Saturday, May 19, 2012

Sự Giao Thoa Lịch Sử giữa Văn Hóa Phật Giáo và Hồi Giáo Trước Triều Đại Mongol

Alexander Berzin_Tịnh Quang chuyển ngữ

Phần III: Sự Truyền Bá Hồi Giáo Xuyên Qua Các Bộ Lạc Thổ Nhĩ Kỳ (840 - 1206 CE)

18. Đế Chế Ghaznavids và Seljuqs

Chiến Dịch Ghaznavid tại Gandhara và Tây Bắc Ấn

Sau khi vua Mahmud của Ghazni đã bị đánh bại vào năm 1008 trong vụ tấn công của ông ta vào Đế chế Qarakhanid với phía bắc của mình, ông ta cọng tác với người Thổ Nhĩ Kỳ Seljuq miền nam Sogdia Khwarazm để bảo vệ vương quốc của ông ta từ sự trả thù Qarakhanid. Người Seljuqs là một bộ lạc là một nô lệ gốc Thổ Nhĩ Kỳ đã được sử dụng như những lực lượng phòng thủ xuyên qua người Samanids đã cải sang Hồi giáo vào năm 990 và sau đó. Để bảo vệ quê hương của mình, Mahmud lúc này chuyển sự chú ý của mình trở lại với tiểu lục địa Ấn Độ.

Nhiều thập niên trước, năm 969, lực lượng Fatimids (910-1171) đã xâm chiếm  Ai Cập và đã khiến nó trở thành trung tâm của đế chế mở rộng nhanh chóng của họ. Họ tìm cách đoàn kết toàn bộ thế giới Hồi giáo dưới ngọn cờ của giáo phái Ismaili để chuẩn bị cho sự ra đời của chúa cứu thế Hồi giáo, một cuộc chiến khải huyền, sự kết thúc của thế giới, dự đoán cho sự khởi đầu của thế kỷ thứ mười hai. Lãnh địa của họ mở rộng từ Bắc Phi tới phía tây Iran, bằng một quyền uy  đại hải, họ đã gửi các nhà truyền giáo và các nhà ngoại giao ra các nước để mở rộng ảnh hưởng tín ngưỡng của họ. Họ là những đối thủ chính của đế chế Sunni Abbasids sự lãnh đạo của thế giới Hồi giáo.

Những dấu tích của sự cai trị của Hồi giáo ở Sindh sau khi xâm chiếm Umayyad vô cùng yếu kém. Những thống soái Sunni đã đáp trả lòng trung thành trên danh nghĩa đối với vua caliph Abbasid, trong khi trên thực tế họ chia sẻ quyền lực với các nhà lãnh đạo Ấn giáo địa phương. Hồi giáo cùng tồn tại hòa bình với Phật giáo, Ấn Độ giáo, và Jainism. Tuy nhiên, những nhà truyền giáo Ismaili đã nhận ra đối tượng tiếp nhận không hài lòng giữa người Sunni người  Ấn giáo với hiện trạng truyền giáo. Năm 959, nhà cai trị của Multan, miền Bắc Sindh cải sang giáo phái Ismaili Shia, và năm 968, Multan tuyên bố mình là một nước chư hầu của Ismaili Fatimid, độc lập từ Abbasids. Lúc này, lực lượng Abbasids với sự tham gia của cácchư hầu Ghaznavid của họ, bị bao quanh ở phía đông và phía tây bởi những đối thủ Fatimid của họ. Họ lo sợ một cuộc xâm lược hai mặt trận sắp xảy ra. Để tấn công các lực lượng Ghaznavids, người Ismailis của Multan chỉ cần băng qua lãnh thổ của những kẻ thù của Ghaznavid- người Hindu Shahis.

