Wednesday, March 18, 2015

Sanskrit và Phật Giáo

Jeffrey Kotyk-Thích nữ Tịnh Quang chuyển ngữ

Những sinh viên học viện Phật giáo được khuyến khích học tiếng Sanskit (Phạn) ngay cả đối với sự hiểu biết cơ bản của ngôn ngữ là một sự hỗ trợ đáng kể trong việc tìm hiểu cả Kinh Văn Tây Tạng và Trung Quốc. Trong khi các bản dịch sớm nhất của Trung Quốc được dựa vào Phi Phạn văn Trung Ấn (non-Sanskrit Middle Indic texts/Middle Indic languages, sometimes as the Prakrits - is a group in the Indo-Aryan branch of the Indo-Iranian languages), về sau chủ yếu là tiếng Sanskrit. Người Tây Tạng đã xây dựng nhiều ngôn ngữ mới để phản ánh các Kinh văn tiếng Sanskrit mà họ thường dịch thuật một cách trung thành.
Trong thế giới nói tiếng Anh hiện nay rất nhiều thuật ngữ Phật giáo thường được sử dụng là tiếng Sanskrit như saṃsāra (luân hồi), dharma (pháp) và nirvāṇa (niết bàn), mặc dù những bản dịch trong một vài trường hợp là thông dụng hơn như từ "chúng sinh" đối với sattva. Phậtgiáo Theravàda đặc trưng sử dụng Pāli, dù với người khác có một sở thích quyết định hơn dành cho những phạm vi Sanskrit, nó được xem như là bản gốc và mặc định. Trong sự thiếu vắng đối với vốn từ vựng tiêu chuẩn của tiếng Anh Phật giáo, tôi cũng thích sử dụng thuật ngữ tiếng Sanskrit dành cho độ chính xác của chúng. Tuy nhiên, tiếng Sanskit như là ngôn ngữ được sử dụng để truyền đạt Phật Pháp là một sự phát triển về sau trong lịch sử Phật giáo.

Hầu như trong khoảng thời gian đầu của Kỷ nguyên, Phật tử ở phía Tây bắc Ấn Độ dưới thời Kuṣāṇas (30-375) đã sử dụng tiếng Sanskrit như ngôn ngữ chung của họ. Trước đó đã có một quá trình Sanskrit hóa (sanskritization), đặc biệt là với Gāndhārī (cổ ngữ Ấn Độ). Cho đến lúc Phật tử đã biết cách sử dụng những ngôn ngữ địa phương của chính mình. Những ngôn ngữ Trung Ấn Độ (Middle Indic) đã không xuất phát từ tiếng Sanskrit, mặc dù nhiều người tin rằng chúng đã có tác động thực tế trong thời gian thích ứng. Tuy nhiên, nó đặt ra câu hỏi là tại sao truyền thống Phật giáo lâu đời rồi vẫn còn bắt buộc áp dụng Sanskrit. Việc áp dụng rộng rãi của tiếng Sanskrit cho chữ khắc cũng được phản ánh trong hồ sơ khảo cổ học mà Johannes Bronkhorst trong tác phẩm Buddhism in the Shadow of Brahmanism của ông ta ghi nhận như sau:

Trong vòng bốn thế kỷ, từ thời của Hoàng đế Asoka (thế kỷ 3 BCE - trước Kỷ Nguyên) trở đi, người ta chỉ sử dụng ngôn ngữ Indo-Aryan hơn là tiếng Sanskrit. Tiếng Sanskrit không có sự xuất hiện trên những văn bản khắc trên bia đá cho đến những thế kỷ đầu của kỷ nguyên. Rồi nó dần dần phát triển và trở thành chữ khắc bia đá nổi bật nhất trong toàn bộ tiểu lục địa Nam Á và nhiều khu vực Đông Nam Á. 1

Bronkhost cho rằng Bà La Môn giáo đã có thiờ gian tác động ảnh hưởng chính trị và quyền lực trong khoảng thời gian dài tại Ấn Độ trong khuôn mặt của các tư tưởng tôn giáo vì nó cung cấp không chỉ những thầy tu hữu dụng được ưu ái bởi những nhà cầm quyền, nhưng cũng vì những nhà trí thức của Bà la môn có tư cách cả tư vấn chính trị tài giỏi và lý thuyết xã hội thiết thực. Đây là lý do tại sao nhiều Tiểu lục địa đã ứng dụng tiếng Sanskrit như là một ngôn ngữ chung. Cho đến khi các quốc gia và các dân tộc bao gồm cả Phật tử đã có lý do để sử dụng tiếng Sanskrit. Ông ta nói, "tiếng Sanskrit là ngôn ngữ cổ xưa của một nhóm sắc tộc, các Bà la môn, những người Phật tử không có lý do cụ thể để bắt chước hoặc chấp nhận.” 2

