Nepal
và Bhutan là hai đất nước đều nằm dọc theo dãy núi Himalayas. Bhutan
được xem như là chặng cuối của dãy núi cao này trước khi thấp dần xuống
về phía Myanma.
Ðây là một đất nước càng ngày
càng được thế giới biết đến qua những triết lý sống bình dị, các nếp giá
trị văn hóa riêng biệt, phong thái kiến trúc Dzong khác lạ và những
thắng cảnh thiên nhiên hùng vĩ của núi cao - thung lũng sâu - dòng sông
chảy xiết - đền chùa ẩn hiện trên núi giữa mây. Tất cả các sắc thái trên
tạo Bhutan trở thành xứ sở “thần tiên” có thật trên trái đất này. Ðỉnh Everest và dãy núi Himalayas trên biển mây nối liền Nepal và Bhutan (nhìn từ trên máy bay). (Hình ATNT Tours & Travel) |
Chưa bao giờ đời sống con người lại càng lúc càng rơi xuống vũng lầy
của tham lam hận thù như những thập niên chúng ta đang sống. Từ chiến
tranh khủng bố đến các sự tham lam của các người lãnh đạo các cường quốc
(như Russia, China) gây hấn và lấn chiếm các đất nước nhỏ bé yếu kém.
Cộng thêm vào nỗi sợ hãi của các loại bệnh dịch truyền nhiễm liên tiếp
bùng phát khắp mọi ngõ ngách của địa cầu. Ðời sống con người thành thị
ngày một căng thẳng hơn vì ngoài những lo toan vất vả và đắt đỏ của đời
sống, người ta còn tâm trạng sợ hãi chiến tranh. Một tâm trạng sống
trong xã hội ngột ngạt khó thở, lúc nào các nỗi lo âu sợ hãi như vây
quanh đè nặng vào tâm hồn con người. Những điều này có lẽ không phải là
mục đích sống của con người. Tuy nhiên, riêng đất nước Bhutan đã cho tôi
một cái nhìn khác lạ, một cảm giác bình an - hạnh phúc như tuôn chảy
trong tâm tư khi đến thăm đất nước này.
Nói đến Bhutan là nói đến triết lý suối nguồn của hạnh phúc. “Nói” đến hạnh phúc là một điều dễ, nhưng “làm sao” để được hạnh phúc thì quả là không dễ dàng chút nào. Bhutan là đất nước đầu tiên áp dụng ba chữ “GNP” (Gross National Happiness: Tổng sản lượng “hạnh phúc” quốc gia). thay thế cho “GNP.”
Không biết chính quyền Bhutan muốn đặt ra một tiêu chuẩn “chỉ số hạnh phúc” của người dân như thế nào để thay thế GNP (Gross National Product: Tổng sản lượng sản xuất quốc gia). Chúng ta biết rằng mức sống cao của người dân chưa chắc đã đem lại hoàn toàn hạnh phúc cho người dân. Nhà Vua Jigme Khesar Wangchuck hãy còn trẻ (34 tuổi), ông lên ngôi năm 2008, nhưng rất được người dân Bhutan ngưỡng mộ. Nghe nói nhà vua cũng hết lòng lo chăm cho người dân nghèo dù ở các ngôi làng xa xôi ngoài thành phố.
Chỉ cần người dân biết được tấm lòng của vua hết lòng chăm lo chú ý đến đời sống họ thì đó cũng đã là một trong những “chỉ số hạnh phúc” cho người dân. Nhưng rõ ràng khi tiếp xúc với người dân Bhutan, du khách có thể cảm nhận được một sự dễ chịu, một nụ cười thân thiện của họ. Tôi chưa bắt gặp một ngọn đèn xanh đèn đỏ giao thông nào trong các thành phố kể cả thủ đô Thimpu vì lẽ các nơi đây vẫn chưa nhộn nhịp sầm uất đủ để cần đến đèn giao thông hướng dẫn. Các người lái xe biết tránh nhường nhau trong các đoạn đường đang được tu bổ sửa sang. Tiếng còi xe là một loại âm thanh hiếm hoi mà du khách ít khi nghe được, sự thiếu vắng âm thanh này góp phần làm không gian Bhutan thêm êm đềm nhẹ nhàng cho đời sống.