Mặc dù cha của ông ta đã ủng hộ  giáo phái Shiite của Hồi giáo, vua Mahmud của Ghazni đã theo đức tin của giáo phái Sunni, tín ngưỡng  chủ yếu không chỉ dành cho các đế chế Abbasids, mà còn của các đế chế Qarakhanids Samanids. Ông ta nổi tiếng người không dung nạp các giáo phái khác của Hồi giáo. Sau khi lên ngôi vào năm 998 củng cố quyền lực của mình tại Afghanistan, ông ta tấn công giáo phái Shahis  n Độ giáo Gandhara Oddiyana vào năm 1001 và đánh bại kẻ thù của cha mình, Jayapala, người mà ông cũng coi như là có khả năng đe dọa. Mặc dù Oddiyana vẫn một trung tâm chính của Mật tông Phật giáo với cả hai vị vua Indrabhuti Padmasambhava đã từng xiển dương trước giai đoạn quyền lực của Hindu Shahi, không cò bất kỳ tu viện nào của Phật giáo hưng thịnh. Mặt khác, đền thờ đạo Hindu của nó đầy dẫy với sự giàu có. Do đó, Mahmud cướp bóc phá hủy chúng.

Người kế vị Jayapala, Anandapala (r. 1001-1011), bấy giờ thành lập một liên minh với Multan. Nhưng năm 1005, Mahmud đánh bại lực lượng chung của họ thôn tính Multan, do đó vô hiệu hóa mối đe dọa của Fatimid Ismaili đối với thế giới Sunni Abbasid từ phía đông. Mahmud gọi quân đội của mình là những chiến binh “ Ghazi" vì đức tin, gọi là chiến dịch của mình"jihad” ( thánh chiến) để bảo vệ sự tuân thủ chính thống Sunni nhằm chống lại dị giáo Ismaili Shia. Mặc nhiệt huyết tôn giáo thể đã là một phần của động cơ của ông ta, phần lớn rõ ràng mong muốn của ông ta thiết lập chính mình như người bảo vệ của đế chế Abbasids giống như các nhà lãnh đạo của thế giới Hồi giáo. Đóng một vai trò như vậy sẽ hợp pháp hóa sự cai trị riêng của ông ta như một chư hầu của Abbasid, bổng lộc ông ta đã cướp đoạt sẽ giúp đỡ chiến dịch tài chính chống Fatimid của Abbasids ở nơi khác. Ví dụ, ngôi đền mặt trời Hindu cổ- Suraj Mandir tại Multan, nổi tiếng là ngôi đền giàu của tiểu lục địa Ấn Độ. Kho báu của nó chỉ tăng lên sự thèm khát của Mahmud đối với tài sản giàu có, ra xa phía đông.

Sau khi chiến dịch bất thành của Mahmud chống lại lực lượng Qarakhanids, ông ta quay sang tiểu lục địa Ấn Độ, và năm 1008 đã đánh bại một liên minh giữa Anandapala nhà cai trị của  Rajput  mà ngày nay là Indian Punjab Himachal Pradesh. Ông ta  tịch thu ngân khố lớn của Hindu Shahi Nagarkot (Kangra ngày nay), trong những năm tiếp theo, ông ta cướp bóc phá hủy các đền thờ giàu có của đạo Hindu những tu viện Phật giáo trong khu vực. Trong các tu viện Phật giáo bị ông ta phá hủy những ngôi chùa   Mathura, phía nam của Delhi ngày nay.

Năm 1010, Mahmud dập tắt một cuộc nổi loạn tại Multan, năm 1015 hoặc 1021 (tùy thuộc vào tài liệu chấp nhận), ông ta theo đuổi nhà cầm quyền Hindu Shahi, Trilochanapala (r. 1011 - 1021), người đang củng cố lực lượng của ông ta tại pháo đài Lohara dưới chân núi phía tây hướng đến Kashmir. Tuy nhiên Mahmud không bao giờ có thể chiếm pháo đài, hoặc xâm nhập vào Kashmir. Không biết vai trò người sáng lập Hindu của triều đại Lohara đầu tiên của Kashmir (1003 - 1101)Samgrama Raja (r. 1003 - 1028) hùng mạnh như  thế nào mà đánh bại được Mahmud. Theo các tài liệu Phật giáo truyền thống, người cai trị Ghaznavid đã được dừng lại bằng những mật chú Phật giáo được đọc bởi ngài Prajnarakshita, một đệ tử của Naropa.

