Các bạn trẻ khắp cả trong thành phố, ai cũng đều biết Pháp sư là một cô con gái có tính thuần hậu, rất hiếu thảo với cha mẹ. Năm lên 15 tuổi, gia đình gặp chẳng lành. Khi mẫu thân của Pháp sư bị thủng dạ dầy cấp tính, cần phải phẩu thuật ngay, bệnh tình trong thời điểm hết sức nguy hiểm, ảnh hưởng đến sinh mạng của bà, Pháp sư kiên nhẫn tha thiết thành tâm cầu nguyện đức Bồ tát Quán Thế Âm, nguyện dâng hiến 12 năm tuổi thọ của của cuộc đời mình để cầu phúc thọ cho mẫu thân và phát nguyện ăn chay. Do lòng hiếu thảo cảm thông được đức Bồ tát cùng chư thiên mà bệnh tình của mẫu thân được thuyên giảm, không cần phải phẩu thuật và tốn kém nhiều cho việc điều trị thuốc men. Sau đó; để hoàn nguyện lời khấn cầu, Pháp sư phát tâm ăn chay suốt đời.
Bất luận là ai, dẫu thế nào?
Nhân tình thế thái có ra sao?
Tấm lòng con Phật không dời đổi
Bảo bọc, thương yêu vẹn trước sau!
Những lời khai thị này xuất phát từ tâm linh kiên định và chân thiện mỹ của Pháp Sư Chứng Nghiêm (證嚴法師).
Thông qua việc đích thân tham gia trợ giúp cho nhân sinh chuyển hóa những nỗi khổ niềm đau, với tinh thần cần tuân theo chí nguyện, hành Bồ tát đạo kiên định của thầy, các chúng đệ tử luôn học tập và làm theo tấm gương đạo đức Pháp sư Chứng Nghiêm (證嚴法師).
Lấy Từ bi Trí tuệ thanh lương của Phật Đà, kiên thành phụng hành tâm nguyện của Pháp sư:
Nguyện cầu khắp cả nhân sinh
Thảy đều hướng thiện yên bình cõi tâm
Xa lìa các nẻo tối tăm
Tai ương dứt sạch, mê lầm tiêu tan.
Pháp sư tục danh Vương Cẩm Vân (王錦蕓), pháp húy Chứng Nghiêm (證嚴法師), hiệu Tuệ Chương, sinh ngày 11 tháng 5 năm 1937 (Đinh Sửu) tại trấn Thanh Thủy, (清水鎮) huyện Đài Trung (台中縣), Đài Loan.
Khi lên bảy tuổi, Pháp sư trải qua những cuộc không kích mà chiến tranh thế giới thứ hai mang đến khi Nhật Bản chiếm đóng Đài Loan. Những gì Pháp sư chứng kiến in sâu vào tâm trí thời non trẻ của mình đối với sự tàn ác của chiến tranh. Trong suốt những năm phát triển của mình, Pháp sư đã có rất nhiều câu hỏi về cuộc sống và ý nghĩa của nó.
Thuở nhỏ Pháp sư rất lanh lợi, 12 tuổi đã đãi lao được việc cực nhọc cho cha, giúp mẹ phân bổ việc nội trợ trong nhà.
Các bạn trẻ khắp cả trong thành phố, ai cũng đều biết Pháp sư là một cô con gái có tính thuần hậu, rất hiếu thảo với cha mẹ. Năm lên 15 tuổi, gia đình gặp chẳng lành. Khi mẫu thân của Pháp sư bị thủng dạ dầy cấp tính, cần phải phẩu thuật ngay, bệnh tình trong thời điểm hết sức nguy hiểm, ảnh hưởng đến sinh mạng của bà, Pháp sư kiên nhẫn tha thiết thành tâm cầu nguyện đức Bồ tát Quán Thế Âm, nguyện dâng hiến 12 năm tuổi thọ của của cuộc đời mình để cầu phúc thọ cho mẫu thân và phát nguyện ăn chay. Do lòng hiếu thảo cảm thông được đức Bồ tát cùng chư thiên mà bệnh tình của mẫu thân được thuyên giảm, không cần phải phẩu thuật và tốn kém nhiều cho việc điều trị thuốc men. Sau đó; để hoàn nguyện lời khấn cầu, Pháp sư phát tâm ăn chay suốt đời.
