Có nhiều vị sư, vị ni cô tụng kinh hay tuyệt vời. Nghe y hệt như là hát.
Nghĩa là, giọng hay và tụng thuần thục đã trãi qua nhiều năm mới nghe
hay như nghe nhạc.
Câu hỏi rằng, có nên tụng kinh hay như hát hay không? Hay chỉ nên tụng chậm và rõ ràng, để người nghe khỏi bỏ qua chữ nào, vì nghe kinh để tu, chứ không phải nghe kinh để thưởng thức như nghe nhạc.
Câu hỏi rằng, có nên tụng kinh hay như hát hay không? Hay chỉ nên tụng chậm và rõ ràng, để người nghe khỏi bỏ qua chữ nào, vì nghe kinh để tu, chứ không phải nghe kinh để thưởng thức như nghe nhạc.
Đức Phật nói rằng đừng chấp vào cái say mê của tai, mà lạc mất ý nghĩa cần phảỉ tu trì.
Trên mạng Thư Viện Hoa Sen mới đưa bài của tác giả Quảng Tánh, tựa đề “Hay Mà Không Hay,” trong đó kê chuyện tụng kinh hay. Bài phân tích này nói:
“...Vì tụng kinh hay có sức cảm hóa nhiệm mầu, nên có một số vị Tỳ-kheo cũng khổ công rèn giọng điệu và cung bậc cho điêu luyện, xem đó như là phương tiện để hoằng pháp về sau. Dĩ nhiên, hành đạo qua phương diện “âm thanh, sắc tướng” thì người nghe nhìn hay bình phẩm khen chê. Và nếu người tụng niệm thiếu tỉnh giác thì cũng dễ bị tiếng khen chê của người đời chi phối. Đó là chưa kể đến có một số người tụng niệm hay rồi tự mãn, khởi tâm phân biệt so sánh hơn thua, cạnh tranh hay dở, còn người tụng niệm không hay thì lại tự ti, không dám tụng niệm chốn đông người.
Kỳ thực, tụng kinh là để tự mình cũng như giúp người nghe hiểu kinh văn. Nghe hiểu xong rồi thì ứng dụng tu hành, thực thi giáo pháp trong đời sống. Làm được như thế thì mới là người tụng niệm đúng theo bản ý của Phật. Còn nếu tụng niệm rồi dẫn đến cạnh tranh hoặc quá chú trọng đến âm thanh lời tiếng mà lơ là nghĩa lý thì không khéo bị Phật rầy.”
Tiếp theo, tác giả Quảng Tánh trích Kinh Tăng nhất A-hàm, tập II, phẩm Tăng thượng... kể lời Đức Phật dạy, dẫn bài kệ:
“Bấy giờ Thế Tôn nói kệ: Tụng nhiều việc vô ích/Pháp này chẳng phải hay/Như đi đếm số bò/Chẳng thiết yếu Sa-môn/Nếu tụng tập chút ít/Đối với pháp thi hành/Pháp này là trên hết/Đáng gọi pháp Sa-môn/Tuy tụng đến ngàn chương/Không nghĩa, đâu ích gì?/Chẳng bằng tụng một câu/Nghe xong đắc đạo được/Tuy tụng đến ngàn lời/Không nghĩa, đâu ích gì?/Chẳng bằng tụng một nghĩa/Nghe xong đắc đạo được/Dầu tại bãi chiến trường/Thắng ngàn ngàn quân địch/Tự thắng mình tốt hơn/Chiến thắng thật tối thượng.”
Nghĩa là, tụng kinh cả ngàn chương cũng vô ích, không bằng tụng một câu, nghe xong đắc đạo được.
Tác giả Quảng Tánh giải thích: “Nếu tụng niệm mà chú trọng đến hay dở, hơn thua, dẫn đến cạnh tranh thì Thế Tôn gọi đó không khác với ngoại đạo. Hẳn Ngài có thâm ý khi xác quyết mạnh mẽ rằng tụng niệm chẳng phải là pháp thiết yếu của Sa-môn. Theo Thế Tôn, nếu chỉ tụng chút ít thôi mà hiểu rõ nghĩa để thực hành là đã đi đúng hướng. Do đó, tụng kinh hay hoặc không hay chẳng quan trọng là mấy, hiểu nghĩa kinh và ứng dụng thực hành quan trọng hơn.
Cho nên, trong lộ trình tu học và hành đạo, tụng kinh hay cũng tốt mà không hay lắm cũng tốt. Nếu Tỳ-kheo nào có phước báo tụng kinh hay, lại thêm suy tư về ý nghĩa giáo pháp để thực hành thì càng quý báu hơn. Không phải ngẫu nhiên mà Thế Tôn dạy: “Tuy tụng đến ngàn chương/Không nghĩa, đâu ích gì/Chẳng bằng tụng một câu/Nghe xong đắc đạo được”...”
Thế, nghe nhạc là nghe nhạc, còn nghe kinh là nghe kinh...
No comments :
Post a Comment