Do thiệt hại nặng nề lực lượng Mahmud gây ra cho các tu viện Phật giáo ở IndianPunjab Himachal Pradesh, nhiều Phật tử đã tìm cách xin tị nạn ở nơi khác. Tuy nhiên, với sự tấn công của  quân đội Ghaznavid hướng về Kashmir, hầu hết người tị nạn đã không cảm thấy an toàn khi chạy đến nơi này.  Một số lượng lớn tràn ngập như thế lẽ ra  băng qua dãy Himalaya qua Kangra đến Ngari miền tây Tây Tạng vào năm 1020 và sau đó, nhà vua Tây Tạng đã thông qua một đạo luật hạn chế người nước ngoài vào trú ngụ trong nước hơn ba năm.

Tóm lại, cuộc thánh chiến Ghaznavid trong tiểu lục địa Ấn Độ ban đầu là trực tiếp chống lại Ismailis, không phải Phật giáo, Ấn giáo, Kỳ Na Giáo. Tuy nhiên, một khi Mahmud đã hoàn thành mục tiêu tôn giáo và chính trị của mình, chiến thắng của ông đã thúc giục ông ta chiếm thêm lãnh thổ đặc biệt cướp bóc từ những ngôi đền Hindu giàu có các tu viện Phật giáo tại đây. Như các chiến dịch Umayyad ba thế kỷ trước, các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ đã phá hủy đền thờ và tu viện Phật giáo, sau khi triệt để cướp bóc, như một phần của cuộc chinh phục ban đầu trong phạm vi khu vực, nhưng không tìm cách áp đặt Hồi giáo bằng tất cả các đối tượng mới của họ. Mahmud kẻ thực dụng lợi dụng toán lính Hindu không cải cải đạo và ngay cả một tướng lãnh Hindu để chống lại người Hồi giáo Shiite, những kẻ chống lại ông ta tại Buyid Iran. Mục tiêu chính của ông ta vẫn Shiite Ismailis.

Thái Độ của Ghaznavid đối với Phật Giáo Ngoài Khu Vực Ấn Độ

Al-Biruni,  nhà sử học Ba Tư đã đi cùng với cuộc xâm lược tiểu lục địa Ấn Độ của  Mahmud, đã nói một cách thích thú đối với Phật giáo viết rằng, người Ấn Độ cho rằng Đức Phật  như là “Prophet” (nhà tiên tri). Có lẽ điều này ngụ ý sự quen thuộc của ông ta với thuật ngữ burxan của người miền trung Ba Tư, có nghĩa prophet, được sử dụng đối với “Phật" trong kinh điển Phật giáo Sogdian Uighur, trước đó trong các văn bản của người Ma Ni giáo đề cập đến tất cả các tiên tri. Tuy nhiên, điều này cũng chỉ ra rằng, các Phật tử đã được chấp nhận như là "người của cuốn sách", và cùng với người Ấn giáo Kỳ Na Giáo, được ban cho tình trạng những đối tượng (của Hồi giáo) được bảo vệ’ sau khi quân đội Hồi giáo tàn phá các cơ sở ban đầu của họ.

Những bằng chứng khác để hỗ trợ kết luận thứ hai này đế chế Ghaznavids không bức hại Phật giáo trong những năm kiểm soát trước đó của họ tại Sogdia, Bactria, hoặc Kabul. Năm 982, những bức tranh tường vẫn còn được thấy tại tinh xá  Nava Vihara những hình ảnh khổng lồ của Đức Phật được khắc trên các vách đá Bamiyan miền trung Afghanistan vẫn không bị hư hại. Al-Biruni ghi chép rằng nhiều tu viện Phật giáo vẫn còn hoạt động những biên giới phía nam của Sogdia vào thời giao điểm thiên niên kỷ.