Khi Pháp sư được 21 tuổi xuân, một sự kiện xảy ra đã làm thay đổi cuộc sống của Pháp sư. Một ngày nọ, Phụ thân của Pháp sư bị bạo bệnh và đột nhiên ông qua đời. (09.06. Mậu Tuất - 25.07.1958). Cái chết của ông là một cú sốc lớn đối với Pháp sư và thúc đẩy Pháp sư thắc mắc tìm hiểu nhiều câu trả lời về việc sinh tử sự đại. Từ đó Pháp sư thường lui tới Từ Vân Tự (慈雲寺) để tham cứu Phật pháp với Hòa thượng Pháp sư Tu Đạo (修道法師).
Năm Canh Tý (1960) Pháp sư đến ngôi chùa ở địa phương, Phong Nguyên Tự (豐原寺), lễ Trụ trì Diệu Quảng Pháp sư (妙廣法師) cầu học Phật pháp và được ban tặng quyển Giải Kiết Khoa nghi (解結科儀). Sau khi mai táng Phụ thân xong, Pháp sư đến Từ Vân Tự (慈雲寺), phát nguyện lễ Lương Hoàng Sám kinh để cầu siêu cho Phụ thân, cầu phúc thọ cho hiền mẫu, thời gian đọc tụng lễ sám, Pháp sư thể hội đạo lý nhân sinh vô thường, bắt đầu manh nha ý định xuất gia.
Chứng kiến kiếp sống mong manh vô thường khiến Pháp sư phản ánh: “Tại sao cuộc sống quá ngắn ngủi! Sinh ra từ đâu đến ! Khi chết đi về đâu? (究竟生從哪裡來,死往何處去?)".
Tại thời điểm này, Pháp sư đã tiếp cận với Phật giáo. Khi học tập giáo lý Phật đà, Pháp sư dần dần cảm thấy người ta nên mở rộng tình yêu dành cho gia đình của mình để toàn xã hội và toàn thể nhân loại. Từ đó; Pháp sư khao khát để chăm sóc đại gia đình nhân loại, thay vì một gia đình nhỏ.
Với quan điểm này về cuộc sống, Pháp sư rời gia đình của mình để bắt tay vào con đường tâm linh, từ bỏ một cuộc sống tương đối thoải mái. Tuy nhiên; sau đó không lâu, gia đình tìm thấy Pháp sư và xin Pháp sư trở về nhà. Pháp sư ưng thuận. Nhưng với niềm tin thiêng liêng của mình, thực sự Pháp sư có thể thay đổi nội dung cuộc sống cũ của mình. Trong năm Canh Tý (1960), Pháp sư một lần nữa rời bỏ gia đình của mình để theo đuổi con đường tu hành. Năm đó, Pháp sư 23 tuổi. Từ phía Tây Đài Loan, Pháp sư đã đến phía Đông Đài Loan và cuối cùng định cư tại Hoa Liên, một thị trấn nhỏ ở bờ biển phía đông tương đối kém phát triển của Đài Loan. Mặc dù cuộc sống rất khó khăn, nhưng nó đã không làm giảm kết quả của sự tu hành.
Năm Nhâm Dần (1962), Pháp sư đảnh lễ Đại sư Ấn Thuận (vị cao tăng nổi tiếng trước tác thời cận đại), xin Ngài nhận làm đệ tử xuất gia. Đại sư dạy rằng: “Ngươi có nhân duyên thù thắng được xuất gia, được dự vào hàng Tăng bảo, là trang Thích tử thì phải luôn luôn vì Phật giáo, vì chúng sinh!”. Sau đó Đại sư ban cho pháp danh Chứng Nghiêm (證嚴) hiệu Tuệ Chương (慧璋), và được thọ giới Sa di ni.
Năm Quý Mão (1963), Chùa Lâm Tế (臨濟寺), Đài Bắc Khai đàn Truyền giới, kiết giới trường tại Giảng đường Huệ Nhật (慧日講堂), Hòa thượng Bổn sư cho đăng đàn thọ Tam đàn Cụ túc giới tại Lâm Tế Tự (臨濟寺).
