Trần Khải
Chuyện cơ quan tình báo NSA của Mỹ do thám ồn ào như dường bất tận. Có vẻ như
người ta ưa chất vấn Mỹ về những chuyện mà Trung Quốc đã thực hiện từ lâu trong
những kiểu rất là thô bạo.
Vì sự thật là, nhà nước Trung Quốc đã xuất trận trong cuộc chiến tin học từ lâu, và có khi rất tục tĩu.
Vì sự thật là, nhà nước Trung Quốc đã xuất trận trong cuộc chiến tin học từ lâu, và có khi rất tục tĩu.
Công ty nhu liệu FireEye tuần qua đã loan tin rằng tin tặc Trung Quốc đã xâm nhập các máy chủ của nhiều Bộ Ngoại Giao Châu Âu, sử dụng một trong những độc chiêu rất là xưa cũ: đó là hình cởi truồng. Và đột nhập kiểu này là từ năm 2010.
Cho dù công ty FireEye nêu đích danh cụ thể các quốc gia bị đột nhập, nhật báo The New York Times nói rõ đó là Bulgaria, Cộng Hòa Czech, Hungary, Latvia, và Bồ Đào Nha là nạn nhân của đột kích kiểu này.
Không có chính phủ nào bình luận về bản tin của báo New York Times, vì câu chuyện nghe y hệt như “không sạch sẽ” tí nào.
Đơn giản vì những kẻ tấn công đã gửi cho các nhà ngoại giao Châu Âu những email với một link nói rõ rằng xin mời vào xem hình khỏa thân của Carla Bruni-Sarkozy, vợ của cựu Tổng Thống Pháp Nicolas Sarkozy.
Thế là có một số nhà ngoaị giao vào xem vì “tò mò” và liền bị mã độc xâm nhập vào máy tính.
Thế rồi một đợt tấn công thứ nhì, là các emails có ghi rõ là “các lựa chọn quân sự của Mỹ tại Syria...” Thế là thêm một số nhà ngoaị giao nghiêm túc khác dính chấu, khi vào đọc các hồ sơ dòm này liền bị mã độc Bắc Kinh gài xuống máy.
Nghĩa là, dâm đãng cũng chết, mà nghiêm túc cũng không thọ.
Đó là chuyện Châu Âu.
Còn tại Việt Nam lại tinh vi hơn: không có mã độc vi tính, nhưng lại gài mã độc lịch sử: in hình bản đồ Hoàng Sa của Tàu vaò trí nhớ học sinh Việt. Chuyện này bực bội tới mức, Báo Đất Việt hôm 26-12-2013 chất vấn qua bản tin tựa đề “Phần mềm đường lưỡi bò: Gỡ được ngay, sao không gỡ?”
Bản tin viết:
“Trước sự việc một số trường THCS đang sử dụng phần mềm tin học có hình ảnh đường lưỡi bò, Bộ GD-ĐT và công ty trực tiếp giới thiệu phần mềm vẫn đang quanh co hai chữ "trách nhiệm".
Bộ Giáo dục không nhận được báo cáo
Lý giải về sự việc đường lưỡi bò trong phần mềm Earth Explorer được công ty mình rao bán, ông Bùi Việt Hà, Giám Đốc Công ty Công nghệ Tin học nhà trường (School@net), đơn vị giới thiệu phần mềm này, khẳng định đã biết trước về vấn đề này và cho rằng không ai để ý.
Bên cạnh đó, ông cho biết, đến năm 2007, phần mềm này chính thức được đưa vào giảng dạy. Tuy nhiên, mãi đến năm 2012 thì phát hiện có đường kẻ vàng mô tả “đường lưỡi bò”.
Ông chia sẻ thêm: "Sau đó, chúng tôi đã báo cáo Bộ GD-ĐT để sửa đổi nhưng bộ cứ họp hành mãi nên năm 2013 mới tiến hành sửa để in mới vào năm 2014".
Thế nhưng, phản đối việc Công ty công nghệ tin học Nhà trường nói đã báo cáo Bộ GD-ĐT, ông Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng Vụ giáo dục trung học lên tiếng: "Công ty công nghệ tin học Nhà trường gửi văn bản cho ai để báo cáo chuyện phát hiện có đường lưỡi bò, ngay bản thân chúng tôi chưa nghe đến bao giờ".
Cho đến hiện tại, khi phát hiện ra, Bộ GD-ĐT đã gỡ bỏ tài liệu bài đó và thay bằng bài khác, nhưng theo ông Chuẩn, việc thay đổi cần có quy trình, không thể trong một ngày thay đổi được...” (hết trích)
Than ôi, Bộ cứ họp mãi, chẳng lo chuyện Giáo dục trẻ em... Thế mới hỏng. Nhưng đây là kinh nghiệm vàng, vì phải xảy ra như thế để biết rằng chiến tranh mạng đã phát khởi rồi vậy.
Bây giờ bàn tới chuyện phần mềm TQ gài vào máy tính chính phủ Nhật Bản.
