“Một ngày đã đi tới, ngày nữa đã qua rồi,
Xa xa in mấy núi, lờ lững biển mây trôi ”
Chiều nay, bước ra sân nhìn thảm cỏ xanh non,
từng chùm hoa hoàng hậu Nhật Vàng (màu hoa tỉnh thức và tinh khôi) của nhà sư
đong đưa nở rực trước thu phai. xung quanh mái hiên Chùa lá vàng cứ theo gió cuốn
trôi, có con chim én vừa làm tổ vừa mở miệng cười trong táng cây cổ thụ. Con
người ngoài kia thấp thoáng bước chân vội vã, khe khẽ qua loa một vài câu hỏi
hang rồi cũng heo hút sau bờ dậu.
Chợ chùa vẫn xôn xao tán gẫu vài chén xì dầu, tức tưởi sỉ vả vào nhau mấy chuyện đời hôm qua. Cụ già ngây thơ hỏi lũ trẻ, chiều hôm nay nhằm vào mồng mấy tháng chín ta thế nhưng thực ra đã là hâm mấy cuối tháng mình rồi thế mà cụ gặn cho ra bọn chúng có nhớ nhầm ngày giỗ người trưởng nhà không? Trong chiếc bóng chiều, lưng tôi cuối xuống nhặt một ít bông hoa Nhật vàng rơi thẩn thờ. Hoa rất duyên dáng, cánh hoa xòe rộng như đôi bướm lả lướt rộn ràng. Tôi giật mình mùa đông đang đến gần bên người mẹ có tuổi. Cánh cửa ô gió bật khép lại lặng thinh.
Bắt đầu bước về chốn hạo nhiên, tôi đang dạo chơi và ngắm các bông hoa vàng óng ả ở một góc chùa thu nhỏ thì đâu đó có tiếng kêu gào mưa tới…mưa rồi. Thoáng nghe tiếng gọi mưa, tưởng chừng như bao mùa mưa khác thôi. Đôi mắt tôi vội nhắm khép để dễ nhìn hạt mưa bất tận của trần gian lắm chuyện vui buồn này. Được biết đến mưa từ lâu, qua bức thư mưa buồn, mưa chiều, mưa thầm của những áng thi hào, đồng dao nhưng với tôi “chiều mưa biên giới”* đã ăn sâu vào nỗi nhớ khi một buổi chiều đông Đamb’Ri. Cái hồi đó còn thơ dại hoang vu, anh em tụi Phương bối đã tự thắp lên ánh lửa bập bùng rồi lặng lẽ ngồi quây quần bên nhau bên bếp than hồng và thêm một vài củ khoai nướng, mùi khoai chín bốt lên thơm lừng của khung trời núi đồi quạnh côi. Sau đó chúng tôi chia nhau mỗi đứa một miếng, một chút chỉ cho cái bụng ấm hơn trong đêm sương lạnh. Ô kìa… cái tâm mông lung lại để lòng tới con đường viễn xứ xa sôi ấy rồi ! lời nói mới chấm dứt bàn chân đã chạm xống sân sỏi một cái làm nỗ tung hoa lá ngoại viên. Ánh mắt viễn du đã tự nhìn lên bầu trời mây xám đang bay vào cõi vô định. Ao rau muống, giếng nước đất việt sắp đón lấy một trận giông gào. Có lẽ hôm nay mưa vẫn không rơi nhưng người ta vội chạy hối hả lo toang. Tất cả vì mùa đông về; bếp củi đống thóc đã hanh khô chưa ? và vạt áo lạnh các con chiều nay mới đem ra khâu lại hai ba múi chỉ!...Đấy là bao tiếng thở dài của người mẹ đồng quê heo hút mà đêm từng đêm qua tôi cùng với mẹ lót rơm cho bầy gà như mẹ đã trông nom bảy đứa trước khi mùa thu tàn. Đi xa Huế mấy năm, vào tận Đà Lạt và giờ đứng cô quẻ ở vùng Gia Định nhưng dù sao vẫn còn mơ lại nụ cười và khúc ruột của bà mẹ chân quê. Bánh xe thời gian khó quên ấy đã nuôi tôi lớn dần với năm tháng bây chừ. Cuộc đời trần gian và thiên quốc nhỏ bé là trục đường rêu rao chân lý, một nguồn sống đơn điệu ‘có thuốc mà không chất vị làm đàn chiên o bế đến nỗi hiện thân ra một ông gù trong con mắt tích môn ‘đâu đó tiếng ai cười’.