Tuy nhiên, khi Bà la môn đã đạt được sự ảnh hưởng và quyền lực của mình, họ cũng giới thiệu tiếng Sanskrit hầu như ít người sử dụng trở thành ngôn ngữ của giới thượng lưu như được phản ánh trong hồ sơ khảo cổ học. Đây là lý do thực sự tại sao Phật giáo Ấn Độ đã sử dụng tiếng Sanskrit thay vì ngôn ngữ Trung Ấn (Middle Indic) dễ hiểu vào thời gian đó khi nó đã có trước đó trong nhiều thế kỷ. Sự xuất hiện của hệ thống vihāra (hệ thống tu viện và kinh viện) xung quanh thời kỳ kỷ nguyên là những gì thúc đẩy các tổ chức Phật giáo ứng dụng một ngôn ngữ phù hợp đối với những ân nhân của họ.

Điều này có thể hiểu được rằng khi các tổ chức như tu viện phát triển và đòi hỏi nguồn thu nhập ổn định đáng kể mà họ phụ thuộc nhiều hơn vào giới thượng lưu của xã hội chứ không phải là thường dân. Mặt khác, tổ chức của Kỳ na giáo dựa nhiều vào thường dân, như thế có thể hiểu được rằng tại sao sự chống đối của họ đối với tiếng Sanskrit. Nói cách khác, Phật giáo đã trải qua một quá trình trưởng thượng hóa thông qua việc áp dụng tiếng Phạn và sự phát triển của hệ thống tu viện cầu kỳ (trái ngược với lối sống ăn xin, vô gia cư của nhiều thế hệ trước). Các vấn đề thế tục liên quan với sự tương tác đối với triều đình hoàng gia thuộc Bà la môn có phải là những gì đã khiến Phật tử sử dụng ngôn ngữ của một cộng đồng thường thù địch với họ:

Họ đã không nghĩ như vậy bởi vì họ thích tiếng Sanskrit, hoặc vì họ thích các Bà la môn những người sử dụng ngôn ngữ đó. Họ cũng không làm như vậy vì một vài giá trị vốn có mà ngôn ngữ này được quyền sở hữu. Họ đã làm như vậy bởi vì họ cần thiết để bảo vệ những lợi ích của họ tại các cung điện của hoàng gia trong tiếng Sanskrit. Họ đã phải sử dụng tiếng Sanskrit tại các cung điện vì những Bà la môn đã có thể giữ cho mình một vị trí trung tâm tại các cung điện bằng lối sử dụng các kỹ năng không thể thiếu của họ, không phải vì những nhà cầm quyền đã ủng hộ việc "cải đạo" sang Bà la môn giáo. Điều này, như tôi có thể nhìn thấy, là lời giải thích hợp lý nhất về sự thay đổi khó xử khác của ngôn ngữ này. 3

Bronkhort cũng cho thấy điều này có thể hiểu rằng tại sao nhiều tác giả nổi tiếng và thành công đầu tiên như Nāgārjuna (Long Thọ) đều có nguồn gốc Bà la môn. Được sinh ra và lớn lên trong một môi trường tiếng Sanskrit và được đào tạo để viết lưu loát bằng ngôn ngữ nói, họ đang ở trong một vị trí đặc quyền để trở thành những đại diện của tôn giáo. Trong khi nhiều đồng nghiệp của họ là không có nghi ngờ gì đối với sự uyên bác của họ, trong các thế kỷ đầu của kỷ nguyên có một nhu cầu bức thiết phải viết bằng tiếng Sanskrit và điều này đã tạo nên cơ hội đặc biệt cho các Phật tử có nguồn gốc Bà la môn. Một cách tình cờ, điều này cũng thể hiện như một phương tiện xuyên qua đó tư tưởng và đạo đức Bà la môn đi vào vào tư tưởng Phật giáo. Ta có thể thấy rõ điều này trong các tác phẩm như Abhidharmakośa-bhāṣya (A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận thích) và Upāsaka Śīla Sūtra (Ưu Bà Tắc Giới Kinh) trong đó xác định hành vi tình dục cũng giống như tác phẩm Arthaśāstra (luận về bổn phận, hoặc là kỉ luật của sự sung túc về vật chất) của Kautilya, nơi bất kỳ hành động nào giao cấu ngoài hôn phối được xác định là hành vi sai trái.