Nói đến Bhutan là nói đến triết lý suối nguồn của hạnh phúc. “Nói” đến hạnh phúc là một điều dễ, nhưng “làm sao” để được hạnh phúc thì quả là không dễ dàng chút nào. Bhutan là đất nước đầu tiên áp dụng ba chữ “GNP” (Gross National Happiness: Tổng sản lượng “hạnh phúc” quốc gia). thay thế cho “GNP.”
Không biết chính quyền Bhutan muốn đặt ra một tiêu chuẩn “chỉ số hạnh phúc” của người dân như thế nào để thay thế GNP (Gross National Product: Tổng sản lượng sản xuất quốc gia). Chúng ta biết rằng mức sống cao của người dân chưa chắc đã đem lại hoàn toàn hạnh phúc cho người dân. Nhà Vua Jigme Khesar Wangchuck hãy còn trẻ (34 tuổi), ông lên ngôi năm 2008, nhưng rất được người dân Bhutan ngưỡng mộ. Nghe nói nhà vua cũng hết lòng lo chăm cho người dân nghèo dù ở các ngôi làng xa xôi ngoài thành phố.
Chỉ cần người dân biết được tấm lòng của vua hết lòng chăm lo chú ý đến đời sống họ thì đó cũng đã là một trong những “chỉ số hạnh phúc” cho người dân. Nhưng rõ ràng khi tiếp xúc với người dân Bhutan, du khách có thể cảm nhận được một sự dễ chịu, một nụ cười thân thiện của họ. Tôi chưa bắt gặp một ngọn đèn xanh đèn đỏ giao thông nào trong các thành phố kể cả thủ đô Thimpu vì lẽ các nơi đây vẫn chưa nhộn nhịp sầm uất đủ để cần đến đèn giao thông hướng dẫn. Các người lái xe biết tránh nhường nhau trong các đoạn đường đang được tu bổ sửa sang. Tiếng còi xe là một loại âm thanh hiếm hoi mà du khách ít khi nghe được, sự thiếu vắng âm thanh này góp phần làm không gian Bhutan thêm êm đềm nhẹ nhàng cho đời sống.
Tu viện Taktshang (Tigers Nest) trên độ cao 3,000m bên triền núi, biểu tượng cho đất nước Bhutan. (Hình ATNT Tours & Travel) |
Người dân Bhutan có trình độ học vấn cao, phần lớn họ đều nói được tiếng Anh, nhờ thế du khách ít bị ngỡ ngàng khi chuyện trò với họ. Có dịp nói chuyện với các cô cậu bé học trò, tôi rất ngạc nhiên về sự lễ phép của các em. Chúng không có những nét bướng bỉnh ngang tàn phá phách như người ta thường bắt gặp ở chung quanh xã hội chúng ta đang sống. Nhà cửa thành phố có những nét cũ kỹ với thời gian nhưng du khách không thấy những hình ảnh sơn sịt nghuệch ngoạc vẽ trên tường. Phải chăng đó cũng là một trong những “chỉ số hạnh phúc” của người dân Bhutan. Một sự phát triển kinh tế từ từ để nâng cao đời sống người dân, nhưng không để ảnh hưởng văn hóa khác biệt của thế giới xâm nhập vào đời sống người dân Bhutan quả thật sẽ không phải dễ dàng. Không biết cuộc hành trình tìm kiếm tiêu chuẩn “chỉ số hạnh phúc” GNH của chính phủ Bhutan cho người dân Bhutan phải mất bao nhiêu năm, bao nhiêu thế hệ mới hoàn thành được. Cầu mong thay!
