họ sang bảng chữ viết của người Tây Tạng, như trường hợp trước
đó với các phiên bản của người Duy Ngô Nhĩ và người Hán được sử dụng trong khu vực. Như vậy, văn hóa Tây Tạng cũng tiếp tục hiện diện trong khu vực.
Năm 1038, Hoàng
đế Yuanhao (Lý Nguyên Hạo) tuyên bố Phật giáo là quốc giáo của Tanguts.
Khi hoàng gia xem mình là hậu duệ của những nhà
cai trị miền bắc Trung Quốc, Wei Toba (Đông Ngụy-386-534), tuyên bố của mình
là tối quan trọng nhằm phục hồi chính sách Toba của quốc gia thể chế Phật giáo. Vì vậy, năm 1047, Hoàng đế đã thông
qua một định luật
cho quan chức và dân chúng thực hiện các nghi lễ và tụng niệm của Phật giáo. Như vậy, sự tuyền bá của Phật giáo giữa người Tanguts đã được ban
hành bởi nhà nước. Với sự kiểm soát nghiêm cẩn, các tiêu chuẩn giáo dục và văn học
trong các tu viện Tangut luôn được duy trì với mức độ cao và nghiêm ngặt .
Quan Hệ Chính Trị và Tôn Giáo Tiếp Theo của Hán và Tangut
Một cuộc chiến bốn năm giữa Đế chế Tangut và Bắc Tống
Trung Quốc đã nổ ra trong thời gian sau
của triều đại Yuanhao , giữa năm
1040 và 1044. Triều đình Bắc Tống chắc chắn muốn cho thương mại mở rộng
hơn với các quốc gia trên con đường Tơ Lụa, nhưng
có sự khó
khăn rất lớn với việc chiếm thế
lực
hơn đế chếTanguts. Năm
1048, vua Yuanhao bị ám sát
bởi con trai ông ta, người
mà trước đây
ông đã trừng phạt vì những khuynh
hướng
Đạo giáo của Hán nhiều hơn sự hỗ trợ đối với Phật
giáo dân tộcTangut. Sau đó, một sự kế thừa của các hoàng đế yếu kém đã kiểm soát ngai vàng Tangut trong nửa
thế kỷ, thông thường những thái hậu
(mẹ của họ) nắm giữ quyền lực của triều đình. Quân sự Tangut có thể bị suy sập mộ phạm vị nào đó và mậu dịch thương mại Trung Á với nhà Hán Trung
Quốc được tiến
hành
với sự hạn chế ít hơn.
Trong giai đoạn này, Tanguts, Khitans, và Bắc Tống
Trung Quốc thường
xuyên tấn công nhau. Bắc Tống không bao giờ có
thể đạt được uy lực, và như là quốc gia yếu nhất của ba, năm 1082, họ thoả thuận trả triều cống hàng năm
với đế chế Tanguts và Khitans
như là một phương
tiện để xoa dịu. Tuy nhiên,
cả trước và sau sự thỏa thuận này, Tanguts tiếp tục gửi
các đặc sứ
đến Trung Quốc để mang về kinh sách Phật giáo. Một số các hoàng đế Tangut và
thái hậu thậm chí còn tham
gia vào sự phiên dịch của họ. Đế chế Yugurs và Duy Ngô Nhĩ tiếp tục giúp đỡ
những tín ngưỡng tôn giáo, họ cũng phiên dịch kinh sách Phật giáo sang ngôn ngữ Tangut từ tiếng Phạn và Tây Tạng, nhưng
chỉ thỉnh thoảng từ ngôn ngữ của chính người Duy Ngô Nhĩ .
Phật giáo tiếp tục mạnh mẽ trong lĩnh địa của người Duy Ngô Nhĩ Qocho. Ví dụ, năm 1096, nhà cai trị Qocho đã tặng cho hoàng đế Bắc Tống một tượng Phật ngọc bích. Tuy nhiên, tôn giáo không bao giờ có áp đặc đối với người dân một cách lề luật, hoặc đặt dưới sự kiểm soát của
chính phủ chặt chẽ như nó đã ở tạiTangut. Phật giáo cũng phát triển tại Tsongka vào thời điểm này. Triều đình Tsongka sử
dụng các nhà sư Phật giáo với công tác của
sứ giả đến cung điện Bắc Tống.
Sự
hồi sinh của Phật giáo tại miền Trung Tây Tạng
Trong suốt thế kỷ thứ mười một, một trào lưu đều đặn của người
Tây Tạng đến Kashmir và miền bắc Ấn Độ để
nghiên cứu Phật
giáo. Nhiều người đã mang về cùng các bậc
thầy Phật giáo từ những khu vực này để giúp phục hưng Phật Giáo trong các tu viện mới được xây dựng
ở đất nước của họ. Mặc dù hoạt động ban đầu
theo hướng này bắt nguồn từ vương quốc Ngari của miền Tây Tây Tạng, nó cũng nhanh chóng lan rộng đến miền trung đất nước, bắt
đầu với việc thành lập tu viện Zhalu vào năm 1040.