Những người ủng hộ Vedas coi tiếng Sanskrit là một ngôn ngữ thiêng liêng (daivī vāk) và trong thời gian đó, Phật tử đã ứng dụng nó giống như đến để thấy nó trong một cảm hứng tương tự.  Sanskrit trở thành ngôn ngữ Nguyên thủy vì từ nó các sự việc khác xuất hiện, và quan trọng hơn thường được coi là ngôn ngữ chính xác (đặc biệt phái Theravada cho rằng Pāli là ngôn ngữ ban đầu, trong khi Kỳ Na Giáo tin rằng nó là ngôn ngữ Ardha-Magadhi thiêng liêng của họ).

Đáng chú ý là một số người nước ngoài cũng đã bị thuyết phục về ngôn ngữ này. Ít nhất một nhà sư Trung Quốc nổi tiếng của thời cổ đại cho rằng, thực tế, tiếng Sanskrit là ngôn ngữ của các vị thần. Nhà sư hành hương nổi tiếng và cũng là Học giả Huyền Trang (602-664) 玄奘, người viếng thăm Ấn Độ giữa năm 633-645 đã nhanh chóng chỉ ra những thể thức "trọng âm" của ngôn ngữ mà ông đã không chấp thuận. Những ký tự sai- ("trọng âm") xuất hiện 93 lần trong 大唐 西域 (Đại Đường Tây Vực Ký). Ông mô tả ngôn ngữ của Ấn Độ như sau:

《大唐西域記》卷2:「詳其文字,梵天所製,原始垂則,四十七言也。寓物合成,隨事轉用。流演枝派,其源浸廣,因地隨人,微有改變,語其大較,未異本源。而中印度特為詳正,辭調和雅,與天同音,氣韻清亮,為人軌則。隣境異國,習謬成訓,競趨澆俗,莫守淳風。」(CBETA, T51, no. 2087, p. 876, c9-14)

Đại Đường Tây Vực Kýquyển 2:Xét văn tự kiađược thành lập bởi Phạm Thiên, được truyền thừa từ nguyên thỉ, gồm có bốn mươi bảy từ (chữ cái).vạn vật hợp thành, tùy sự mà chuyển dụng, lưu diễn ngọn ngành, nguồn của nó sâu rộng, tùy theo vùng miền có sự thay đổi, nói chung là ngôn ngữ kia chưa có sai khác với bổn nguyên. Nhưng ở Trung Ấn đặc biệt dùng một cách rõ ràng, ngôn từ hòa nhã, cùng với chư Thiên đồng âm, khí vận thanh cao, là mô phạm cho người. Những quốc gia lân cận dùng sai thành lệ, xu theo thói đời nên không còn chữ xác thực. (CBETA, T51, no. 2087, p. 876, c9-14)

Đó là nhận xét cuối cùng có thể bắt nguồn từ tác Phẩm Vākyapadīya (Từ ngữ trong một câu) của Bhartṛhari đã ghi nhận ngôn ngữ thần thánh đã bị sai lạc do người sử dụng không thích hợp. Huyền Trang là một người sử dụng thành thạo tiếng Sanskrit và có khả năng tiếp cận với các văn phạm truyền thống trong nghiên cứu của ông về ngôn ngữ. Các dân tộc vùng biên giới nói bằng lối diễn đạt hoang sơ của ngôn ngữ là một sự phản ánh quan niệm phổ biến rằng tất cả các phương ngữ ban đầu bắt nguồn từ một vị thần hoang dã.  Rõ ràng Huyền Trang tin tưởng như vậy.

