Wednesday, December 2, 2015

Pháp Vương Karmapa đời thứ 17 cảnh báo về Hội nghị khí hậu tại Pari

Thích Vân Phong (Theo The Times of India)
 
The Times of India loan tin ngày 20/11/2015 – Ngài Pháp Vương Karmapa đời thứ 17, đạo hiệu Ogyen Trinley Dorje, nhà môi trường học nhận định: “Cao nguyên Tây Tạng tỷ lệ ấm lên dần, nơi tập trung lượng băng lớn nhất thế giới sau Bắc cực và Nam cực, đang phát mạnh gấp hai lần so với trung bình toàn cầu.

Các hệ thống sông từ cao nguyên Tây Tạng chảy vào các nước như Ấn Độ, Pakistan, Myanmar, Campuchia và Việt Nam”.
Đức Karmapa đời thứ 17, Ogyen Trinley Dorje, đã trở thành một trong những lãnh tụ Phật giáo trẻ hàng đầu nói với IANS trong một cuộc phỏng vấn: "Do tỷ lệ nóng lên ở cao nguyên Tây Tạng cao hơn ít nhất hai lần so với mức trung bình toàn cầu, nên chúng ta thấy lũ lụt và hạn hán ngày càng tồi tệ hơn”.
Vị tu sĩ Phật giáo 29 tuổi, nhân vật quan trọng thứ ba Phật giáo Tây Tạng, đã trải qua những năm đầu đời ở miền đông Tây Tạng, bày tỏ sự lạc quan về Hội nghị Biến đổi Khí hậu của Liên Hợp Quốc.
Ngài nói: “Tất cả chúng ta đều mong muốn hội nghị Paris về biến đổi khí hậu, sẽ bắt đầu vào cuối tháng này, với việc các nhà lãnh đạo thế giới sẽ sẵn sàng hạn chế tăng lượng phát thải khí nhà kính”.
Các nhà nghiên cứu khí hậu của Chính phủ lưu vong Tây Tạng (CTA)  nói cao nguyên Tây Tạng rất dễ bị tổn thương với biến đổi khí hậu. Họ đã cảnh báo rằng hơn hai phần ba các sông băng có thể biến mất vào năm 2050.
Ngài nói: “Cao nguyên này đã nhìn thấy sự gia tăng nhiệt độ khoảng 0,30C mỗi 10 năm, một nhà nghiên cứu cho biết. Trong 50 năm qua, nhiệt độ đã tăng 1,3oC, ba lần mức trung bình toàn cầu”.
Cao nguyên Tây Tạng với 46.000 sông băng làm cho nơi đây trở thành nơi tập trung băng lớn thứ ba sau Nam cực và Bắc cực.
Được biết đến là tháp nước của châu Á, nó trực tiếp nuôi dưỡng hơn 150 triệu người và ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng tỷ người sống ở hạ nguồn.
Đức Karmapa đời thứ 17 cho rằng: “Tác động của biến đổi khí hậu trên cao nguyên Tây Tạng sẽ không xảy ra một cách biệt lập.
Khi chúng ta nghĩ về tác động biến đổi khí hậu ở lục địa châu Á, chúng ta nên suy nghĩ sâu sắc về vai trò của các nước trong khu vực”.
Mong mỏi một thỏa thuận toàn cầu được thực hiện khi các quan chức cấp cao từ gần 200 quốc gia sẽ gặp mặt từ 30/11 đến 11/12 tại Paris cho cuộc đàm phán khí hậu, Ngài nói: "Nếu có một điều chúng ta biết về sự thay đổi khí hậu đó là những tác động của nó không phân biệt đối xử trên cơ sở của sự giàu có hay quyền lực của một quốc gia".
Đức Karmapa đời thứ 17, hiệu Ogyen Drodul Trinley Dorje, đã trở thành một trong những lãnh tụ Phật giáo trẻ hàng đầu. Ngài là bậc Đạo sư đầu tiên và duy nhất được ấn chứng bởi Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14. Kể từ khi  đảm nhận trọng trách nhiệm một hóa thân Karmapa, thậm chí khi còn nhỏ, Ngài đã có một vai trò rất quan trọng.
 Tháng 12/1999, ngài bí mật rời Tu viện Tsurphu, Doilungdeqen, Lhasa, Tây Tạng và đến Dharamsala, Ấn Độ. Ngày mồng 5 tháng Giêng năm 2000, Ngài đến Dharamsala, nơi đây Ngài đã gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14.  Ngài nhận được quy chế tỵ nạn của chính phủ Ấn Độ vào năm 2001.
 Ngài dành phần lớn thời gian hoàn thành những nghiên cứu về triết học Phật giáo, thụ nhận những trao truyền và giáo pháp của dòng truyền thừa Kagyu, và triển khai nhiều dự án lợi tha. Hàng nghìn người Tây Tạng, Ấn Độ, Nepal, Bhutan, Châu Á, và người phương Tây đến hàng năm tới đỉnh lễ, thỉnh cầu giáo pháp từ Ngài.
 Ngài lãnh đạo tinh thần của trường Karma Kagyu, một trong bốn tông phái của Phật giáo Tây Tạng.



No comments :

Post a Comment

BUDDHISM AND MAGAZINES/TODAY NEWS