LÝ THÁI TÔNG: LÝ PHẬT MÃ (1000-1054)
Vua Lý Thái Tông là con trưởng của Lý Thái Tổ, còn tên là Đức Chính, sau việc các Hoàng tử tranh giành ngôi báu, vua buộc các quan, hàng năm thi hành lễ tuyên thệ tại đền Đồng Cổ (xã Yên Thái, giáp Tây Hồ, cạnh thành Hà Nội ngày nay): “Làm con phải hiếu, làm tôi phải trung, ai bất hiếu bất trung xin quỷ thần làm tội”. Ai mà không tới làm lễ tuyên thệ phải bị phạt 50 trượng.
Vua Lý Thái Tông là con trưởng của Lý Thái Tổ, còn tên là Đức Chính, sau việc các Hoàng tử tranh giành ngôi báu, vua buộc các quan, hàng năm thi hành lễ tuyên thệ tại đền Đồng Cổ (xã Yên Thái, giáp Tây Hồ, cạnh thành Hà Nội ngày nay): “Làm con phải hiếu, làm tôi phải trung, ai bất hiếu bất trung xin quỷ thần làm tội”. Ai mà không tới làm lễ tuyên thệ phải bị phạt 50 trượng.
Lý Thái Tông là một ông vua thông minh, am hiểu việc quân sự và chính trị. Ngài lấy hiệu là Minh Đạo năm 1042, vua có lòng thương dân lo nước, sửa sang nền quân chủ, coi trăm họ như con. Vua cho đúc tiền Minh Đạo để tiện việc buôn bán trong dân gian. Vua thường thân chinh đi đánh dẹp giặc giã. Năm 1038, người Nùng ở Quảng Nguyên (Lạng Sơn) thường hay nổi loạn. Đây là thời người Nùng chống triều đình mạnh mẽ nhất. Lãnh tụ Nùng Tồn Phúc cát cứ tại châu Đảng Ro (gồm Cao Bằng và Lạng Sơn bây giờ). Vây cánh của Phúc là Nùng Tồn Lộc (em ruột Phúc) thủ lĩnh châu Vũ Lạc (thuộc Cao Bằng, Lạng Sơn). Họ Nùng lại sửa sang bờ cõi, binh bị và xây thành trì, đồn ải, rồi tuyệt giao với nhà Lý (tức là không xưng thần nạp cống) từ năm 1038.
Năm 1039, vua Thái Tông phải thân chinh đi đánh dẹp. Nùng Tồn Phúc và con là Nùng Trí Thông bị bắt đem về kinh xử tội, còn vợ và một con trai nữa là Nùng Trí Cao chạy thoát. Nùng Trí Cao quật cường, nên hai năm sau lại lập được quân đội, cùng mẹ trở về chiếm châu Đảng Ro, nhưng sau đó Nùng Trí Cao cũng bị bắt, vua Thái Tông nghĩ đã giết cha và anh hắn rồi, nên không nỡ giết Trí Cao nữa, cho trở về làm Quảng Nguyên Mục, sau gia phong hàm Thái Bảo. Năm 1048, Nùng Trí Cao lại làm phản, tự xưng Nhân Huệ hoàng đế, lấy quốc hiệu là Đại Nam. Tháng 10 năm 1052, quân Nùng vây đánh Tân Châu và Ung Châu, chiếm được 8 châu (là các châu: Hoành, Quí, Cung, Tàm, Đằng, Ngô, Khang, Đoan) thuộc Quảng Đông và Quảng Tây, làm cho Tống triều lo ngại. Tháng chạp năm 1052, quân của Địch Thanh (quân Tàu) đến Quảng Tây và Nam Ninh, hợp với quân của bọn Dư Tĩnh, Tôn Miện. Trí Cao thả lữa đốt thành rồi chạy trốn ở nước Đại Lý (thuộc Vân Nam) bị người Đại Lý bắt chém đầu, đem nộp cho nhà Tống.
Chiêm Thành, nhân dịp Giao Châu thay đổi ngôi vua, liền bỏ việc thông sứ và triều cống. Quân Chiêm còn quấy nhiễu các vùng duyên hải nước ta. Năm 1044, sau khi sửa soạn binh thuyền, lương thực. Lý Thái Tông ngự giá đánh Chiêm. Hai đạo quân đụng độ ở phía Nam sông Ngũ Bồ. Quân ta đánh bắt 5000 quân Chiêm và 30 con voi. Ngay khi đó, trong nội bộ của Chiêm xảy ra việc bội phản: Tướng Chiêm là Quách Gia Dĩ hạ sát quốc vương Xạ Đẩu rồi xin hàng. Quân của Thái Tông tiến đến thành Phật Thệ (Kandapurpura) là đô thị Phật, là quốc đô Chiêm Thành (thuộc làng Nguyệt Biều, xã Thủy Xuân, huyện Hương Thủy, Thừa Thiên) bắt được vương phi Mị Ê và một số cung nữ Chàm đem về nước. Thuyền ngự về tới Hà Nam, thì Mị Ê quấn chiên lăn xuống sông tự vẫn, ngày nay bên bờ sông Châu Giang, cạnh tỉnh lỵ dân chúng có lập một ngôi đền để thờ Mị Ê. 5000 người Chàm bị bắt về nước ta, sau được nhà Lý cấp ruộng đất để lập ấp sinh sống.
Ngày mồng một tháng 10 âm lịch (3-11-1054), vua băng hà, sau 27 năm trị quốc. Vua Lý Thái Tông làm bài kệ thi truy tặng Thiền sư Tì-ni-đa-lưu-chi người Nam Thiên Trúc (Ấn Độ), ca ngợi người đã khai sáng dòng thiền Nam Phương:
Nguyên văn:Sáng tự lai Nam Quốc
Văn quân cửu tập thiền
Ứng khai chư Phật tín
Viễn hợp nhất tâm nguyên
Hạo hạo lăng già nguyệt
Phân phân Bát nhã liên
Hà thời lâm diện kiến
Tương dữ thoại trùng huyền
.
Dịch Nôm:
Vừa đến đất Phương Nam
Màu thiền đượm lẹ làng
Phật tâm đang rộng mở
Ngẫu hợp một tâm can
Lồng lộng bóng trăng chiếu
Mùi sen Bát nhã ban
Bao lâu cùng hợp mặt?!
Huyền diệu rộng thênh thang
.
Cảm niệm: Lý Thái Tông
Ngôi vua, thân tộc lại tranh giành
Củng cố trong ngoài, mới thái bình
Dẹp loạn, phạt Chiêm, gìn giữ nước
Sửa sang yên ổn, nước quang vinh
Nguyễn Lộc Yên
No comments :
Post a Comment