Chính chữ Sanskrit đã giữ tầm quan trọng đặc biệt tại Đông Á. Ở Trung Quốc và Nhật Bản Chữ  Tất Đàn (Siddhaṃ script) đã được sử dụng đặc biệt cho các phương tiện bí truyền, và ngài Huyền Trang đã thành thạo với nó. Nó đã trở nên nổi bậc một cách đặc thù với sự du nhập của Mantrayāna (Mật tông) vào Trung Quốc thế kỷ thứ 8.  Vào thời gian ngài Kūkai (Không Hải 774-835) đến Trung Quốc năm 804 thì nó đã là ngôn ngữ được học một cách phổ biến. Ngài Kukai đã dành phần đầu thời gian của mình ở Trường An cho việc học tiếng Sanskrit tại tu viện Liquan-si (醴泉寺-Lễ Tuyền Tự) dưới hai vị Sư Ấn Độ: Prajñā và Muniśrī, kiến thức từ sự nghiên cứu này được ngài đem về Nhật Bản. Ngay cả ngày hôm tại Nhật Bản ngôn ngữ này là một thành phần cốt lõi của đối với sự thực hành của nghệ thuật và Tông phái Shingon.

Đáng chú ý là chữ viết và từ vựng tiếng Phạn giữ vai trò giá trị biểu tượng lớn cho các hành giả, mặc dù chính ngữ pháp đã không được nghiên cứu rộng rãi. Tuy nhiên, Âm học Phạn ngữ đã tác động đến sự hiểu biết của Trung Quốc đối với ngôn ngữ riêng của chúng. Nhà bác học nổi tiếng Shen Kuo 沈括 (Thẩm Hoạt 1031-1095) đã nhận thức là ngay cả giai đọan của ông ta cũng ảnh hưởng Sanskrit đối ngôn ngữ học Trung Quốc. Trong tác phẩm của mình: Dream Pool Essays
夢溪筆談 (Mông Khê Bút Đàm), ông ta nói như sau:

音韻之學,自沈約為四聲,及天竺梵學入中國,其術漸密。
Nghiên cứu âm vị học, tự Thẩm Ước gồm bốn ngữ âm,  đến khi Thiên Trúc Phạn học vào Trung Quốc, học thuật kia dần dần chặt chẽ.

Các phương pháp dành cho việc nghiên cứu về Ngữ âm học đã từng bước được thanh lọc từ khi Shen Yue  [Thẩm Ước 沈約 441-513] phối hợp với bốn âm ngữ và khi các ngành học thuộc tiếng Sanskrit Ấn Độ đã đến Trung Quốc.

Trở lại Ấn Độ, ở một vài khoảng thời gian sau trong lịch sử Phật giáo hầu như đã có một phản ứng chống lại sự ưu đãi rộng rãi còn tồn tại đối với tiếng Sanskrit, ít nhất là đối với một số người ủng hộ của Kim Cương thừa. Đây không phải là sự phát sinh bất thường mà là xu hướng Kim Cương thừa dành cho sự thích ứng thực tế và bất đồng quan điểm có thiện chí. Vesna Wallace giải thích như sau:

Tác giả của Vimalaprabhā (Sớ giải Tịnh quang minh) tuyên bố lý do của của mình đối với sự mô tả chi tiết những đặc điểm của kālacakra-maṇḍala (Mạn đà la Thời luân) trong tác phẩm Kālacakratantra (Thời luân đát-đặc-la ) tóm tắt như sau, như các kinh văn đã được giảng dạy bởi ngài Mañjuśrī (Văn Thù) trong Ādibuddhatantra (A-đề Phật Đát-đặc-la), là để loại bỏ các chấp ngã (ahaṃkāra) của các triết gia những người đề xuất giai cấp phân biệt (Jati-vādin). Những người nghiêng về truyền thống Kalachakra ở Ấn Độ được coi là tầng lớp thành kiến hầu hết có liên quan mật thiết với các học thuyết Hindu về một vị thần cá nhân và sáng thế (Īśvara) và của một tự ngã (ātman) tồn tại một cách cố hữu và độc lập. Họ cũng nhận thấy tầng lớp thành kiến như việc tạo ra sự thiên vị của ngôn ngữ về việc ca ngợi sự xuất sắc của ngôn ngữ Sanskrit và thể hiện thái độ khinh thị đối với ngôn ngữ mẹ đẻ. Họ đã nhận thức đầy đủ về các phương pháp đặc trưng lý thuyết, thực hành, và ngôn ngữ trong Kālacakratantra mâu thuẫn với chuẩn mực văn hóa, tôn giáo và xã hội của dòng truyền thống chính Bà la môn. Những sự giải thích tính đặc điểm tác phầm Kalachakra không chỉ trong phạm vi của hoạt động chuyển biến và lý thuyết cứu độ học của Kālacakratantra mà còn về mặt lý thuyết xã hội của Kālacakratantra. Tác phẩm này giải thích không chính xác về mặt ngữ pháp và từ vựng lý thuyết hỗn tạp thuộc từ vựng của tiếng Sanskrit của Kālacakratantra như:

