Người ta vẫn hay nói “đốt đuốc” đi tìm hạnh phúc. Trong khi hạnh phúc thường đến từ những điều đời thường nhất.
Tôi
bắt đầu chuyện hạnh phúc bằng hình ảnh một cô bé 4 tuổi khóc thét lên
và ôm choàng lấy mẹ vì sợ chó cắn, dù chú chó đang quẫy đuôi mừng. Một
chú chó dễ thương mà làm cô bé sợ đến vậy là do bố cô bé mỗi khi thấy
con nghịch thì dọa chó cắn…
Tuy
nhiên, chỉ sau hơn một tiếng chú chó quấn quýt xung quanh và cô bé được
người mẹ cùng mọi người xung quanh động viên về độ an toàn: “Không sao
đâu con, bạn chó mừng con kìa, bạn thương con lắm mà!”, cô bé đã thay
đổi. Và rồi cô bé từ từ đưa bàn tay nhút nhát, e dè ra sờ đầu bạn chó,
và rất nhanh chóng chú chó hiền lành liếm tay cô bé một cách thích thú.
Thường thì chó cũng như mèo thích sự ứng xử dịu dàng của con người nhưng
tùy hoàn cảnh, không phải chú chó nào cũng dễ thương với khách như thế.
Quả
là kỳ diệu, mấy ngày sau từ nỗi sợ chó, cô bé đã tự tin đòi mẹ phải mua
cho cô một con chó như thế để làm bạn, không thì mỗi khi đi học về cô
bé đều nói với mẹ rằng: “Mẹ ơi, cho con đến thăm bạn chó đi!”. Cô bé đã
bắt đầu có niềm vui và cả tình thương với động vật. Bắt đầu từ nỗi sợ
hãi mất an toàn, được thuyết phục về sự an toàn, cô bé chuyển sang giai
đoạn thể hiện cảm xúc. Có một sự đổi thay quan trọng trong suy nghĩ,
trong trí tưởng tượng của cô bé, đó là sự thích thú, mơ ước, khát khao
và nhân ái đầu tiên của một tuổi thơ đẹp đẽ.

Bất an liệu có hạnh phúc được?
Hạnh
phúc cá nhân không bao giờ tách rời với những tương quan xã hội. Hình
ảnh luôn phản chiếu đời sống xã hội, chỉ cần nhìn vào hành vi xếp hàng,
xả rác, tham gia giao thông, tham dự lễ hội, vào quán ăn là thấy ngay
những “định nghĩa chuẩn” về một quốc gia hạnh phúc, ở đó có những công
dân thật sự hạnh phúc.
Trở về với cuộc sống xã hội rộng lớn đầy tương quan thuận nghịch của người lớn, phần nào chúng ta đang thiếu cảm giác về sự an toàn, nên đương nhiên đó không thể là hạnh phúc và các điều kiện để tiến gần đến hạnh phúc. Có thể dẫn ra những sự mất an toàn về tính mạng và tài sản như sau:
Nạn nạo phá thai tại Việt Nam được cho là đứng ở tốp đầu thế giới.
Ai cũng biết phá thai là hành vi giết hại, là tước đi quyền được làm
người của một con người bên cạnh việc gây nguy hiểm cho bà mẹ và để lại
những hệ quả xã hội khác. Từ đó, người ta thấy mình mất dần sự an toàn
che chở của người thân yêu xung quanh, dẫn đến trong vô thức xã hội phá
thai như là chuyện để giải quyết hậu quả không mong muốn là một điều
“bình thường”. Ở đó không chỉ có sự chối bỏ của đối tác tạo ra cái thai
đó, mà còn là sự thúc ép của người thân, nếu đối tác kia “bỏ của chạy
lấy người”. Thế là kết cục cái thai kia bị phá bỏ… Hạnh phúc hay sự ám
ảnh sẽ đeo theo suốt cuộc đời người mẹ bỏ con?
Nhưng
mọi thứ giết hại, dù là con người hay động vật, đâu chỉ đứng riêng lẻ
một mình. Chỉ cần nhìn vào tin tức cướp, giết, hiếp nhan nhản trên báo
chí là thấy sự mất an toàn và tỉ lệ tội phạm gia tăng, trẻ hóa đến mức
nào. Làm sao có hạnh phúc khi tương quan xã hội là những mối tương quan
tràn ngập bất an?
Một
tác động khác chỉ ra sự mất an toàn về tài sản không chỉ đến từ các
cuộc khủng hoảng kinh tế ở mức độ toàn cầu, khu vực hay quốc gia, mà còn
là chỉ số báo động của nạn tham nhũng, hối lộ, buôn gian bán lận, trốn
thuế… làm cho giá trị của sản phẩm thấp, lương công nhân không đủ sống,
kéo theo những tâm lý ích kỷ làm giàu bằng mọi cách. Điều đó cản trở con
đường hạnh phúc mà một quốc gia phấn đấu hướng tới.
Không
chỉ có thế, thống kê về tình trạng (vấn nạn) tai nạn giao thông tại
Việt Nam cho biết hằng năm có trên một chục ngàn người chết vì tai nạn
giao thông, hầu hết là những lao động chính, chủ lực của gia đình. Ngoài
ý thức kém và hệ thống đường sá thiếu chuẩn, tai nạn giao thông liên
đới không nhỏ tới chuyện sử dụng rượu bia khi chạy xe. Việc sử dụng rượu
bia liên quan chặt chẽ tới thói quen ăn nhậu (nhậu lai rai cả ngày, bất
cứ thời điểm nào, bất cứ ở đâu), thói quen ăn nhậu lại kéo theo nạn
tiêu diệt các loài động vật hoang dã, côn trùng… Sản xuất hàng giả, hàng
gian, hàng ngấm hóa chất độc hại tràn lan, thiếu kiểm soát luôn đi cùng
với tình trạng môi trường sống bị ô nhiễm trầm trọng, bệnh ung thư và
các bệnh nan y như tiểu đường, béo phì, tim mạch gia tăng báo động chỉ
vì lương tâm con người bị đánh mất.