Sau khi thọ Cụ túc giới, Pháp sư trở về Phổ Minh Tự (普明寺), phát nguyện mỗi cuối tuần thụ trì lễ bái Kinh Pháp Hoa (法華經), nghiên cứu giáo nghĩa Kinh Pháp Hoa. Bước đầu về đây không thọ nhận sự cúng dường, sinh hoạt khép kín trong sự khổ hạnh. Tháng 10 năm Quý Mão (1963), Pháp sư chuyển về Hoa Liên Từ Thiện Tự (花蓮慈善寺) giảng Kinh Địa Tạng (地藏經), giảng liên tục khoảng thời gian tám tháng, pháp duyên hưng thịnh, trước mắt Tĩnh Tư Tịnh Xá (靜思精舍), thu hút ni chúng đệ tử tựu về, kết duyên tập chúng đông đầy cùng tu học. Sau đó; Pháp sư cùng một vài đệ tử trở về Phổ Minh Tự (普明寺) kết duyên Bồ đề quyến thuộc Phật pháp cùng tu hành.
Pháp sư tự lập Thanh Quy tu hành (自立修行規), tự lực cánh sinh, cùng hai môn đệ ở Tĩnh Tư Tịnh Xá (靜思精舍) tự làm nến, sản xuất bột đậu nành và các ấn phẩm để có phương tiện tất chi phí mọi thứ bản, chứ không bao giờ chi tiêu một đồng xu cắc bạc nào của Tổ chức đóng góp.
Năm Bính Ngọ (1966), Pháp sư chính thức thành lập Phật giáo Khắc nạn Từ Tế Công Đức Hội. Vào thời điểm đó, bờ biển phía Đông của Đài Loan, nơi mà Pháp sư đầu tiên định cư, đã không phát triển và nghèo khó. Pháp sư và các đệ tử tu viện đã hỗ trợ bằng cách may giày em bé, tái chế bao bê tông thành túi thức ăn gia súc nhỏ, đan áo len để giúp nâng cao cuộc sống riêng của họ.
Vào mùa xuân năm Bính Ngọ (1966), trong khi Pháp sư Chứng đến thăm một bệnh nhân tại một bệnh viện địa phương nhỏ, nhìn thấy một vũng máu trên sàn nhà. Pháp sư đã nói rằng máu từ một người phụ nữ bản địa bị biến chứng lao động. Gia đình của cô đã đưa cô từ ngôi làng miền núi của họ. Họ đã đi bộ tám giờ, nhưng khi họ đến bệnh viện, họ không có NT $ 8000 (sau đó 200 USD) lệ phí cần thiết. Họ chỉ có thể mang cô trở lại không được điều trị. Nghe điều này, Pháp sư xót xa trong lòng, tâm tư quay quắt với nỗi buồn vời vợi. thầm nghĩ: Một tu viện nghèo làm sao hỗ trợ giúp mình được? Mình có thể làm gì để giúp đỡ những người nghèo đây?
Từ sau năm Bính Ngọ (1966) cho đến nay, thế giới Từ Tế với lòng Từ bi và dưới sự dìu dắt của Pháp sư đã từng bước vững tiến và phát triển tốt đẹp. Ngày nay thành viên của hội Từ Tế có mặt khắp các nơi để góp phần giảm thiểu khổ đau và tai nạn trên thế giới.
Sau một thời gian ngắn, ba nữ tu Thiên Chúa giáo đã đến thăm Pháp sư và họ đã có một cuộc thảo luận về giáo lý của các tôn giáo của mình. Khi Pháp sư giải thích rằng Phật giáo dạy tình yêu và lòng Từ bi đối với tất cả chúng sinh, các nữ tu thắc mắc: Tại sao chúng ta không thấy Phật tử làm công việc tốt cho xã hội, chẳng hạn như thiết lập nhà dưỡng lão, trại trẻ mồ côi và bệnh viện?
Nghi vấn của các nữ tu đã "đánh trúng tâm lý sâu sắc của Pháp sư và đã thẳng thắn trả lời rằng Phật giáo dạy người ta làm việc tốt mà không cần tìm kiếm sự công nhận.
Tuy nhiên, từ trong tâm khảm Pháp sư tự biết rằng nếu không có tổ chức thì những gì có thể được thực hiện sẽ rất hạn chế.