 (1) Các phương tiện khéo léo của việc bứng gốc tính kiêu ngạo đối với những ai chấp thủ đẳng cấp xã hội, kiến thức, và những ngôn từ chuẩn mực, và (2) các phương tiện khéo léo của việc xây dựng giáo lý Phật giáo Kim Cương thừa có khả năng tiếp cận với nhiều đối tượng, trong đó nói những ngôn ngữ và tiếng địa phương khác nhau. TrongVimalaprabhā khẳng định rằng con người cần khắc phục đuợc tri giác sai lầm về việc chấp thủ tự ngã đối với “ngôn ngữ Sanskrit địa phuơng, duy nhất" và giảng dạy như được xác nhận bởi Mahabharata, 6, 1, 84 rằng chỉ một từ duy nhất được phát âm tốt thì có thể đạt được ước muốn sinh lên cõi trời. Nó buộc tội các nhà hiền triết Bà la môn về việc viết về chư Pháp của Bhagavadgīta (Chí Tôn Ca) Siddhāntas (Luận Tất-đàn-đa), và Purāṇas (Phú-lan-na) bằng ngôn ngữ Sanskrit không ngoài việc tham lam đối với vật chất. Nó khẳng định rằng Bà la môn đã viết những kinh sách bằng tiếng Sanskrit để ngăn chặn tầng lớp Vaiśyas, Śūdras, và các giai cấp thấp khác của xã hội từ việc đọc kinh sách của họ và đạt được kiến thức về Phật pháp và các nhiều lãnh vực khoa học khác. Vimalaprabhā giải thích thêm rằng các tác giả Bà la môn của những kinh điển này biết rằng nếu giai cấp thấp kém đạt được kiến thức, họ sẽ không còn tôn kính các Bà la môn vì những phẩm chất đặc biệt của họ (vốn có). Nó phản chiếu động lực ích kỷ của các nhà hiền triết Bà la môn đầy kiêu ngạo đến động lực vị tha của chư Phật và Bồ Tát, những vị giải thoát từ sự thiên vị ngôn ngữ và sự kỳ thị xã hội. Chư Phật và Bồ Tát không độc quyền sử dụng ngôn ngữ Sanskrit để giảng dạy và biên tập giáo lý Phật giáo, vì họ cũng dùng đến "ngôn ngữ toàn trí" (sarvajña-Bhasa), sử dụng sự biểu đạt của thổ ngữ và nhiều ngôn ngữ của các nước khác nhau. Dựa vào ý nghĩa của giáo lý, các ngài sử dụng thổ ngữ khác nhau và ngữ pháp khác nhau để mang đến cho mọi người sự tỉnh thức tâm linh. Dù đặc đặc trưng của ngôn ngữ phổ quát của chư Phật là được tìm thấy trong các tác phẩm của Đại thừa, hầu hết nó được thể hiện hầu hết trong các giáo phái Mật tông Phật giáo.

Trong Paramādibuddhatantra (Kālacakramūlatantra: Thời luân căn bổn nghi quỹ) cũng tán thành việc sử dụng một ngôn ngữ dung hợp về mặt từ vựng sẽ có lợi cho mọi người thuộc mọi tầng lớp xã hội, các nhóm dân tộc, và các khuynh hướng tâm linh. Theo Paramādibuddhatantra, chính Đức Phật đã bày tỏ thiện cảm này trong những lời sau đây:

Khi người ta hiểu ý nghĩa của ngôn ngữ địa phương, việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật là gì?

Trên trái đất, một viên ngọc quý được gọi bằng nhiều tên khác nhau từ nước này sang nước khác, nhưng viên ngọc quý không có sự khác biệt với chính nó.

