Wednesday, January 29, 2014

Hung Hiểm Biển Đông

Trần Khải

Đôi khi chúng ta quá lo ngaị về Biển Đông, có khi lại sơ suất trên các điểm biên giới đất liền. Và cũng có khi quyền lực mềm của TQ đang lặng lẽ tiến vào VN thâu tóm nền kinh tế VN... như gần đây lộ ra chuyện 60% giấy phép khai thác khoáng sản VN là bán lại cho các doanh nghiệp TQ...

Do vậy, cảnh giác mọi hướng đều là cần thiết. Vì có khi, TQ chơi màn giương Đông kích Tây... và cũng có khi, chẳng cần giương gì hết, mà sẽ kích luôn cả 4 phương.

Bản tin mới hôm Thứ Hai cho biết, tàu của Trung Quốc di chuyển qua hải phận tranh chấp bao quanh nhóm đảo Senkaku mà Nhật nhận chủ quyền vào lúc 9 giờ sáng Thứ Hai, theo tin duyên phòng Nhật đuợc thông tấn Pháp AFP tường thuật.

Cũng nên nhắc rằng, mới tuần qua, Thủ Tưóng Shinxo Abe mô tả hiện tình quan hệ song phương Nhật-Hoa tương tự tình trạng căng thẳng giữa Đức và Anh trước thế chiến thứ nhất.

Bản tin VOA hôm 27-1-2014 cho thấy một chiêu quyền lực mềm TQ nữa: TQ tài trợ cuộc nghiên cứu quốc tế thăm dò dầu khí tại Biển Đông.

Bản tin nói, chuyến hải trình khoan tìm dầu khí ở Biển Đông do Trung Quốc dẫn đầu và tài trợ sẽ xuất phát từ Hong Kong vào ngày 28/1 hướng ra vùng biển đang có tranh chấp chủ quyền giữa Bắc Kinh với các nước láng giềng bao gồm Việt Nam.

Tàu khoan thăm dò đại dương Joides Resolution của Mỹ cùng toán khoa học gia sẽ thực hiện các mũi khoan tại 3 địa điểm trong cuộc nghiên cứu quốc tế kéo dài 62 ngày.

Các khoa học gia nói những mẫu thăm dò thu được sẽ cho thấy quy trình tiến hóa địa chất của Biển Đông và giúp lần ra các mỏ dầu khí tại đây.

VOA nhắc rằng, chuyến hải hành do các khoa học gia Trung Quốc đề xướng từ năm 2008. Chuyến đi đánh dấu lần ra khơi đầu tiên của Chương trình Khám phá Đại dương Quốc tế IODP 2013-2023.

26 nước thành viên IODP đệ nộp hàng chục đề nghị cho Chương trình.

Đề nghị khoan thăm dò Biển Đông không đạt được số phiếu cao nhất nhưng việc nhà nước Trung Quốc chịu bỏ khoản tiền 6 triệu đô la, tức 70% chi phí dự án, là yếu tố quyết định để thực hiện chuyến hải trình thăm dò này.

Chuyến đi có sự tham gia của 31 khoa học gia đến từ 10 nước và khu vực, trong đó có 13 người Trung Quốc, 9 nhà khoa học Mỹ, và 1 từ Đài Loan.

Chiếc tàu sẽ đi ngang qua và khoan thăm dò các khu vực mà Trung Quốc, Philippines, và Việt Nam đều tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông.

VOA ghi thêm:

“Vận hành bởi Hội Khoa khọc Quốc gia NSF của Mỹ, con tàu đã nhận được sự đồng ý từ Manila và Bắc Kinh nhưng đang đợi hồi âm từ Hà Nội để tiến hành khoan thăm dò tại một địa điểm ở vùng Tây Nam Biển Đông.

Philippines đã gửi 1 nhà khoa học tham gia hành trình này với tư cách quan sát viên.”

Thực tế, chúng ta vẫn không nghĩ ra TQ bày ra đủ thứ trò này để làm gì, vì có thực là họ muốn tìm hiểu khoa học chăng?

Nhưng khi lá cờ khoa học giương cao, TQ hưởng lợi nhiều nhất, vì họ có sẵn khoa học gia giỏi và cơ khí mạnh để dùng cho ngành dầu khí -- hẳn là hơn VN xa.

Có một điểm để suy nghĩ: chính sách Biển Đông của nhà nước Hà Nội có vẻ như “cà giựt...” Nghĩa là, nửa chừng xuân, chẳng hiểu minh bạch nổi.

Bản tin RFA có bản tin tựa đề “Việt Nam cần một chính sách Biển Đông minh bạch và dứt khoát,” trong đó có cuộc phỏng vấn một chuyên gia Biển Đông, trích:

“...Theo giới phân tích, muốn chặn mưu đồ của Trung Quốc, Việt Nam phải có một chính sách Biển Đông rõ ràng, công khai và dứt khoát để được hậu thuẫn của khu vực và quốc tế...

Đối với Giáo sư Ngô Vĩnh Long, một quan sát viên kỳ cựu về Trung Quốc và Biển Đông thuộc Đại học Maine Hoa Kỳ, phản ứng của Việt Nam trước các động thái mới nhất của Trung Quốc tại Biển Đông quá thận trọng, nếu không muốn nói là yếu ớt so với tầm mức nghiêm trọng của tình hình...

