Hồng Kông vẫn còn là vùng đất được hưởng nhiều quyền căn bản của con người. Hồng Kông cũng là nơi dân chúng được tự do biểu tình, kể cả biểu tình tưởng niệm Thiên An Môn hàng năm, một điều cấm kỵ với tất cả phần còn lại của Trung Quốc.
Nhưng còn một cấm kỵ ở Hồng Kông: chưa được phép mời Đức Đạt Lai Lạt Ma tới thăm. Có phải, khi nào Hồng Kông được phép mời Đức Đạt Lai Lạt Ma tới thăm, là có thể suy đoán là sắp có giải pháp hòa dịu từ Bắc Kinh về Tây Tạng?
Nhưng còn một cấm kỵ ở Hồng Kông: chưa được phép mời Đức Đạt Lai Lạt Ma tới thăm. Có phải, khi nào Hồng Kông được phép mời Đức Đạt Lai Lạt Ma tới thăm, là có thể suy đoán là sắp có giải pháp hòa dịu từ Bắc Kinh về Tây Tạng?
Cứ nhìn diễn biến là thấy lòng giận dữ của TQ với Đức Đạt Lai Lạt Ma thế nào.
Thủ Tướng Trung Quốc, Lý Khắc Cường, hôm 19/5/2013 đã tới thăm Ấn Độ vài ngày. Một tuần trước khi họ Lý tới Ấn Độ, chiến dịch “tiền pháo hậu xung” đã dọn đường trước: truyền thông TQ ầm ĩ loa kèm quốc tế tố cáo lãnh tụ tinh thần Tây Tạng Đức Đạt Lai Lạt Ma là kích động tự thiêu.
Đài truyền hình quốc doanh CCTV chiếu một phim ráp nối đủ thứ để đổ tội Đức Đạt Lai Lạt Ma. Phim tài liệu này cũng chiếu ra quốc tế bằng ấn bản Anh ngữ, Pháp ngữ, Tây Ban Nha ngữ, Ả Rập ngữ, và Nga ngữ. Gọi là để quốc tế “thấy sự thật” về thiên đàng xã hội chủ nghĩa Tây Tạng trong vòng tay êm ấm của Hoa Lục đang bị Đức Đạt Lai Lạt Ma kích động.
Các nước khác cũng biết từ lâu chuyện Bắc Kinh nổi giận khi có nước nào đón Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Một cuộc nghiên cứu năm 2010 thực hiện bởi các nhà nghiên cứu ở đại học University of Gottingen tại Đức thấy rằng các nước mà có các lãnh đạo cao nhất tiếp đón Đức Đạt Lai Lạt Ma là mất trung bình 8.1% lượng xuất cảng của họ sang Hoa Lục trong 2 năm kế tiếp, vì bị Bắc Kinh trừng phạt thương mại.
Do vậy, nếu Hồng Kông mời Đức Đạt Lai Lạt Ma tới thăm, đó có thể là dấu hiệu Trung Quốc muốn hòa dịu và thương thuyết với dân tộc Tây Tạng? Có thể sẽ như thế.
Bản tin từ mạng Phayul hôm 3-6-2013 cho biết Đức Đạt Lai Lạt Ma có thể sẽ sang thăm Hồng Kông vào tháng 9-2013.
Có phải khi Lý Khắc Cường thăm Ấn Độ, đã có những nói chuyện gì với chính phủ Ấn Độ? Thí dụ, một bảo đảm từ Đức Đạt Lai Lạt Ma rằng Ngài sẽ vẫn giữ lập trường chỉ xin quy chế tự trị cho Tây Tạng mà không phải ly khai?
Nếu như thế về lâu dài sẽ cứu được văn hóa và Phật Giáo Tây Tạng, vì có tin hiện nay học sinh Tây Tạng từ tiểu học phải học bằng Hán Ngữ, chứ không phải Tạng Ngữ. Các chương trình Tạng Ngữ đã thu về bậc Đại Học, xem như học vì cổ học, vì văn chương, vì khảo sát nhân chủng học. Chính sách này lâu dài sẽ bứng tận gốc văn hóa Tây Tạng.
Nếu Đức Đạt Lai Lạt Ma về nước trong quy chế tự trị Tây Tạng về văn hóa, đó sẽ là giải pháp kết thúc được những cuộc tự thiêu trong khi Bắc Kinh nhượng một số quyền cho dân tộc Tây Tạng.
Như thế, viếng thăm Hồng Kông là chuẩn bị chi thời kỳ mới?