Giống như đế chế Samanids trước họ, đế chế Ghaznavids thúc đẩy nền văn hóa Ba Tư. Cả văn học Ba Tư và Ả Rập, từ thế kỷ thứ chín đến thế kỷ 12, rất nhiều tài liệu tham khảo đến vẻ đẹp của các di tích Phật giáo, những tài liệu này cho thấy rằng các tu viện Phật giáo nhà thờ Hồi giáo hoạt động một cách hòa bình, bên cạnh nhau. Ví dụ, Asadi Tusi mô tả sự lộng lẫy của tu viện Phật giáo là Subahar Monastery của Kabul trong tác phẩm Garshasp Name của ông ta vào năm 1408. Thi ca Ba Tư thường dùng tỉ dụ ca ngợi các cung điện diễm lệ được cho là giống như vẻ đẹp của "Nawbahar" (Nava Vihara).

Những hình ảnh Đức Phật, đặc biệt Phật Di Lặc, vị Phật tương lai, được tả tại Nava Vihara Bamiyan với hình tròn mặt trăng phía sau đầu Phật. Điều này dẫn đến việc tả vẻ đẹp tinh khiết qua những bài thơ như tả một người nào đó có “khuôn mặt trăng tròn của một vị Phật." Vì vậy, trong những bài thơ Ba Tư thế kỷ 11, chẳng hạn như bài thơ Varqe Golshah của Ayyuqi, danh từ bot trong giai đoạn Pahlavi, bắt nguồn từ thuật ngữ purt của người Sogdian trước đó , được sử dụng với một ý nghĩa tích cực để chỉ cho "Đức Phật", không phải với ý nghĩa xúc phạm thứ hai của nó như là "thần tượng". Điều này ngụ ý đối với lý tưởng của vẻ đẹp vô tính, và được áp dụng như nhau cho cả nam giới nữ giới.

Không biết danh từ al-Budd trong tiếng Ả Rập có nguồn gốc từ Ba Tư hay được đặt ra ngay thời điểm Umayyad xâm chiếm Sindh. Ban đầu, triều đại Umayyads sử dụng thuật ngữ này cho cả những hình ảnh Phật giáo và Hindu giáo, cũng như các đền thờ hình ảnh này.Thỉnh thoảng, họ cũng sử dụng từ này cho bất kỳ ngôi đền phi Hồi giáo, bao gồm cả giáo phái Thờ Lửa, Kitô giáo, Do Thái. Tuy nhiên, sau đó cũng mang cả hai nghĩa tích cực và tiêu cực, "Phật" và "thần tượng".

Tất cả các tài liệu tham khảo cũng cho thấy rằng những tu viện Phật giáo và hình ảnh đã có mặt trong các lĩnh địa văn hóa Iran ít nhất xuyên qua thời kỳ Mông Cổ vào đầu thế kỷ thứ mười ba, hoặc ở mức tối thiểu di sản Phật giáo mạnh mẽ đó vẫn còn được duy trì trong nhiều thế kỷ giữa những Phật tử cải sang Hồi giáo. Nếu đế chế Ghaznavids duy trì hòa bình với Phật giáo trong những vùng đất phi-Ấn Độ của mình thậm chí bảo trợ tác phẩm văn học ca ngợi nghệ thuật của nó, nhưng hầu như không, sau đó, chính sách dài hạn của họ trên tiểu lục địa một hành động cải đạo bằng thanh kiếm. Giống với các đế chế Umayyads, phương cách xâm chiếm của đế chế Ghaznavid không giống như cách thức cai trị.

Sự Suy Tàn của Ghaznavids và Sự Nổi Dậy của Seljuqs

Mặc sự thành công quân sự của mình trên tiểu lục địa Ấn Độ, lực lượng Ghaznavids không có khả năng kiểm soát lực lượng Seljuqs dưới quyền mình, năm 1040 sau đó Seljuqs nổi loạn. Seljuqs chiếm đến Khwarazm, Sogdia, Bactria từ lực lượng Ghaznavids, năm 1055 đã chinh phục Baghdad, chỗ ngồi của các vua caliph Abbasid.