Chợ chùa vẫn xôn xao tán gẫu vài chén xì dầu, tức tưởi sỉ vả vào nhau mấy chuyện đời hôm qua. Cụ già ngây thơ hỏi lũ trẻ, chiều hôm nay nhằm vào mồng mấy tháng chín ta thế nhưng thực ra đã là hâm mấy cuối tháng mình rồi thế mà cụ gặn cho ra bọn chúng có nhớ nhầm ngày giỗ người trưởng nhà không? Trong chiếc bóng chiều, lưng tôi cuối xuống nhặt một ít bông hoa Nhật vàng rơi thẩn thờ. Hoa rất duyên dáng, cánh hoa xòe rộng như đôi bướm lả lướt rộn ràng. Tôi giật mình mùa đông đang đến gần bên người mẹ có tuổi. Cánh cửa ô gió bật khép lại lặng thinh.
Bắt đầu bước về chốn hạo nhiên, tôi đang dạo chơi và ngắm các bông hoa vàng óng ả ở một góc chùa thu nhỏ thì đâu đó có tiếng kêu gào mưa tới…mưa rồi. Thoáng nghe tiếng gọi mưa, tưởng chừng như bao mùa mưa khác thôi. Đôi mắt tôi vội nhắm khép để dễ nhìn hạt mưa bất tận của trần gian lắm chuyện vui buồn này. Được biết đến mưa từ lâu, qua bức thư mưa buồn, mưa chiều, mưa thầm của những áng thi hào, đồng dao nhưng với tôi “chiều mưa biên giới”* đã ăn sâu vào nỗi nhớ khi một buổi chiều đông Đamb’Ri. Cái hồi đó còn thơ dại hoang vu, anh em tụi Phương bối đã tự thắp lên ánh lửa bập bùng rồi lặng lẽ ngồi quây quần bên nhau bên bếp than hồng và thêm một vài củ khoai nướng, mùi khoai chín bốt lên thơm lừng của khung trời núi đồi quạnh côi. Sau đó chúng tôi chia nhau mỗi đứa một miếng, một chút chỉ cho cái bụng ấm hơn trong đêm sương lạnh. Ô kìa… cái tâm mông lung lại để lòng tới con đường viễn xứ xa sôi ấy rồi ! lời nói mới chấm dứt bàn chân đã chạm xống sân sỏi một cái làm nỗ tung hoa lá ngoại viên. Ánh mắt viễn du đã tự nhìn lên bầu trời mây xám đang bay vào cõi vô định. Ao rau muống, giếng nước đất việt sắp đón lấy một trận giông gào. Có lẽ hôm nay mưa vẫn không rơi nhưng người ta vội chạy hối hả lo toang. Tất cả vì mùa đông về; bếp củi đống thóc đã hanh khô chưa ? và vạt áo lạnh các con chiều nay mới đem ra khâu lại hai ba múi chỉ!...Đấy là bao tiếng thở dài của người mẹ đồng quê heo hút mà đêm từng đêm qua tôi cùng với mẹ lót rơm cho bầy gà như mẹ đã trông nom bảy đứa trước khi mùa thu tàn. Đi xa Huế mấy năm, vào tận Đà Lạt và giờ đứng cô quẻ ở vùng Gia Định nhưng dù sao vẫn còn mơ lại nụ cười và khúc ruột của bà mẹ chân quê. Bánh xe thời gian khó quên ấy đã nuôi tôi lớn dần với năm tháng bây chừ. Cuộc đời trần gian và thiên quốc nhỏ bé là trục đường rêu rao chân lý, một nguồn sống đơn điệu ‘có thuốc mà không chất vị làm đàn chiên o bế đến nỗi hiện thân ra một ông gù trong con mắt tích môn ‘đâu đó tiếng ai cười’.
Mùa
đông ở núi rừng Đại lão các cánh rừng muôn thú điều gầm lên tiếng âm vang hùng
hổ. Mưa cũng bắt đầu dội trên những táng cây lộc vừng, chiếc lá sồi màu nâu . Mặc
dù đông ở đây không tuyết rơi nhưng mưa còn mãi dòng tâm sự vô ngôn. đôi khi
“cười cho vỡ mộng”.
No comments :
Post a Comment