Thursday, May 24, 2012

Sự Giao Thoa Lịch Sử giữa Văn Hóa Phật Giáo và Hồi Giáo Trước Triều Đại Mongol

Alexander Berzin_Tịnh Quang chuyển ngữ

Phần III: Sự Truyền Bá Hồi Giáo Xuyên Qua Các Bộ Tộc Thổ Nhĩ Kỳ (840 - 1206 CE)

20. Những Chiến Dịch của Ghurid vào Tiểu Lục Địa Ấn Độ
   
Sự Tấn công Quân Sự Ban Đầu xuyên qua Bắc Ấn

Năm 1148, nhà cai trị Ala-ud-Din của người du mục Thổ Nhĩ Kỳ Guzz từ các ngọn núi của Afghanistan đã chinh phục khu vực của Ghur ở miền đông Iran, đã đăt tên nó với tên triều đại của ông ta, Ghurid (1148-1215). Ông ta đã tiến hành chiếm Bactria từ lực lượng Qaraqitans, năm 1161 chiếm Ghazna Kabul từ đế chế Ghaznavids. Đế chế này buộc phải di chuyển thủ đô của mình đến thành phố Punjabi của Lahore nơi vẫn còn đa số người Hindu vào lúc này. Năm 1173, người sáng lập triều đại Ghurid bổ nhiệm em trai của mình Muizz-ud-Din Muhammad (Muhammad Ghori, r. 1173-1206) làm thống sứ của Ghazna xúi dục ông ta tấn công các tiểu lục địa Ấn Độ.

[View Map Thirty: Indian Subcontinent at the Time of the Ghurid Conquests, End of the Twelfth Century.]

Giống như người tiền nhiệm, vua Mahmud của Ghazni, vào năm 1178,  Muhammad Ghori đầu tiên đã chiếm vương quốc Ismaili Multan ở miền bắc Sindh, giành được độc lập từ sự  thống trị của Ghaznavid. Những người Ismailis luôn luôn bị nghi ngờ chứa chấp Nizaris hoặc các loại tương tự của các phong trào khủng bố thời đại. Sau đó, trong sự liên minh với người cai trị Hindu địa phương, nhà lãnh đạo Ghuri đã lật đổ triều đại nhà Ghaznavid bằng việc xâm chiếm Lahore vào năm 1186. Kiểm soát toàn bộ Punjab, ông ta đã thúc giục lực lượng chiếm Delhi năm 1193. Sau đó, lực lượng Ghurids đã quét qua đồng bằng Gangetic Plain ở miền bắc Ấn Độ. Vào năm 1194, Muhammad tự thân chinh phục tận Banaras. Ông ta đã phái một trong những người chỉ huy quân đội của mình Bakhtiyar Khalji, cùng với Ikhtiyar-ud-Din Muhammad để tấn công xa hơn về hướng đông.

Chiến dịch Ghurid trên tiểu lục địa Ấn Độ thực tế không phải là một cuộc thánh chiến để cải đạo, nhưng trên cơ bản là một chiến dịch để cướp đoạt lãnh thổ, cả Hồi giáo phi- Hồi giáo đều như nhau. Mặc dù mục tiêu quân sự ban đầu chống lại vương quốc Ismaili Multan có thể được gọi là một cuộc thánh chiến Ghurids thể đã sử dụng đề tài của một cuộc thánh chiến để tập hợp quân đội của họ, sự hăng hái của các lãnh đạo Hồi giáo hầu như được thổi bùng bằng những triển vọng của chiến lợi phẩm quyền lực nhiều hơn sự cải đạo.