Chính quyền Seljuqs người theo giáo phái Sunni và cương quyết chống giáo phái Shiite Ismaili như Ghaznavids. Họ lo lắng trành giành sự ảnh hưởng và kiểm soát của các vua Caliphs đối với người Buyid Shiites tại Iran. Năm 1062, cuối cùng họ chinh phục được Vương quốc Buyid, năm kế tiếp, công bố triều đại của mình. Các bộ phận cuối cùng của Đế chế Seljuk kéo dài cho đến khi qui phục Mông Cổ vào năm 1243.

Trước sự thất bại của họ đối với lực lượng Seljuks, lực lượng Ghaznavids rút về phía đông của dãy núi Hindu Kush Mountains, bị hạn chế với Ghazna, Kabul, Punjab. Họ duy trì một lực lượng quân đội được gia nhập từ nhiều bộ lạc miền núi Thổ Nhĩ Kỳ Hồi giáo trong lĩnh địa của họ, dựa vào thuế thu thập từ những người giàu có phi-Hồi giáo của tiểu lục địa Ấn Độ để tài trợ cho nhà nước của họ. Chính sách của họ đối với Kashmir ràng minh họa thái độ của họ đối với các tôn giáo khác

Tình Hình Chính Trị và Tôn Giáo tại Kashmir

Từ năm 1028 cho đến cuối triều đại Lohara đầu tiên vào năm 1101, trong sự thịnh vượng kinh tế, Kashmir đã trải qua một sự suy giảm đều đặn. Do đó, các tu viện Phật giáo bị giới hạn đối với mặt hỗ trợ tài chính. Hơn nữa, con đường thuận tiện đến các trường đại học Phật giáo lớn của trung tâm bắc Ấn đã bị cắt ngang bởi lãnh thổ Ghaznavid, những tiêu chuẩn tại các tu viện Kashmiri dần dần bị suy giảm. Vị vua cuối cùng của triều đại này, Harsha (r. 1089 - 1101), đã thiết lập một sự đàn áp tôn giáo khác, lần này sang bằng cả những ngôi đền Hindu cũng như các tu viện Phật giáo.

Vào thời Lohara thứ hai (1101 - 1171), đặc biệt dưới thời trị vì của vua Jayasimha (r. 1128 - 1149), cả hai tôn giáo đã hồi phục một lần nữa với sự hỗ trợ của hoàng gia. Tuy nhiên, tình hình kinh tế của vương quốc như một toàn thể đã suy giảm hơn nữa, tiếp tục cho đến sự thừa kế tiếp theo của những nhà cai trị Ấn Độ giáo (1171-1320). Mặc các tu viện đã kiệt quệ, hoạt động Phật giáo vẫn phát triển cho đến thế kỷ 14, với các vị giáo thọ những thông dịch viên viếng thăm Tây Tạng theo định kỳ. Tuy nhiên, sự suy yếu của Kashmir trong hơn ba thế kỷ, không phải là đế chế Ghaznavids hay những nhà kế thừa Hồi giáo của họ ở Ấn Độ tìm cách chinh phục nó cho đến năm 1337. Dấu hiệu này cho thấy các nhà lãnh đạo Hồi giáo đã quan tâm nhiều hơn trong việc thu đạt của cải giàu có hơn là việc cải đạo từ các tu viện Phật giáo. Nếu sau đó là tu viện nghèo, họ đã không đá động gì đến.

Sự Mở Rộng Seljuq và Chính Sách Tôn Giáo

Trong khi đó, lực lượng Seljuqs đã mở rộng đế chế của mình về phía tây, chinh phục đế chế Byzantines vào năm 1071. Quốc vương Seljuq, Malikshah (r. 1072 - 1092), đã áp đặt cương vị chúa tể của mình đối với đế chế Qarakhanids tại Ferghana, phía bắc Tây Turkistan, Kashgar, Khotan. Dưới sự ảnh hưởng của Nizamulmulk- vị công sứ của mình, Seljuqs xây dựng những trường Hồi giáo (madrasah) ở Baghdad và trên khắp Trung Á. Mặc dù trường madrasahs đã được mọc lên vào thế kỷ thứ 9 đông bắc Iran, chỉ hoàn toàn dành cho việc nghiên cứu thần học, những ngôi trường madrasahs mới này với mục đích cung cấp một bộ máy quan liêu dân sự cho Seljuqs mà được giáo dục tốt trong giáo lý Hồi giáo. Đế chế Seljuqs một cách tiếp cận rất thực dụng tôn giáo của họ.

