Gần đây trong cuộc gặp với TBT Nguyễn Phú Trọng, ông Tập Cận Bình có
đề cập tới vấn đề mời VN tham gia sáng kiến Con đường tơ lụa trên biển
của Trung Quốc. Theo các chuyên gia thì VN cần cảnh giác với chiêu bài
này của TQ như thế nào?
Hợp lý hóa đường lưỡi bò?
Con đường tơ lụa trên biển gần đây được phía Trung Quốc trình bày như
một sáng kiến phục vụ thương mại và phát triển, với mục đích chiến lược
của nó là cải thiện quan hệ của Trung Quốc với các nước láng giềng châu
Á.
Thông qua việc đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng cảng biển trong
khu vực, Trung Quốc muốn tăng cường sự trao đổi về chính sách với các
nước láng giềng.
Trong chuyến thăm Trung Quốc của TBT Nguyễn Phú Trọng vừa qua, phía
Trung Quốc đã mời VN tham gia sáng kiến “Con đường tơ lụa trên biển” với
mục đích theo họ để biến Biển Đông thành một khu vực hợp tác và hòa
bình.
Nói về “Con đường tơ lụa hàng hải” mà Trung Quốc đã đăng kí với UNESCO. Thiếu tướng Lê Mã Lương cho biết:
“Với cái việc đăng ký (Con đường tơ lụa) của TQ lần này trên Biển Đông thì nó là một cái gì đó rất mập mờ, một cái gì đó rất không rõ ràng và mục tiêu của nó (TQ) là làm lẫn lộn, để tiến tới một bước cao hơn là để hợp lý hóa cái đường Lưỡi Bò 9 khúc – bây giờ là 10 khúc. -Thiếu tướng Lê Mã Lương”
“Với cái việc đăng ký (Con đường tơ lụa) của TQ lần này trên Biển
Đông thì nó là một cái gì đó rất mập mờ, một cái gì đó rất không rõ ràng
và mục tiêu của nó (TQ) là làm lẫn lộn, để tiến tới một bước cao hơn là
để hợp lý hóa cái đường Lưỡi Bò 9 khúc – bây giờ là 10 khúc. Và nó là
âm mưu độc chiến Biển Đông để vươn ra Thái Bình Dương và vươn ra Ấn Độ
Dương.”
Bản đồ Con đường tơ lụa trên biển do Trung Quốc đề xuất. |
Đây là một toan tính của Trung Quốc núp dưới chiêu bài phát triển
kinh tế nhằm để khống chế các nước khác. TS. Sử học Nguyễn Nhã khẳng
định:
“Điều này thì cũng bộc lộ ra khi họ nói về kinh tế thì thực sự nó
không phải là kinh tế, bởi vì như hiện nay họ luôn luôn sử dụng 90% là
mềm và chỉ 10% là cứng thôi. Nhưng mà theo tôi thì cái mềm của họ nói
thì nó cũng là cái cứng, nghĩa là khi nói đến cái Con đường tơ lụa thì
họ cũng đã muốn nói đến cái cứng của họ. Cho nên theo tôi thế giới cũng
như các học giả như tôi không hề ngạc nhiên và không có ảo tưởng gì về
sáng kiến này của TQ.”
Về bề mặt thì các dự án “con đường tơ lụa“ trên bộ và trên biển của
TQ chỉ thuần túy kinh tế. Nhưng bên trong lại hàm chứa một sách lược
hướng ngoại đầy tham vọng của TQ.
Từ Paris, Nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn nhận định:
No comments :
Post a Comment