Tương tự như vậy, những người trình bày Pháp thanh tịnh khác nhau của ta dùng các thuật ngữ đa dạng phù hợp với mục đích lợi ích đối với chúng sinh. 4

Vì vậy, đến khi có một sự phản ứng trong phương hướng đối lập, nhân đây tối thiểu một số Phật tử từ chối sự ưu tiên dành cho tiếng Sanskrit và cũng như  nhiều sự nổi bậc đối với Bà-la-môn hóa. Vào giai đoạn cuối của Kālacakratantra (khoảng đầu thế kỷ thứ 11), điều đáng chú ý đặc biệt ở đây là vì Phật giáo tại Ấn Độ đã bị rơi vào một thời gian dài suy yếu và phân rã. Ngay cả ba thế kỷ trước khi những nhà Chiêm bái như ngài Huyền Trang và Hyecho (Huệ  Siêu 704-787) ghi chép rằng các Thánh địa Phật giáo như Kushinagar và Kapilavastu  là nơi phế tích hoang vắng. Như tôi đã trình bày trong một bài trước, tôi nghi ngờ rằng trong thời gian ngài Huyền Trang và Huệ Siêu viếng thăm và cho biết những Thánh địa Phật giáo từ lâu đã ở trong tình trạng hư hỏng tại Ấn Độ. Nếu có những tín đồ mộ đạo hoặc số lượng lớn các tu sĩ Phật gáo họ đã có thể để duy trì các Thánh tích, nhưng thay vào chúng được mô tả như bị bỏ rơi hầu hết.

Một vài thế kỷ sau, Kālacakratantra (Thời luân đát-đặc-la: một giáo phái của Kim cương thừa) nổi lên trong một môi trường nơi mà Phật giáo thậm chí còn xa hơn trong phân rã của nó, chưa nói đến tư tưởng Hindu chi phối và các cuộc xâm lược vào Ấn Độ từ phía Tây. Ở đó, những quan điểm luận chiến nhằm vào hệ tư tưởng đối thủ cùng với một sự chuyển động nỗ lực bài trừ tín ngưỡng lâu đời nhằm chống lại sự độc quyền Sanskrit. Cho dù có thành công hay không, nó cũng nói lên những mối quan tâm vào thời điểm đó và một nhận thức xuyên qua một số người về việc đấu tranh giai cấp và phân biệt đối xử mà những người theo giáo phái của Kālacakratantra đã tìm cách khắc phục.

Dường như Phật giáo Sanskrit vẫn duy trì hình thức Bà-la-môn hóa nặng nề tại Ấn Độ cho đến sự sụp đổ cuối cùng của nó. Phật giáo Sanskrit đã bị mất ở Ấn Độ, nhưng được bảo quản trong thung lũng Kathmandu ở Nepal. Vào năm 1824, nhà ngoại giao người Anh Brian Hodgson tìm thấy nhiều kinh văn tiếng Phạn của Phật Giáo tại đây. Sự nghiên cứu kinh điển Sanskrit Phật giáo vẫn tiếp tục cho đến ngày nay, và nhiều tầm quan trọng được đặt lên đối với kinh văn dành cho Phật tử Đại thừa những người xem Ấn Độ như bà mẹ đã sinh ra truyền thống của họ.

Tuy nhiên, khi chúng ta xem xét lịch sử về Bà-la-môn hóa của Phật giáo trên Tiểu lục địa và tất cả những ảnh hưởng không chính thống chắc chắn đi kèm với nó, nhiều câu hỏi và nghi ngờ có lẽ sẽ xuất hiện đối với giáo lý và tính hợp pháp cần phải được giải quyết một cách trung thực. Đây không phải là để nói suông mà chúng ta nên chủ động truy cứu và xác định những ảnh hưởng từ Bà la môn giáo và sau đó lật tẩy chúng, nhưng đơn giản là thảo luận về giá trị và nguồn gốc của chúng, và rồi tách nó ra một cách tự nhiên, giống như cách chúng tôi đã kiểm xét Buddhism and Confucianism (Phật giáo và Nho giáo). Trong tương lai, có lẽ chúng tôi có thể thẩm tra kỹ hơn một số ảnh hưởng từ Bà la môn giáo trongPhật giáo.

Thích nữ Tịnh Quang chuyển ngữ

------
Footnotes:
1 Johannes Bronkhorst, Buddhism in the Shadow of Brahmanism Handbook of Oriental Studies (Leiden: Brill, 2011), 46.
2 Ibid., 124.
3 Ibid., 129.
4 Vesna A. Wallace, The Inner Kālacakratantra: A Buddhist Tantric View of the Individual (New York, NY: Oxford University Press, 2001), 119-120.

No comments :

Post a Comment

BUDDHISM AND MAGAZINES/TODAY NEWS