Cuộc Chinh Phục đối với Bihar Bengal

Tại Bihar Bengal, dưới triều đại Pala, hầu hết các học viện Phật giáo lớn của miền bắc Ấn Độ đã được xây dựng (vốn đã bị phá đổ từng phần). Đầu tiên, triều đại Karnata (1097-1324) đã sụp đổ tại Mithila, trong đó bao gồm khu vực phía bắc Bihar thuộc về sông Hằng và khu vực Terai của miền nam Nepal. Đến cuối thế kỷ thứ 12, người Senas thành lập cộng đồng tại Bengal Magadha, vùng phía nam Bihar. của sông Hằng.  Mặc dù các nhà lãnh đạo Mithila Shaivite là người n Độ giáo Shaivite, họ tiếp tục sự bảo trợ của Pala đối với Phật giáo cung cấp sức đề kháng mạnh mẽ để chống lại lực lượng Ghurids. Ví dụ, họ ngưng mục tiêu xâm chiếm Tây Tạng vào năm 1206. Đế chế Senas đặc biệt ủng hộ Ấn Độ giáo và thế lực yếu kém hơn.

Quân đội Ghurids đi dọc theo Mithila trong sự lấn chiếm của mình về phía đông, và tập trung các cuộc tấn công của họ trên xứ Magadha Bengal. vua Sena thiết lập các đơn vị đồn trú phòng thủ tại những tu viện ở Odantapuri Vikramashila, nơi đây được chắn thủ những bức tường thành trực tiếp với phòng tuyến thuận lợi của Ghurids. Chiếm được những pháo đài quân sự này, Ghurids đã hoàn toàn san bằng chúng từ năm 1199 và 1200. Thực tế, kể từ khi Odantapuri chiếm một vị trí chiến lược như thế, các thống đốc quân sự Ghurid đã xây dựng trụ sở chỉ huy ở khu vực xưa của nó mà ngày nay là Bihar Sharif.

Sự Chiếm Đóng Bắc Ấn

Năm 1206, Muhammad Ghori bị ám sát, đưa đến sự kết thúc quyền lực Ghurid trên khắp miền bắc Ấn Độ. Không người kế nhiệm rõ ràng, những người thủ lĩnh của ông ta đã chiến đấu với nhau để kiểm soát các lãnh thổ mà họ đã chinh phục. Cuối cùng, một trong số họ đã tự đặt mình trên những người khác như sultan Lahore, nhưng đã chết ngay sau đó, năm 1210. Người nô lệ được giải phóng của ông ta là Iltutmish (r. 1210 - 1237) đã tiếp quản dời thủ đô đến Delhi, bắt đầu những gì đã được trở thành là Vương Quốc Hồi giáo Nô Lệ (Slave Dynasty Sultanate: 1210-1325).

Lực lượng Ghurids đã có thể chinh phục miền bắc Ấn Độ không chỉ do sức mạnh vượt trội chiến thuật của họ, nhưng cũng có sự cạnh tranh liên tục đấu đá nội bộ giữa nhiều người cai trị bản xứ "Rajput" Hindu. Mặc dù sau đó đã không có khả năng thể hiện một mặt trận thống nhất để ngăn chặn sự tiếp quản của Ghurid, họ đã đủ mạnh để thiết lập lại chính mình từ những khu rừngđồi núi một khi quân đội nước ngoài đã trờ tới. Những nhà cai trị Ghurids và những người thừa kế của họ về sau có thể duy trì chỉ chỉ những chức vụ quản lý nhỏ, chỉ trong những thành phố lớn này thì nhiệm vụ chính của họ thu thuế.Tuy nhiên, sự cai trị của họ cho thấy sự thịnh vượng kinh tế và duy trì được sự ổn định.