Bản tin NHK hôm 26-12-2013 có tưạ đề “Nhật Bản kêu gọi không dùng phần mềm của Baidu” đã viết như sau:
Trần Khải
“Chính phủ Nhật Bản kêu gọi các bộ, các trường đại học và các cơ quan nhà nước
khác, không nên sử dụng phần mềm tiếng Nhật của công ty internet Trung Quốc
Baidu.
Hôm nay, 26/12, các viên chức của Văn phòng Nội các và Bộ Giáo dục đưa ra lời kêu gọi này, sau khi phần mềm Baidu IME bị phát hiện là đã gửi toàn bộ dữ liệu của người sử dụng vào máy chủ của công ty này.
Mã nhận dạng được gửi cùng với việc cài đặt. Và việc truyền tải này được thực hiện mà người sử dụng không biết.
Các viên chức cảnh báo rằng, việc sử dụng phần mềm của Baidu có thể bị lộ tin mật.
Sáng nay, ông Suga Yoshihide, Chánh Văn phòng Nội các nói rằng, chính phủ sẽ tăng cường các biện pháp, để bảo đảm không có viên chức nào sử dụng phần mềm Baidu trong văn phòng.
Ông Suga cho biết, mặc dù chính phủ đã có lệnh cấm, nhưng phần mềm này vẫn được cài đặt tại 5 máy tính của Bộ Ngoại giao.
Phần mềm Baidu IME được sử dụng miễn phí trên internet. Phần mềm này cũng được cài đặt trước trong 1 số máy tính.”(hết trích)
Nhật báo Yomiuri Shimbun giaỉ thích về nhu liệu này là Baidu chuyên theo dõi các phím gõ. Nghĩa là, khi bạn gõ chữ “Việt Nam triều cống Tàu...” thì trên một màn hình thật xa tại Hoa Lục cũng hiện lên hàng chữ “Việt Nam triều cống Tàu...”
Thế là Nhật Bản nổi giận, liền cảnh báo 140 cơ quan cấp Bộ, Sở, các đaị học và các viện nghiên cứu ngưng tức khắc việc sử dụng nhu liệu gõ chữ Baidu...
Thế là Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo làm một việc mà nhà nước Bắc Kinh nổi giận: tới thăm viếng đền Yasukuni nơi thờ tất cả những người đã ngã xuống trên chiến trường trong đó có các tướng lãnh Nhật Bản từng cai trị Trung Quốc thời Nhật chiếm đóng TQ...
Có phải đó là cách chọc giận khi khám phá ra mã độc TQ đã cài đặt vào hàng loạt máy tính Nhật Bản?
Cuộc chiến này cần cảnh giác vậy. Câu hỏi bây giờ là, có bao nhiêu maý tính trong các cơ quan chính phủ Việt Nam đã bị dính mã độc Hoa Lục?
Hôm nay, 26/12, các viên chức của Văn phòng Nội các và Bộ Giáo dục đưa ra lời kêu gọi này, sau khi phần mềm Baidu IME bị phát hiện là đã gửi toàn bộ dữ liệu của người sử dụng vào máy chủ của công ty này.
Mã nhận dạng được gửi cùng với việc cài đặt. Và việc truyền tải này được thực hiện mà người sử dụng không biết.
Các viên chức cảnh báo rằng, việc sử dụng phần mềm của Baidu có thể bị lộ tin mật.
Sáng nay, ông Suga Yoshihide, Chánh Văn phòng Nội các nói rằng, chính phủ sẽ tăng cường các biện pháp, để bảo đảm không có viên chức nào sử dụng phần mềm Baidu trong văn phòng.
Ông Suga cho biết, mặc dù chính phủ đã có lệnh cấm, nhưng phần mềm này vẫn được cài đặt tại 5 máy tính của Bộ Ngoại giao.
Phần mềm Baidu IME được sử dụng miễn phí trên internet. Phần mềm này cũng được cài đặt trước trong 1 số máy tính.”(hết trích)
Nhật báo Yomiuri Shimbun giaỉ thích về nhu liệu này là Baidu chuyên theo dõi các phím gõ. Nghĩa là, khi bạn gõ chữ “Việt Nam triều cống Tàu...” thì trên một màn hình thật xa tại Hoa Lục cũng hiện lên hàng chữ “Việt Nam triều cống Tàu...”
Thế là Nhật Bản nổi giận, liền cảnh báo 140 cơ quan cấp Bộ, Sở, các đaị học và các viện nghiên cứu ngưng tức khắc việc sử dụng nhu liệu gõ chữ Baidu...
Thế là Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo làm một việc mà nhà nước Bắc Kinh nổi giận: tới thăm viếng đền Yasukuni nơi thờ tất cả những người đã ngã xuống trên chiến trường trong đó có các tướng lãnh Nhật Bản từng cai trị Trung Quốc thời Nhật chiếm đóng TQ...
Có phải đó là cách chọc giận khi khám phá ra mã độc TQ đã cài đặt vào hàng loạt máy tính Nhật Bản?
Cuộc chiến này cần cảnh giác vậy. Câu hỏi bây giờ là, có bao nhiêu maý tính trong các cơ quan chính phủ Việt Nam đã bị dính mã độc Hoa Lục?
No comments :
Post a Comment