Do đó, Pháp sư thành lập Phật giáo Khắc nạn Từ Tế Công Đức Hội. Ngoài việc tiết kiệm 5 đồng hằng ngày bằng ống tre đến tích lũy tài sản hiện nay được hàng tỷ đô la. Từ buổi ban đầu chỉ có 30 người đến hiện tại có trên 4 triệu hội viên, nhiều hơn số thành viên của Quốc Dân đảng và Dân Tiến đảng - hai đảng phái Đài Loan hiện nay. Từ việc cứu trợ một cụ già cùng khổ, không có áo mặc đến cứu giúp cả hàng vạn người tật bệnh không có phương tiện sống, thậm chí cứu tế cả Trung Quốc đại lục, các nước châu Phi, Afghanistan, Hàn Quốc, Triều Tiên, Kosovo và các nước khác trên thế giới.
Mỗi khi có thiên tai địch họa phát sinh, các nhân viên Từ Tế Công Đức Hội luôn vượt qua tốc độ cứu trợ của chính phủ để đến tận nơi cứu trợ trước tiên. Bất kể là sóng thần ở Indonesia, SARS ở Trung Quốc, bao gồm cả việc ghép tủy v.v..., trong đó đều có sự góp phần chia sẻ của Từ Tế Công Đức Hội. Bất kể là làm môi trường, cấy ghép tế bào gốc, Từ Tế Công Đức Hội đều hoàn thành nhiệm vụ, điều mà tổ chức khác không thể làm được.
Pháp sư đã sáng lập Phật giáo Khắc nạn Từ Tế Công Đức Hội - một tổ chức công ích Từ thiện xã hội lừng danh thế giới. Tạp chí “Thiên hạ”, một trong những tờ tạp chínổi tiếng Đài Loan đã từng bình chọn ai là nhân vật có sức ảnh hưởng lớn nhất Đài Loan trong 4 thế kỷ trở lại đây; kết quả, lúc chọn ra trong top 50 nhân vật ảnh hưởng đó, Pháp sư đứng thứ 2 với uy danh và sức ảnh hưởng của Pháp sư tại Đài Loan đã được xếp vượt qua Quốc phụ Tôn Trung Sơn (Cha đẻ Đài Loan), trên cả Lãnh tụ Quốc Dân đảng Tưởng Giới Thạch, Tưởng Kinh Quốc.
Là người phụ nữ duy nhất trong 10 vị anh hùng Đài Loan, nhiều lần Pháp sư được đề cử giải Nobel hòa bình. Pháp sư trước đây đã đón nhận các giải thưởng phục vụ xã hội như giải phụng hiến xã hội Châu Á Ramon Michael, giải quốc tế hòa bình, giải phụng sự y tế, và năm nay, Pháp sư nhận Giải thưởng quốc tế quay of Honor, được xếp hạng là vinh dự cao nhất 2014 v.v... Pháp sư được xưng tụng là người mẹ hiền Đông phương Teresa, có người xem Pháp sư thực hành pháp môn cứu khổ cứu nạn của Đức Quan Thế Âm Bồ tát.
Khắp nơi, người ta có thể thấy sự có mặt của nhân viên Từ Tế Công Đức Hội; trong họ có cả các ông chủ, giám đốc điều hành, nhân viên hành chính cấp cao, văn nghệ sĩ, học sinh với nhiều quốc tịch, dân tộc, tín ngưỡng khác nhau, đã tham gia vào sự nghiệp Từ Tế Công Đức Hội. Tại Đài Loan, trong 5 người thì có 1 người ít nhiều tham gia vào sự nghiệp hoặc hoạt động giáo dục, văn hóa, chữa bệnh, từ thiện của Từ Tế Công Đức Hội. Pháp sư Chứng Nghiêm (證嚴法師) có dáng người mảnh mai, tính khí trầm tỉnh, mềm yếu như vậy, khởi nghiệp từ 5 đồng tại sao lại có thể tạo ra một tổ chức quốc tế bền chặt kéo dài khôn cùng trên 60 quốc gia với tài sản hàng tỷ đô la. Việc hoằng dương vì đại sự nghiệp cứu nhân độ thế, cứu cánh bí mật ấy ở đâu?