Đánh Giá về Sự Nguy Hiểm của Ghurid đối với Phật Giáo

Mặc dù lực lượng Ghurids đã hoàn toàn bị cướp bóc và phá hủy hoàn toàn những tu viện Vikramashila và Odantapuri, họ đã không phá hủy tất cả các cơ sở Phật giáo trong lĩnh địa của họ. Ví dụ, Tu viện Đại Học Nalanda là tu viện lớn nhất của loại hình này ở phía bắc Ấn Độ, mặc dù ở Ma Kiệt Đà, không nằm trên con đường thuận lợi của lực lượng Ghurids. Khi nhà dịch giả Tây Tạng, Chag Lotsawa Dharmasvamin (Chag Lo-tsa-ba, 1197 - 1264), đến thăm miền bắc Ấn Độ vào năm 1235, ông đã tìm thấy nó bị hư hỏng, bị cướp phá, và phần lớn là bỏ hoang, nhưng vẫn còn tọa lạc và hoạt động với 70 học sinh. Cho rằng Ghurids tiêu diệt nó hoàn toàn cần đòi hỏi một cuộc nghiên cứu riêng biệt, và điều này rõ ràng không phải mục tiêu chính của họ.

Học giả Tây Tạng cũng tìm thấy tu viện Sri Lanka Mahabodhi không xa từ Nalanda tại Vajrasana (bây giờ là Bodh Gaya), vẫn còn 300 nhà sư Sri Lanka. Nó đã là thánh địa Thành Đạo của Đức Phật và nơi hành hương thiêng liêng nhất cho Phật giáoThế giới. Hơn nữa, không biết có phải nó là Somapura, trường đại học Phật giáo lớn nhất ở Bengal, nằm ở phía bắc Bangladesh ngày nay, đã bị bỏ hoang lúc này. Tuy nhiên, các dịch giả Tây Tạng tìm thấy Jagaddala ở miền bắc của Tây Bengal vẫn còn hưng thịnh và đầy đủ các nhà sư.

Việc tiêu hủy các tu viện Phật giáo của Ghurid, sau đó, được tập trung vào những phòng tuyến lợi thế trực tiếp của họ và đã được củng cố theo cách của pháo đài phòng thủ. Hơn nữa, lực lượng Ghurids đặt những người huy quân sự của họ như các  thống đốc của khu vực mà họ chinh phục, và cho họ quyền tự chủ lớn, sử dụng hệ thống Abbasid của iqtađể ban thưởng. Nói cách khác, vua Hồi giáo Ghurid đã sắc ban cho các thống đốc quân đội này bất cứ  thu nhập nào mà họ có thể thu thập trong địa điểm ủng hộ tài chính từ nhà nước trung ương. Do đó, nó đã chống lại các lợi ích cá nhân của các thủ lãnh quân sự vốn đã phá hủy tất cả mọi thứ dưới áp lực quan phòng của họ. Họ theo các mô hình chinh phục của Umayyad, Abbasid, và Ghaznavid, cụ thể là cướp bóc và gây thiệt hại nặng về các dinh thự tôn giáo lớn trong các cuộc tấn công ban đầu của sự tiếp quản của mình, và sau đó, một khi có được quyền lực, họ sắc lập ‘tình trạng đối tượng được bảo vệ’  cho những người phi-Hồi giáo và thu thuế phiếu ​​từ họ.

Những Tác Động vào Sự Phát Triển của Phật Giáo ở Những Quốc Gia Láng Giềng

Mặc khả năng chấp nhận “tình trạng đối tượng được bảo vệ, nhiều tu sĩ Phật giáo chạy trốn đến Bihar những vùng thuộc miền Bắc Bengal, tìm kiếm sự tị nạn trong các trường đại học Phật giáo và các trung tâm tu viện mà ngày nay là vùng Oriss , miền nam Bangladesh, khu vựa Arakanbờ biển phía Tây của Miến Điện, phía nam Miến Điện, phía Bắc Thái Lan. Tuy nhiên, phần lớn họ cùng với rất nhiều Phật tử cư sĩ đã đi đến Kathmandu Valley của Nepal, mang theo nhiều bản thảo tài liệu từ các thư viện lớn của Phật giáo đã bị phá hủy.