Những người tổ chức chuyến đi cho Đức Đạt Lai Lạt Ma là một tổ chức tôn giáo ở Hồng Kông. Họ tin tưởng là Ngài sẽ được cho phép thăm Hồng Kông.
Philip Li Koi-hop, chủ tịch Hội Thân Hữu Hán Tạng Hồng Kông (Hong Kong Tibetan and Han-Chinese Friendship Association), lạc quan nói với báo South China Morning Post:
“Một lần, tôi đã hỏi Ngài là có muốn tới thăm Hồng Kông không. Ngài trả lời Muốn, và nói có một giáo sư ở University of Hong Kong trước đó đã mời Ngài rồi. Nhưng chính quyền Hồng Kông đã bác bỏ.”
Li cũng đã từng thăm Đức Đạt Lai Lạt Ma tới 4 lần tại Ấn Độ từ năm 2009 tới 2011.
Li nói lời mời hiện nay gửi tới lãnh tụ tinh thần Tây Tạng 77 tuổi này, người đã rời mọi quyền lực chính trị từ năm 2011, đã gửi sau khi Li trở về từ chuyến thăm mới nhất.
Văn phòng Đức Đạt Lai Lạt Ma, nơi sắp xếp lịch trình làm việc cho Ngài, vẫn chưa trả lời thư mời chính thức.
Li hy vọng rằng nếu Đức Đạt Lai Lạt Ma phúc đáp thư mời, Li có thể dựa vào dư luận truyền thông để buộc Sở Di Trú Hồng Kông cho phép Ngài vào thăm Hồng Kông.
Li đã gửi đơn lên Sở Di Trú, cũng như gửi thư tới tận Chủ Tịch Nước Tập Cận Bình để xin cho Đức Đạt Lai Lạt Ma thăm Hồng Kông. Chưa có trả lời nào cả.
Li nói rằng nếu Đức Đạt Lai Lạt Ma được vào Hồng Kông, sẽ có hòa dịu lớn về tình hình Tây Tạng.
Hội Thân Hữu Hán Tạng Hồng Kông này lập năm 2010 để “bảo vệ giá trị cốt tủy của Tây Tạng và thúc đẩy hòa hợp chủng tộc tại Trung Quốc.”
Như thế, Hội này có vẻ như Mặt Trận Tổ Quốc tại Việt Nam? Và như thế, chỉ là cánh tay nối dài của nhà nước Bắc Kinh?
Còn một quan ngại, nếu Đức Đạt Lai Lạt Ma thăm Hồng Kông, và bị ám sát thì sao?
Chỉ trừ phi Tập Cận Bình hay Lý Khắc Cường mời, người ta mới có thể tin là sẽ không có ám sát.
Thêm nữa, giả sử không ám sát, mà lại chơi kiểu chế độ Hà Nội: cho côn đồ quậy phá pháí đoàn của Đức Đạt Lai Lạt Ma?
Đây là ván cờ khó đoán vậy.
Thủ Tướng Trung Quốc, Lý Khắc Cường, hôm 19/5/2013 đã tới thăm Ấn Độ vài ngày. Một tuần trước khi họ Lý tới Ấn Độ, chiến dịch “tiền pháo hậu xung” đã dọn đường trước: truyền thông TQ ầm ĩ loa kèm quốc tế tố cáo lãnh tụ tinh thần Tây Tạng Đức Đạt Lai Lạt Ma là kích động tự thiêu.
Đài truyền hình quốc doanh CCTV chiếu một phim ráp nối đủ thứ để đổ tội Đức Đạt Lai Lạt Ma. Phim tài liệu này cũng chiếu ra quốc tế bằng ấn bản Anh ngữ, Pháp ngữ, Tây Ban Nha ngữ, Ả Rập ngữ, và Nga ngữ. Gọi là để quốc tế “thấy sự thật” về thiên đàng xã hội chủ nghĩa Tây Tạng trong vòng tay êm ấm của Hoa Lục đang bị Đức Đạt Lai Lạt Ma kích động.
Các nước khác cũng biết từ lâu chuyện Bắc Kinh nổi giận khi có nước nào đón Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Một cuộc nghiên cứu năm 2010 thực hiện bởi các nhà nghiên cứu ở đại học University of Gottingen tại Đức thấy rằng các nước mà có các lãnh đạo cao nhất tiếp đón Đức Đạt Lai Lạt Ma là mất trung bình 8.1% lượng xuất cảng của họ sang Hoa Lục trong 2 năm kế tiếp, vì bị Bắc Kinh trừng phạt thương mại.