Dzong trong tiếng Bhutan có nghĩa pháo đài, thành lũy và cũng là cung điện của vua. Các Dzong được người Bhutan xây dựng nhằm để chống đỡ ngoại xâm từ thế kỷ 16, vì thế Dzong thường được xây dựng trên các đồi núi cao để quan sát địch quân. Mỗi một thành phố Bhutan mà du khách đặt chân đến như thành phố Paro thì có Rinpung Dzong, thủ đô Thimpu có Semtokha Dzong, Trashichho Dzong, thành phố Punakha thì có Punakha Dzong, Wangduephodrang thì có Wangduephodrang Dzong. Sau này, dần dần các Dzong được sửa sang biến thành các tu viện Phật Giáo Bhutan. Ngày nay, kiến trúc Dzong là một kiến trúc tu viện Phật Giáo có nét độc đáo riêng biệt của Bhutan nổi tiếng trên thế giới. Các nghệ thuật họa tranh vẽ trên tường các tu viện cũng thể hiện các nét độc đáo đặc biệt của từng địa phương, nhờ thế không tạo sự nhàm chán cho người thưởng ngoạn. Ðây cũng trở thành các thắng cảnh lịch sử tôn giáo và văn hóa Bhutan thu hút hấp dẫn du khách đến với Bhutan.
Nhà Vua Bhutan trẻ tuổi Jigme Khesar Wangchuck và Hoàng hậu. (Hình ATNT Tours & Travel) |
Phật Giáo Tibet là tôn giáo có ảnh hưởng mạnh nhất tại Bhutan. Ða số
người dân Bhutan đều tin vào Liên Hoa Sinh Phật (Guru Rinpoche) người từ
Ấn Ðộ truyền bá đạo Phật vào Tibet và Bhutan. Một trong tu viện Phật
Giáo Bhutan nổi tiếng trên thế giới và trở thành biểu tượng cho đất nước
Bhutan là tu viện Taktshang gần Paro (tu viện này được gọi là Tigers
Nest trong tiếng Anh). Thành phố Paro ở trên độ cao 2,100m (so với mực
nước biển), còn tu viện Taktshang nằm trên triền một núi cao gần 3,000m.
Tuy chỉ cao hơn khoảng 900m, nhưng đây cũng là một hành trình du ngoạn
làm nhiều du khách bỏ cuộc vì con đường lên đến Taktshang không trơn tru
bằng phẳng chút nào. Một chuyến du ngoạn đến Bhutan mà du khách không
“đảnh lễ” được Liên Hoa Sinh Phật thì quả thật thiếu sót. Phật Giáo Mật
Tông Tibet và Bhutan cho tôi rất nhiều điều học hỏi về đời sống con
người, càng đi xa càng cảm thấy biển rộng bao la, không gian thoáng
khoát.
Bhutan đâu phải chỉ có các di tích Dzong lịch sử, cũng đâu phải chỉ có tôn giáo và văn hóa làm đất nước Bhutan khoe mình. Bhutan còn là một trong xứ sở thần tiên trên cao nguyên dãy Himalayas. Những thắng cảnh thiên nhiên rừng cây xanh thẫm trên các dãy núi cao, những dòng sông chảy xiết giữa các hẻm vực thung lũng sâu thẳm kèm theo biển mây mờ ảo, những thửa ruộng bậc thang như những bức thảm xanh vàng in đậm giữa không gian. Với tôi, viết về Bhutan bao nhiêu cũng không đủ. Tôi có dịp sẽ viết thêm các nét đẹp của Bhutan. Nhưng tôi cho rằng Bhutan đẹp nhất khi bạn cảm nhận được niềm hạnh phúc đang dần dần len vào tâm tư bạn.
Bhutan đâu phải chỉ có các di tích Dzong lịch sử, cũng đâu phải chỉ có tôn giáo và văn hóa làm đất nước Bhutan khoe mình. Bhutan còn là một trong xứ sở thần tiên trên cao nguyên dãy Himalayas. Những thắng cảnh thiên nhiên rừng cây xanh thẫm trên các dãy núi cao, những dòng sông chảy xiết giữa các hẻm vực thung lũng sâu thẳm kèm theo biển mây mờ ảo, những thửa ruộng bậc thang như những bức thảm xanh vàng in đậm giữa không gian. Với tôi, viết về Bhutan bao nhiêu cũng không đủ. Tôi có dịp sẽ viết thêm các nét đẹp của Bhutan. Nhưng tôi cho rằng Bhutan đẹp nhất khi bạn cảm nhận được niềm hạnh phúc đang dần dần len vào tâm tư bạn.
Trần Nguyên Thắng/ATNT Tours & Travel
No comments :
Post a Comment