Xã
hội chúng ta luẩn quẩn trong mối tương quan nhiều chiều ấy, ở đó chứa
đựng và hình thành những thói quen hành xử bất ổn giữa con người với con
người và giữa con người với môi trường sống. Hệ quả, như đã thấy được
và thống kê được, là con người cứ bước chân ra đường là có cảm giác mất
an toàn. Đủ thứ mất an toàn như thế vây quanh, thử hỏi chúng ta có chạm
đến được hạnh phúc hay không? Nếu có thì chỉ là những hạnh phúc ngắn
hạn, mong manh, mang đầy nỗi lo âu và hoang mang. Niềm tin xã hội và các
giá trị tốt đẹp dần bị đánh cắp chính từ những hoang mang, lo âu ấy.
“Sự đền bù hư ảo”
Một
điểm khác không thể không lưu ý đến sự lo âu, hoang mang này là những
năm gần đây, người đi cầu cúng gia tăng, làm biến tướng nhiều giá trị
tâm linh, tín ngưỡng tốt đẹp. Nhưng nhìn ở góc độ xã hội, đó cũng là
biểu hiện khác của tâm lý bất an, nên dù gửi lời khấn cầu vào chốn thánh
thần chẳng nhận lại được một lời hứa đảm bảo nào, nhưng họ vẫn đổ xô
đến. Phải chăng đó là “sự đền bù hư ảo” mà các giá trị trần thế chưa thể
rút ngắn được khoảng cách?
Cái
không thể thay thế cái “hư ảo” kia chính là những đánh giá thiếu thực
tiễn về chính cái “hư ảo” ấy để điều chỉnh chính sách. Xưa kia, xã hội
phong kiến không phải không có pháp luật, nhưng ở những chỗ đông người
như chợ búa vì sao luôn có những miếu thờ được cho là linh thiêng, chẳng
phải đơn thuần chỉ vì người dân mê tín, mà bởi mỗi khi xảy ra tranh
chấp, gian manh, lừa đảo, họ lôi tay nhau đến miếu để thề. Thề trước
thần minh những điều trong sạch, không vấy bẩn lương tâm, nhờ vậy mà kẻ
gian bớt lộng hành, chứ trông chờ vào sự phán xử qua bao nhiêu cấp của
pháp luật thì cỏ đã xanh mồ. Đó là lý do mà Nguyễn Trãi phải thừa nhận
rằng: “Pháp luật không bằng nhân nghĩa”.
Cùng
nhìn lại hình ảnh cô bé sợ chó được nói đến ở trên để thấy người dân
cần pháp luật và đạo đức xã hội đóng vai người mẹ (bảo trợ cho sự an
toàn), đừng dọa dẫm các con về chó dữ, hãy cho con cảm nhận được cách
sống tương quan, cảm nhận về sự an toàn, biết mở lòng yêu thương không
chỉ với con người mà với cả súc vật.
Hạnh
phúc cá nhân không bao giờ tách rời với những tương quan xã hội. Hình
ảnh luôn phản chiếu đời sống xã hội, chỉ cần nhìn vào hành vi xếp hàng,
xả rác, tham gia giao thông, tham dự lễ hội, vào quán ăn là thấy ngay
những “định nghĩa chuẩn” về một quốc gia hạnh phúc, ở đó có những công
dân thật sự hạnh phúc.

Và
chúng ta hãy dành cho nhau những cảm giác an toàn về thân thể, tài sản,
hãy dành cho môi trường tự nhiên và xã hội những suy nghĩ tương quan
liên đới trách nhiệm, chắc chắn hạnh phúc của chúng ta sẽ đầy lên, như
ngọn đèn thắp sáng cho mọi ngọn đèn mà không hề vơi đi chút ánh sáng nào
của mình. Chẳng lẽ làm một điều lành nhỏ trong ngày, mang đến an vui và
tin tưởng cho người khác không phải là hạnh phúc?
Xã
hội chúng ta luẩn quẩn trong mối tương quan nhiều chiều ấy, ở đó chứa
đựng và hình thành những thói quen hành xử bất ổn giữa con người với con
người và giữa con người với môi trường sống. Hệ quả, như đã thấy được
và thống kê được, là con người cứ bước chân ra đường là có cảm giác mất
an toàn. Đủ thứ mất an toàn như thế vây quanh, thử hỏi chúng ta có chạm
đến được hạnh phúc hay không? Nếu có thì chỉ là những hạnh phúc ngắn
hạn, mong manh, mang đầy nỗi lo âu và hoang mang. Niềm tin xã hội và các
giá trị tốt đẹp dần bị đánh cắp chính từ những hoang mang, lo âu ấy.
No comments :
Post a Comment