Khi đã mở rộng Anatolia đến vùng Thổ Nhĩ Kỳ, lực lượng Seljuqs cũng tiếp tục chiếm Palestine. Năm 1096, Byzantine chống lại Giáo hoàng Urban II, người đã tuyên bố cuộc Thập Tự Chinh đầu tiên để thống nhất phương Tây và phương Đông trong sự cai trị  của đế quốc La Mã và chiếm lại đất Thánh từ "những kẻ ngoại đạo". Tuy nhiên, Seljuqs không có ý định chống những tín hữu chúa Giê-Xu. Ví dụ, họ đã không trừ tiệt Kitô giáo từ Trung Á.

Đế chế Seljuks cũng không phải chỉ đặc biệt chống Phật giáo. Đìều mà họ làm là chỉ huy hoặcng hộ các chư hầu Qarakhanid của họ trong một cuộc thánh chiến chống lại lực lượng Tanguts, Duy Ngô Nhĩ Qocho, Tây Tạng Ngari, và tất cả nhà nước này đều hùng mạnh về Phật giáo nhưng yếu kém quân sự. Ngược lại, trong thời gian cai trị Baghdad, đế chế Seljuqs cho phép al-Shahrastani (1076 - 1153) xuất bản tác phẩm Kitab al-Milal wa Nihal  của ông ta -- một quyển sách triết học bằng tiếng Ả Rập bao hàm một phần của giáo Phật giáo, như al-Biruni, đề cập đến Đức Phật như một nhà Tiên Tri.

Mệnh Lệnh Ám Sát của Nizari

Những hình ảnh cực kỳ tiêu cực người châu Âu Kitô hữu Byzantine đã có đối với đế chế Seljuqs Hồi giáo nói chung một phần do xác định sai lầm của họ về tất cả Hồi giáo với phái Nizari của Ismailis mà được biết với những đoàn quân viễn chinh như "Order of Assassins” (Mệnh Lệnh Ám Sát). Bắt đầu khoảng năm 1090, lực lượng Nizaris đã dẫn đầu một cuộc nổi dậy của khủng bố khắp Iran, Iraq Syria, với những thanh niên trong tình trạng bị chuốc say sưa được gửi đi để ám sát những nhà lãnh đạo quân sự và chính trị. Họ muốn chuẩn bị thế giới cho lãnh đạo Nizar của họ, để trở thành không chỉ là vua caliph imam (lãnh tụ Hồi giáo), nhưng còn là Mahdi, vị tiên tri cuối cùng sẽ dẫn đầu thế giới Hồi giáo trong một cuộc chiến tranh thiên niên kỷ chống lại những thế lực tà ác.

Đến những thập niên tiếp theo, đế chế Seljuqs Fatimids phát động những cuộc thánh chiến chống lại lực lượng Nizaris, tàn sát họ với số lượng lớn. Phong trào Nizari cuối cùng đã mất tất cả sự hỗ trợ của quần chúng. Những cuộc thánh chiến này cũng đã có một tác động tàn phá đối với Seljuqs , vào năm 1118, Đế quốc Seljuq chia thành nhiều phần tự trị.

Trong khi đó, lực lượng Ghaznavids tiếp tục bị suy yếu quyền lực. Họ thiếu nhiều nguồn nhân lực để nh đạo ngay cả vương quốc thu nhỏ của mình. Đế chế Qarakhanids cũng suy giảm quyền lực. Do đó, Ghaznavids Qarakhanids bị buộc phải trở thành những tiểu bang chi nhánh với lãnh thổ Seljuq tự trị Sogdia đông bắc Iran.

No comments :

Post a Comment

BUDDHISM AND MAGAZINES/TODAY NEWS