Những bước chân của Phật giáo Khắc nạn Từ Tế Công Đức Hội từ công việc từ thiện, chữa bệnh, giáo dục, văn hóa, cứu trợ quốc tế, hiến tủy sống đến bảo hộ môi trường và cộng đồng tình nguyện viên đã tạo nên một bước đi tám dấu chân kỳ diệu. Sự nghiệp Phật giáo Khắc nạn Từ Tế Công Đức Hội cứu chúng sinh của Pháp sư, tính ra đã có đến hơn 4 triệu nhân viên, 10 bệnh viện Từ Tế của 10 quốc gia, 7 học viện Từ Tế, ngoài ra còn có hội chí nghiệp từ thiện, hội chí nghiệp chữa bệnh, hội chí nghiệp giáo dục, hội chí nghiệp nhân văn, hệ thống báo chí Phật giáo Khắc nạn Từ Tế Công Đức Hội, đài truyền hình Đại Ái, đài truyền thanh Phật giáo Khắc nạn Từ Tế Công Đức Hội …
Điều đặc biệt, Tổng hội có hệ thống giáo dục Phật giáo Khắc nạn Từ Tế Công Đức Hội hoàn chỉnh như y viện, y học viện, nhà văn hóa nhi đồng đến trường tiểu học, trung học, trường chuyên, đại học, nhà xuất bản v.v... Tất cả sự nghiệp vinh quang này luôn được tổ chức theo một trật tự xuyên suốt, thống nhất, đoàn kết, khoa học và thịnh vượng dưới sự điều hành của Pháp sư và Tổng hội Phật giáo Khắc nạn Từ Tế Công Đức Hội toàn cầu đến từng cơ sở của các nước thành viên tự phụ trách, hoạt động cho đến khi cần đến sự giúp sức của Tổng hội.
Pháp sư Chứng Nghiêm (證嚴法師) nhà lãnh đạo kiệt xuất, đã lập ra điều phi thường này chính là một bần ni. Pháp sư tuy không nhận được sự giáo dục cấp cao, cũng không biết y khoa chữa bệnh, không biết kinh doanh qua đài truyền thanh, truyền hình, không biết thiết kế, kiến trúc, nhưng lại có thể gợi ý sự quan tâm của mình về cách tổ chức và cứu giúp con người nhiều như thế, đến việc có thể quản lý hàng triệu hội viên, tạo ra một sự nghiệp đồ sộ, chính là một kỳ tích phi thường của bậc thượng thủ trong nhân gian.
Một xã hội khẩn trương, bận rộn, tâm tình bất an đều là những niềm đau của Pháp sư. Mỗi ngày, các phân hội toàn cầu luôn có những công việc nặng nhọc để cứu tế, giúp người. Cho dù bận rộn thế nào, pháp sư Chứng Nghiêm (證嚴法師) vẫn luôn kiên nhẫn, tĩnh lặng, công phu, âm thầm, từ bi và chỉ dạy cho mọi người. Tâm tình Pháp sư sẽ còn vọng mãi đến ngàn sau khi trong hiện tại, Pháp sư đã xuất bản được hơn 20 tác phẩm bằng trái tim và tuệ giác của mình cống hiến cho nhân loại.
Pháp sư Chứng Nghiêm (證嚴法師) tin tưởng sâu sắc rằng tất cả mọi người có khả năng thể hiện tâm đại từ bi như Phật. Tâm từ bi bao la ấy không chỉ là sự thông cảm khi người khác đau khổ mà còn tiếp cận để giảm bớt sự đau khổ với hành động cụ thể. Trong việc thành lập Phật giáo Khắc nạn Từ Tế Công Đức Hội, Pháp sư Chứng Nghiêm (證嚴法師) muốn cung cấp cho công dân bình thường có cơ hội để hiện thực hóa lòng từ bi này, sẽ mang lại hòa bình và hạnh phúc bên trong các cá nhân, và mở đường cho hòa bình và hòa hợp thế giới.