Do vậy, nếu Hồng Kông mời Đức Đạt Lai Lạt Ma tới thăm, đó có thể là dấu hiệu Trung Quốc muốn hòa dịu và thương thuyết với dân tộc Tây Tạng? Có thể sẽ như thế.
Bản tin từ mạng Phayul hôm 3-6-2013 cho biết Đức Đạt Lai Lạt Ma có thể sẽ sang thăm Hồng Kông vào tháng 9-2013.
Có phải khi Lý Khắc Cường thăm Ấn Độ, đã có những nói chuyện gì với chính phủ Ấn Độ? Thí dụ, một bảo đảm từ Đức Đạt Lai Lạt Ma rằng Ngài sẽ vẫn giữ lập trường chỉ xin quy chế tự trị cho Tây Tạng mà không phải ly khai?
Nếu như thế về lâu dài sẽ cứu được văn hóa và Phật Giáo Tây Tạng, vì có tin hiện nay học sinh Tây Tạng từ tiểu học phải học bằng Hán Ngữ, chứ không phải Tạng Ngữ. Các chương trình Tạng Ngữ đã thu về bậc Đại Học, xem như học vì cổ học, vì văn chương, vì khảo sát nhân chủng học. Chính sách này lâu dài sẽ bứng tận gốc văn hóa Tây Tạng.
Nếu Đức Đạt Lai Lạt Ma về nước trong quy chế tự trị Tây Tạng về văn hóa, đó sẽ là giải pháp kết thúc được những cuộc tự thiêu trong khi Bắc Kinh nhượng một số quyền cho dân tộc Tây Tạng.
Như thế, viếng thăm Hồng Kông là chuẩn bị chi thời kỳ mới?
Những người tổ chức chuyến đi cho Đức Đạt Lai Lạt Ma là một tổ chức tôn giáo ở Hồng Kông. Họ tin tưởng là Ngài sẽ được cho phép thăm Hồng Kông.
Philip Li Koi-hop, chủ tịch Hội Thân Hữu Hán Tạng Hồng Kông (Hong Kong Tibetan and Han-Chinese Friendship Association), lạc quan nói với báo South China Morning Post:
“Một lần, tôi đã hỏi Ngài là có muốn tới thăm Hồng Kông không. Ngài trả lời Muốn, và nói có một giáo sư ở University of Hong Kong trước đó đã mời Ngài rồi. Nhưng chính quyền Hồng Kông đã bác bỏ.”
Li cũng đã từng thăm Đức Đạt Lai Lạt Ma tới 4 lần tại Ấn Độ từ năm 2009 tới 2011.
Li nói lời mời hiện nay gửi tới lãnh tụ tinh thần Tây Tạng 77 tuổi này, người đã rời mọi quyền lực chính trị từ năm 2011, đã gửi sau khi Li trở về từ chuyến thăm mới nhất.
Văn phòng Đức Đạt Lai Lạt Ma, nơi sắp xếp lịch trình làm việc cho Ngài, vẫn chưa trả lời thư mời chính thức.
Li hy vọng rằng nếu Đức Đạt Lai Lạt Ma phúc đáp thư mời, Li có thể dựa vào dư luận truyền thông để buộc Sở Di Trú Hồng Kông cho phép Ngài vào thăm Hồng Kông.
Li đã gửi đơn lên Sở Di Trú, cũng như gửi thư tới tận Chủ Tịch Nước Tập Cận Bình để xin cho Đức Đạt Lai Lạt Ma thăm Hồng Kông. Chưa có trả lời nào cả.
Li nói rằng nếu Đức Đạt Lai Lạt Ma được vào Hồng Kông, sẽ có hòa dịu lớn về tình hình Tây Tạng.
Hội Thân Hữu Hán Tạng Hồng Kông này lập năm 2010 để “bảo vệ giá trị cốt tủy của Tây Tạng và thúc đẩy hòa hợp chủng tộc tại Trung Quốc.”
Như thế, Hội này có vẻ như Mặt Trận Tổ Quốc tại Việt Nam? Và như thế, chỉ là cánh tay nối dài của nhà nước Bắc Kinh?
Còn một quan ngại, nếu Đức Đạt Lai Lạt Ma thăm Hồng Kông, và bị ám sát thì sao?
Chỉ trừ phi Tập Cận Bình hay Lý Khắc Cường mời, người ta mới có thể tin là sẽ không có ám sát.
Thêm nữa, giả sử không ám sát, mà lại chơi kiểu chế độ Hà Nội: cho côn đồ quậy phá pháí đoàn của Đức Đạt Lai Lạt Ma?
Đây là ván cờ khó đoán vậy.
No comments :
Post a Comment