Phật giáo ở một vị trí hùng mạnh tại Kathmandu vào thời điểm này. Nhiều vị vua Hindu của triều Thakuri (750 - 1200) đãng hộ các tu viện Phật giáo, nhiều trường đại học Phật giáo. Từ cuối thế kỷ thứ mười, nhiều dịch giả Tây Tạng đã từng ghé thăm các trung tâm này trên đường đến Ấn Độ của họ, các bậc thầy Nepal từ những cơ sở này đã là công cụ trong sự hồi sinh của Phật giáo tại miền trung và miền tây Tây Tạng. Những nhà cai trị Hindu buổi đầu của giai đoạn Malla (1200-1768) tiếp tục các chính sách của người tiền nhiệm Thakuri của họ.

Hơn nữa, Phật giáo đã lan rộng đến các vùng khác thuộc Nepal hiện nay. Vào giữa thế kỷ thứ mười hai, Nagadeva, người cai trị bộ lạc phi-Tây Tạng của miền tây Tây Tạng đã mất quyền kiểm soát khu vực đó chinh phục miền Tây Nepal. Ở đây, ông ta đã thành lập Vương quốc Khasa, còn được gọi là Western Malla, đế chế này theo mô hình của Phật giáo Tây Tạng.

Phân Tích sự Suy Tàn của Phật Giáo trên Tiểu Lục Địa Ấn Độ  

Mặc dù Ấn Độ giáo Kỳ Na giáo có thể sống sót trong cuộc xâm lược Bắc Ấn của Ghurid, Phật giáo không bao giờ được hồi phục hoàn toàn. Nó bắt đầu biến mất dần dần. Cứ cho rằng sự mất mát này là một hiện tượng phức tạp, chúng ta hãy xem xét một vài nhân tố có thể giải thích về .

Ấn giáo và Kỳ Na Giáo không có trường đại học hoặc tu viện lớn. Các tu sĩ của họ sống một mình hoặc trong các nhóm nhỏ ở các vùng sâu, nghiên cứu và thiền định tư nhân, không có nghi thức hay nghi lễ cộng đồng. T đó họ không có mối đe dọa, không có giá trị thời gian của những kẻ xâm lược hoặc nỗ lực để tiêu diệt chúng. Họ chỉ làm hư hỏng các đền thờ Hindu Jain được tìm thấy trong các thành phố lớn có tín đồ. Ngược lại, Phật giáo có những Tu viện Đại học tầm cỡ, quy mô, bao quanh bởi những bức tường cao được củng cố bởi các vị vua địa phương. Sự cướp phá của họ rõ ràng ý nghĩa quân sự.

Thực tế rằng chỉ có các cơ sở Phật giáo mới bị tàn phá nghiêm trọng, chủ yếu chỉ những tu viện nằm trên con đường chính của sự tiến vào của quân đội, bằng chứng hơn  nữa cho thấy rằng mặc dù lực lượng Ghurids đã gọi là chiến dịch của mình một cuộc thánh chiến, mục tiêu thực tế của nó không phải là sự cải đạo người khác sang Hồi giáo. Nếu thế, họ sẽ tập trung vào các cộng đồng tôn giáo của người Ấn giáo, Kỳ Na Giáo, cũng như Phật giáo, bất chấp tầm cỡ hoặc vị trí của họ.

Đối với Phật tử ở Ấn Độ, Phật giáo chủ yếu là một n ngưỡng tập trung xung quanh các tu viện lớn. Mặc dù có một truyền thống sâu dày dành cho trình độ thiền định thâm mật, những người muốn nghiên cứu sâu sắc đã trở thành Tăng hoặc Ni độc thân. Các thí chủ cúng dường thức ăn và tứ sự cho các tu sĩ. Họ đến tu viện hai lần một tháng để duy trì tâm nguyện đối với giới điều đã lãnh thọ và lắng nghe các bài giảng dựa trên kinh điển.Tuy nhiên, họ không coi mình như một nhóm tách rời từ quần chúng Hindu. Các buổi lễ đánh dấu những nghi thức trải qua trong đời sống của họ, chẳng hạn như lễ sinh ra, kết hôn, và chết, chúng nó dựa vào các nghi lễ Hindu.