Để đối phó với âm mưu ngày càng lộ rõ của Trung Quốc, các phương thức đấu tranh thận trọng hiện hữu sẽ không mang lại hiệu quả, mà Việt Nam cần phải dứt khoát hơn, minh bạch hóa và công khai hóa chính sách Biển Đông của mình, chứng tỏ rõ ràng với thế giới rằng Việt Nam là một quốc gia tôn trọng luật lệ quốc tế, trái với các hành vi phi pháp của Trung Quốc.

Trả lời phỏng vấn của RFI, Giáo sư Long đã lấy làm tiếc rằng phía Việt Nam đã không khéo tranh thủ dịp kỷ niệm 40 năm ngày Trung Quốc dùng võ lực chiếm Hoàng Sa để tố cáo trước quốc tế ý đồ của Bắc Kinh sử dụng vùng lãnh thổ bị họ cưỡng chiếm làm địa bàn khai triển chiến lược khống chế toàn khu vực, nêu rõ là Hoàng Sa không đơn thuần là là một vấn đề song phương Việt Nam Trung Quốc, mà liên quan đến an ninh toàn khu vực và thế giới.”(hết trích)

Tuy nhiên, có vẻ như cuộc chiến sẽ khôngc hỉ là Biển Đông, mà sẽ là cả vùng trời.

Bản tin BBC ghi nhận lời một tướng lãnh Hà Nội:

“Thứ trưởng quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh nói vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc còn nguy hiểm hơn cả 'đường chín khúc' mà Bắc Kinh tự nhận trên Biển Đông.

Trả lời báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, Thượng tướng Vịnh nhận định:

"Khi Trung Quốc thành lập Vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông, nó sát sườn tới Biển Đông. Nó là phép thử, theo tôi nó còn nguy hiểm hơn cả “đường chín khúc”, vì luật hàng không thế giới chặt hơn luật hàng hải rất nhiều.

"Vào vùng biển quốc tế, anh có thể đăng ký hay không đăng ký, nhưng anh bay qua FIR của nước nào đó thì phải xin phép.

"Thí dụ như bầu trời Việt Nam mà ông đặt "Vùng nhận dạng phòng không" của ông trùm lên trên, tức là máy bay từ Hà Nội đi ra Biển Đông bay vào TP Hồ Chí Minh phải xin phép ông, thì tôi chết! Nguy hiểm thế!"

Ông Vịnh thúc giục truyền thông Việt Nam "phải khách quan, sắc sảo vạch ra, chỉ rõ những cái đó."...”(hết trích)

Quả nhiên là hung hiểm, thập phần hung hiểm.

Một bản tin khác của RFI cho thấy bàn tay TQ đang thò tới khắp mọi nơi.

Bản tin RFI hôm Thứ hai viết:

“Nông dân Lào biểu tình chống bán đất cho doanh nghiệp Trung Quốc...

Trong chương trình «phát triển» vùng Thượng Lào, khoảng 1000 hecta ruộng đồng của nông dân ở tỉnh Bokeo sẽ biến thành phi trường phục vụ khu sòng bạc do doanh nhân Trung Quốc đầu tư. Bất bình vì tiền bồi thường quá thấp, hơn 50 nông dân đã quyết liệt bảo vệ đất đai làm cho lực lượng công an phải lùi bước.

Theo bản tin của Asia News, bằng hành động «bất phục tùng dân sự» hiếm hoi tại nước Lào, hàng chục gia đình nông dân đã dứt khoát chống cự lại công an võ trang thi hành quyết định cưỡng chế...

Ngày 25 vừa qua, nông dân Lào đã nắm tay lập hàng rào người, ngăn chận trước đầu các xe ủi đất. Tập đoàn Trung Quốc phải gọi công an can thiệp. Tuy nhiên, khi lực lượng an ninh võ trang tiểu liên AK 47 kéo đến thì gặp phải sự kháng cự ôn hòa nhưng quyết liệt.

Bị nông dân chất vấn: «Tại sao công an cảnh sát Lào không bảo vệ nhân dân của mình mà lại tuân theo lệnh của bọn phản quốc bán đất cho Trung Quốc? Một khi họ lấy hết đất trồng lúa thì chúng ta còn gì?», cuối cùng lực lượng công an phải rút lui để tránh xung đột với nông dân.

Theo nguồn tin của AsiaNews, các nhà nông ở khu cưỡng chế, tổng cộng gồm 6 ngôi làng, thay phiên nhau canh chừng ruộng đất ngày và đêm bên cạnh một chiếc đồng hồ.”(hết trích)

Than ôi, hóa ra công an Lào quốc thương dân Lào hơn là công an VN thương dân VN? Hãy xem dân oan VN thì biết.

Không khéo, sẽ toơi một ngaà, cả nươc VN, toàn dân VN cơ nguy trở thành dân oan trước thiên triều TQ...

No comments :

Post a Comment

BUDDHISM AND MAGAZINES/TODAY NEWS