Các ấn phẩm của Pháp sư được xuất bản ấn hành:
Hiếu Tâm hương-Chứng Nghiêm thượng nhân thuyết cố sự 3 mạn hoạch bản
孝心香-證嚴上人說故事3(漫畫版)
Vô Lượng Nghĩa Kinh Kệ Tụng, tái thứ thâm nhập xiển thích (Vô Lượng Nghĩa Kinh) chi pháp nghĩa
無量義經偈頌,再次深入闡釋 (無量義經)之法義。
(Bồ Đề Tâm yếu) Vô Lượng Nghĩa Kinh: Đức Hạnh phẩm đệ nhất DVD
(菩提心要) 無量義經:德行品第一 DVD
Pháp thí như thủy Tự khúc diễn thích. Khai thị bản CD 法譬如水序曲演繹‧開示版 CD
Thanh Tịnh tại nguyên đầu 清淨在源頭
Đông phương Lưu Ly Dược Sư Phật đại nguyện (Dược Sư kinh)Giảng ký đệ tứ tập CD
東方琉璃藥師佛大願(藥師經)講記第4輯 CD
Pháp thí như thủy-Từ bi Tam muội Thủy sám giảng ký (Tam thư phụ nhị biệt sách)
法譬如水-慈悲三昧水懺講記 (三書附二別冊)
Thiện chi cộng chấn 善之共振
Tĩnh Tư cần hành đạo Từ Tế nhân gian lộ DVD 靜思勤行道慈濟人間路 DVD
Nhân sinh Kinh tế học 人生經濟學
Tĩnh Tư ngữ:Điển tàng bản 靜思語:典藏版
Tĩnh Tư ngữ: Đệ tam tập 靜思語:第三集
Phàm nhân khả thành Phật:Bồ tát ngũ thập nhị vị giai giảng ký 凡人可成佛:菩薩五十二位階講記
Thanh niên Tĩnh Tư tiểu ngữ (Trung-Anh đối chiếu 青年靜思小語 (中英對照)
Thanh bần chí Phúc 清貧致福
Xuân thiên đích ước định-Chứng Nghiêm thượng nhân thuyết cố sự
春天的約定-證嚴上人說故事
Thành thật đích thương nhân-Chứng Nghiêm thượng nhân thuyết cố sự
誠實的商人-證嚴上人說故事
(Tĩnh Tư thần ngữ) Pháp thí như thủy: Từ bi như lộ địch phàm trần (4) tập 94-106
(靜思晨語) 法譬如水:慈悲如露滌凡塵(5)第94~106集 DVD
(Tĩnh Tư thần ngữ) Pháp thí như thủy: Từ bi như lộ địch phàm trần (4) tập 85-93
(靜思晨語)法譬如水:慈悲如露滌凡塵(4)第85~93集
Tác hạ hảo mạng đích chủng tử-Tả cấp niên khinh nhân đích chúc phúc 撒下好命的種子-寫給年輕人的祝福
(Tĩnh Tư thần ngữ)Pháp thí như thủy: Từ bi như lộ địch phàm trần (3) DVD
(靜思晨語)法譬如水:慈悲如露滌凡塵(3) DVD
(Bồ đề tâm yếu)Địa cầu nhạc hoạt-Địa thủy hỏa phong (菩提心要)地球樂活-地水火風 DVD
Kiến khổ Tri phúc 見苦知福
Chân thật chi lộ-Từ Tế niên luân dữ Tông môn 真實之路-慈濟年輪與宗門
Thủy Trung Đài-Chứng Nghiêm thượng nhân thuyết cố sự (truyện tranh 2
水中壺-證嚴上人說故事2(漫畫版)
Sắc nan hiếu sự-Hiếu thuận có sự 色難-孝順的故事
(Tĩnh Tư thần ngữ) Pháp thí như thủy: Từ bi như lộ địch phàm trần (2)DVD
(靜思晨語) 法譬如水:慈悲如露滌凡塵(2) DVD
Tĩnh Tư ngữ - phiên bản tiếng Hàn 靜思語(韓文版
Tĩnh Tư ngữ điển tàng bản (Giản Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam đối chiếu)
靜思語典藏版(簡印泰越對照)
(Bồ đề tâm yếu) Pháp Hoa tâm hương: Thích Pháp Hoa kinh tự DVD (菩提心要) 法華心香:釋法華經序 DVD
Tâm khoan Niệm thuần-Truy cầu mỹ thiện nhân sinh 心寬念純 ─追求美善人生
Đông phương Lưu Ly Dược Sư Phật Đại nguyện thượng, đệ tam (bản Đài loan ngữ) CD
東方琉璃藥師佛大願.第3輯(臺語版) CD
Lễ Nghĩa chi mỹ 禮儀之美
Sinh mạng thất tình 生命的至情(3 tập-第三集)
Tĩnh Tư tiểu ngữ, tập 3,4-Anh, Hoa đối chiếu 靜思小語(3、4) -中英對照
Tâm thất hiệu ứng 心室效應
Đông phương Lưu Ly Dược Sư Phật Đại nguyện thượng, hạ
東方琉璃藥師佛大願上、下冊
Quá quan-Thật tâm-Thật tố hảo nhân sinh (過關 -實心‧實做‧好人生)
Cùng Địa cầu cộng sinh (與地球共生息)
No comments :
Post a Comment