Khi Ấn Độ giáo đã xác định Đức Phật như một sự biểu hiện của thần Vishnu tối cao của họ, các Phật tử đã không phản đối. Thực tế, trên khắp miền bắc Ấn Độ, Kashmir, Nepal, Phật giáo đã thực sự hòa  trộn với nhiều yếu tố của tín ngưỡng Hindu (Ấn Độ) giáo. Do đó, khi các tu viện lớn đã bị phá hủy, hầu hết các Phật tử dễ dàng hấp thụ vào Ấn Độ giáo. Họ vẫn thể tập trung niềm tin của họ về Đức Phật được coi là những tín hữu Hindu tốt. Mặt khác, người Hindu giáo Kỳ Na Giáo đã có nhiều định hướng thực hành tại nhà của mình đã không cần có các cơ sở tu viện. Khi những nhà thần học Hindu đã cho rằng Rshabha Jina-một trong những nhân vật của Kỳ Na Giáo như một hóa thân của thần Vishnu, Kỳ Na Giáo đã phản đối.

Hơn nữa, người Ấn giáo Kỳ Na Giáo thì hữu ích cho những kẻ xâm lược người Hồi giáo. Người Ấn giáo đã có một giai cấp chiến binh có thể được gọi vào linh phục vụ, trong khi Kỳ Na Giáo các thương gia của địa phương và các nguồn thu thuế lớn. Ngược lại, Phật tử không có một nghề nghiệp đặc trưng hoặc phục vụ như là một người đại diện toàn thể. họ không còn đóng một vai trò trong thương mại liên vùng như họ đã làm ở những thế kỷ đầu khi những tu viện Phật giáo nằm rải rác trên những con đường Tơ Lụa. Vì vậy, bất cứ những động lực nào xảy ra đối với việc cải sang đạo Hồi đã chủ yếu trực tiếp hướng đến họ.

Hơn nữa, nhiều Phật tử được coi là đẳng cấp bình dân hơn trong xã hội Ấn Độ (vì Phật giáo đã xóa bỏ đẳng cấp) đã bị thành kiến ​​dưới sự cai trị đẳng cấp của  Ấn Độ giáo. Nhiều người theo Hồi giáo rõ ràng đã bị thu hút bởi lời hứa về sự bình đẳng và tình huynh đệ với tất cả những ai chấp nhận đức tin này. Mặt khác, người Ấn Độ giáo cải sang đạo Hồi bị người Ấn Độ coi như những kẻ bị xã hội ruồng bỏ bất kể đẳng cấp trước kia của họ. Từ khi Phật tử đã bị đối xử như những kẻ bị xã hội ruồng bỏ, họ đã không chịu một sự thay đổi trong tình trạng xã hội giữa một cộng đồng Ấn Độ giáo chủ yếu khi họ chuyển đổi.

Như vậy, mặc dù hầu hết ở miền bắc Ấn Độ vẫn duy trì Hindu giáo, với những túi bọc của Kỳ Na Giáo, Punjab  Đông Bengal dần dần đã cải đạo. Phật tử trước đây đã sự liên hệ  dài nhất với Hồi giáo, đặc biệt đã được tăng cường với  những cuộc lũ càn quét của những giáo sĩ Hồi giáo từ Iran và Trung Đông đã tìm nơi trú ngụ đây từ các cuộc tấn công Mông Cổ bắt đầu vào đầu thế kỷ mười ba. Mặt khác , Đông Bengal, đã luôn luôn là một vùng đất với nhiều nông dân nghèo khổ đã chín muồi cho sự lôi cuốn về lý thuyết bình đẳng với Hồi giáo.

No comments :

Post a Comment

BUDDHISM AND MAGAZINES/TODAY NEWS