(Đời hay đạo mà có danh thì được nhiều người kính ngưỡng nhưng cũng không thiếu gì kẻ khác chê bai và buộc tội. Danh cho lắm cuối cùng rồi cũng già, rồi cũng đau đớn, rồi cũng chết, và rồi thành đất! Xem ra tạo hóa thật công bằng!)
Con người sinh ra đời ngoài việc ăn, mặc, ngủ, học.
Ngoài ra còn chuyện lập thân để có danh gì với non sông, đóng góp cho xã hội và
gia đình. Đời nào cũng vậy, từ ngàn xưa đã có bao nhiêu người chết trên chữ
danh, cũng vì chữ danh mà đấu đá, đánh nhau, chia rẻ nội bộ, huynh đệ tương
tàn, thầy trò mất đoàn kết…
Vào
thời đức Phật có ngài Đề Bà Đạt Đa, bao nhiêu năm xuất gia làm đệ tử đức Phật,
đắm chìm theo thế sự, mưu cầu danh lợi, bị A Xà Thế xúi dục hảm hại đức Phật,
chia rẻ tăng đoàn và còn cầu thỉnh đức Phật cho ngài thay thế Phật để hướng dẫn
tăng chúng. Một việc làm mà ít ai nghĩ đến! Trong kinh Pháp Cú dạy rằng “Không lửa nào bằng lửa tham dục,
không ác nào bằng ác sân hận…”.
Ngày
nay, vào thời bình con người ai cũng chí thú làm ăn, lo công việc gia đình mưu
cầu hạnh phúc. Hàng chư tăng ni cũng vậy, là người xuất trần thượng sĩ, bỏ lại
chữ danh để “thượng cầu hạ hóa”. Nhưng trong hàng chư tăng ni của giáo hội nói
chung, Đak Lăk nói riêng cũng không lắm người hám danh, có vị hòa thượng thì in
card y như quãng cáo, chức danh chi chít trên card. Rồi nội bộ đấu đá tranh
giành quyền lợi, phân chia hệ phái, làm cho nội bộ giáo hội mất đoàn kết. Có
nhiều vị học hành không ra gì, thế mà đòi làm trưởng ban nầy, trưởng ban nọ.
Không biết khi ngồi vào ghế trưởng ban rồi làm sao để hoạt động đây? Hay chỉ
ngồi cho hết nhiệm kỳ rồi chết sống mặc bây. Tôi nhớ có một lần đi dự cuộc họp
dự thảo, có vị bộ trưởng nọ nói vui “tôi
luôn ủng hộ tre tàn, măng mọc. nhưng ai ngồi vào ghế của tôi là tôi vặt nó ngay”. Phật giáo chúng ta ngày nay
cũng vậy, bao nhiêu lớp tăng ni trẻ được đào tạo các trường Phật học ra trường
về lại tỉnh nhà không được phân nhiệm công việc hoằng pháp, giáo dục v.v…trong
khi đó các vị hòa thượng, thượng tọa đã lớn tuổi lại kiêm nhiệm hai đến ba chức
vụ trong giáo hội để làm. Một việc làm khó hiểu? trong khi các ngài luôn hướng
dẫn hàng Phật tử hãy xả bỏ đi, để hướng đến con đường giải thoát. Nhưng bản
thân các ngài thì chưa thực hiện được “một chữ xả các ngài học cả đời cũng
không hiểu”.
Nếu
làm mỗi chức vụ, mà các ngài lãnh 10 hay 20 chục triệu tháng thì các ngài cũng
nên tranh vài ghế, còn đây làm việc giáo hội “phụng sự chúng sanh là cúng dường
chư Phật” nhưng sao các ngài không nhường cho thế hệ sau cùng đồng hành, kề vai
gánh vác nhỉ? Có chuyện các ngài không may đột tử về tây phương thì cũng có thế
hệ con cháu để lo chứ. Thật may cho thế gian, các ngài đi tu chứ ở ngoài đời
chắc bỏ mạng như chơi, cũng vì chữ danh.
Khi
nào các ngài cũng dạy lấy Lục Hòa làm phương tiện tu tập. Chính bản thân các
ngài có hòa được với ai. Lời nói thì bất nhất, không đầu không đuôi, nay nói
nghĩ việc, rồi mai lại làm. Nhưng các ngài không biết thẹn với bản thân, không
tôn trọng tăng ni giáo phẩm trong tỉnh. không biết tự trọng bản thân “sống
không xấu hổ bao giờ, lại thêm lỗ mãn giống như quạ diều…”(kinh PC 244). Đang
làm đại trượng phu, bổng trở thành trẻ nhỏ, lời nói không ai tin và trọng. Mở
khẩu là phân chia hệ phái, Nam tông - Bắc tông - Khất sĩ. “Nam – bắc có khác, nhưng Phật tánh
chỉ có một”. Đã là người xuất gia mà các
ngài còn nặng mùi thế gian quá. Vậy không biết các ngài tu gì đây? Chúng con là
thế hệ hậu học, chỉ mong các ngài hãy nghĩ đến cái chung của giáo hội, đừng vì
lợi riêng, đó mới là tâm nguyện của người xuất gia, kính mong lắm thay!
No comments :
Post a Comment