Mỗi bậc thầy Ấn Độ hoặc là người đệ tử Tây Tạng của vị ấy khi đến Tây Tạng đã đem theo với ông ta hoặc cô ta dòng truyền thừa của tông phái đặc biệt của sự tu hành Phật giáo. Nhiều người trong số họ
xây dựng nhiều tu viện xung quanh đã được kết
tinh không chỉ Phật giáo mà còn các cộng đồng thế tục. Nó không nổi bậc cho đến thế kỷ thứ mười ba nhiều nhóm của các dòng truyền thừa đã củng cố để hình thành các giáo phái khác nhau được gọi là “Tân Thời” với những trường phái Phật giáo Tây Tạng—Kadam (bKa’-gdams), Sakya (Sa-skya) và một số truyền thừa khác của Kagyu (bKa’-bgyud).
Thế kỷ thứ 11 những bậc
thầy Tây
Tạng khác bắt đầu khám
phá ra các kinh văn đã được dấu để bảo toàn tại miền trung Tây Tạng và Bhutan trong những
năm đầy biến động cuối thế kỷ thứ tám và
đầu thế kỷ
9. Những kinh sách Phật giáo được tìm thấy đã trở thành căn bản kinh điển cho “Cựu
Thời” hoặc trường
phái Nyingma (rNying-ma),
trong khi những
kinh văn từ truyền thống Tây Tạng bản địa được phục hồi qua loa trước đó, đã hình thành nền tảng cho việc thành lập tổ
chức tôn giáo Bon. Nhiều bậc thầy phát
hiện ra cả hai
loại văn bản thường rất giống nhau. Trên thực tế, tổ chức Bon chia sẻ nhiều tính năng phổ biến với cả sự phiên
dịch Mới và Cũ của các trường phái Phật giáo mà các bậc thầy tiếp tục từ mỗi tổ chức đã tuyên bố rằng giáo phái khác đã
ăn cắp ý tưởng từ họ.
Hoàng gia Ngari tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong việc
tài trợ không chỉ là sự phiên dịch kinh sách Phật giáo mới mang đến từ Kashmir và miền bắc Ấn
Độ, nhưng cũng tài trợ cho sự hiệu đính của các bản dịch trước đó và giải thích rõ những hiểu lầm về các quan điểm tinh tế của Phật giáo. Hội đồng của
Toling (Tho-ling) được triệu tập bởi vua Tsedey (rTse-lde) tại tu viện Toling của Ngari vào năm 1076, tập
hợp các dịch giả lại với nhau từ những vùng miền tây, miền trung và miền đông của Tây Tạng, cũng như nhiều bậc thầy Kashmir và Bắc Ấn Độ , và cũng là các bậc thầy hướng dẫn điều phối công việc. Chỉ dụ của hoàng tử Zhiwa-wo
(Zhi-ba 'od) năm 1092 đã thiết lập các tiêu chuẩn để
xác định những kinh văn này là đáng tin cậy.
Quan hệ Qarakhanid với Phật Tử Sau Sự Sụp Đổ của Khotan
Trong suốt thời gian này,
đế chế Qarakhanids gửi các thương gia Hồi
giáo từ Khotan đến thủ đô Bắc Tống xuyên qua tuyến đường phía namTarim được kiểm soát bởi lực lượngTanguts. Giữa
năm 1068 và 1077 đã có rất nhiều đặc sứ - ít nhất hai lần mỗi năm--mà chính quyền Bắc Tống
đã áp đặt những
hạn chế về
phạm vi và sự qua lại của họ. Sự thương mại này tiếp
tục cho đến khi sự sụp đổ của lực lượng Qarakhanids trong năm 1137.
Niềm tin Phật Pháp mạnh mẽ của người Tanguts, người Tây Tạng, người Duy Ngô Nhĩ Qocho, và người Hán dường như không bao giờ ngăn chặn nổi nhiệt huyết của Qarakhanids vì lợi ích kinh
tế. Sự quan hệ quốc tế của họ được hướng dẫn chỉ
bởi mục tiêu chuyển đổi người không có lòng tin sang Hồi giáo, chắc chắn họ đã tẩy chay thương
mại Phật giáo và tấn công Tanguts, Duy
Ngô Nhĩ, hoặcTây Tạng Ngari khi họ
đã ở trong tình trạng suy yếu. Tuy nhiên,
trong việc duy trì với mô hình đã xuất hiện và còn tiếp tục trong lịch sử quan hệ Hồi giáo-Phật
giáo ở Trung Á và tiểu lục địa Ấn Độ, Sự xâm lược của Hồi giáo đã được đánh dấu bằng sự tàn phá nhanh chóng của các tổ chức và cơ sở tôn giáo địa phương; trong khi sự xâm chiếm tiếp theo đã là đặc trưng bởi sự khai thác kinh tế. Sự xâm lược về sau luôn luôn đặt một mức độ nào đó của sự khoan dung tôn giáo và, một khi được thành lập đã thể hiện sự ưu tiên trong việc hình thành
chính sách chính trị.
No comments :
Post a Comment