Thích Nguyên Tạng
Niềm tin là đức tính cao quý, cần thiết và rất quan trọng trong đời
sống của người Phật tử. Niềm tin đóng một vai trò quan trọng mà ai cũng
có để giúp người ấy đến với Phật quả. Trong Kinh Hoa Nghiêm Đức Phật
từng dạy rằng:” niềm tin là mẹ đẻ của công đức”. Đạo Phật là đạo Giác
Ngộ, muốn đạt được giác ngộ hành giả phải có niềm tin chân chính, mà
niềm tin chân chánh ấy phải có cơ sở thực tế và trí tuệ đúng như thật.
Trên tinh thần đó, đối với hệ thống Kinh Điển do Đức Phật truyền dạy
trong 49 năm, người học Phật phải có cơ sở để chứng tín rằng đó là lời
Phật dạy, cơ sở đó chư Tổ Đức gọi là Pháp Ấn . Trong Phật Giáo có hai
loại Pháp ấn: Nhất Pháp Ấn và Tam Pháp Ấn. NHẤT PHÁP ẤN là nói đến Kinh
Điển liễu nghĩa của Bắc Truyền Phật Giáo. Nhất Pháp Ấn là Thật Tướng Ấn
tức là lấy thật tướng của các pháp làm gốc, nên nói nghĩa lý thật tướng
của các pháp là ấn tín của hệ thống tư tưởng Phật giáo Đại Thừa. Bất cứ
giáo lý nào không dựng lập trên quan điểm này, thì Phật giáo Đại Thừa
đều xem là tà thuyết.
TAM PHÁP ẤN là dành riêng cho Kinh Điển bất liễu nghĩa của Nam Truyền
Phật Giáo. Bài viết này sẽ trình bày sơ lược về TAM PHÁP ẤN.
Ấn (印¡) có nghĩa là con dấu, hay con mộc, để chứng nhận chính thức
cho một tổ chức, một đoàn thể nào đó, thứ hai, ấn là nói lên chủ trương,
đường hướng được đưa ra trong tổ chức đó. Chữ ấn ở đây được dùng như
một danh từ trừu tượng để làm tròn hai nhiệm vụ : chứng tín cho những Kinh điển hiện hành là lời Phật dạy, thứ hai là chỉ cho tư tưởng chủ đạo của Kinh Điển Nam Truyền Phật Giáo. Tam Pháp Ấn đó là:
Chư Hành Vô Thường
Chư Pháp Vô Ngã
Niết Bàn Tịch Tĩnh
Chư Pháp Vô Ngã
Niết Bàn Tịch Tĩnh
Kinh điển của Tiểu Thừa Phật giáo được ấn định bởi ba Pháp Ấn trên, nếu không như thế thì chính là tà thuyết.
I/CHƯ HÀNH VÔ THƯỜNG :
Các
hành vô thường ( Phạn: Anitya sarvasamskarah, Pali: anicca, E:
impermanence), còn gọi là Nhất thiết hành vô thường ấn, Nhất thiết hữu
pháp vô thường ấn, gọi tắt là Vô Thường ấn): Tất cả các pháp hữu vi ở
thế gian đều vô thường, dời đổi, biến chuyển, sinh diệt không ngừng.
Chúng sinh không nhận biết điều này nên đối với vô thường mà lầm chấp là
thường, nên triền miên thống khổ, vì thế Phật nói vô thường để phá chấp
thường của chúng sinh.
Vô thường là là đặc tính chung của mọi sự sinh ra có điều kiện, tức
là thành, trụ, hoại, không arises, dwells, passes away, emptiness ). Từ
tính vô thường ta có thể suy ra hai đặc tính kia là Khổ ( dukkha) và Vô
ngã ( anatman). Vô thường là tính chất cơ bản của cuộc sống, không có vô
thường thì không có sự tồn tại, vô thường cũng chính là khả năng dẫn
đến giải thoát . Có tri kiến vô thường, hành giả mới bước vào Thánh đạo.
Vì thế tri kiến vô thường được xem là tri kiến của bậc Dự lưu.
(Impermanence is the basis of life, without which existence would not be
possible; it is also the precondition for the possibility of attaining
liberation. Without recognition of anitya there is no entry into the
supramundane path, thus the insight leading to “ stream entry”).
* Vô thường có hai loại:
a). Sát na vô thường, chỉ cho sự biến hóa trong từng sát na, có sinh, trụ, dị, diệt.
b) Tương tục vô thường, chỉ trong một thời kỳ có 4 tướng sinh, trụ, dị, diệt nối tiếp nhau.
* Có ba loại vô thường:
a) Niệm niệm hoại diệt vô thường: trong từng sát na nhỏ nhất đều ẩn chứa sự hoại diệt vô thường.
b) Hòa hợp ly tán vô thường: mọi sự vật hiện tượng hòa hợp để rồi ly tán, tan rã, vô thường.
c)Tất cánh như thị vô thường : chân lý về sự vô thường trong cuộc đời này là như thế. Sự vô thường luôn luôn có mặt.
Trong Kinh Niết Bàn ( quyển 4) Phật nói về Vô thường như sau:
Chư hành vô thường
Thị sinh diệt pháp
Sinh diệt diệt dĩ
Tịch diệt vi lạc
Các hành vô thường
Là pháp sinh diệt
Sinh diệt hết rồi
Tịch diệt là vui.
Thị sinh diệt pháp
Sinh diệt diệt dĩ
Tịch diệt vi lạc
Các hành vô thường
Là pháp sinh diệt
Sinh diệt hết rồi
Tịch diệt là vui.
Thiền Sư Vạn Hạnh đời nhà Lý ( 1010 -1225) trước giờ thị tịch đã nhắc nhở chúng đệ tử về sự vận hành của vô thường qua bài kệ :
Thân như điện ảnh hữu hoàng vô,
Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô.
Nhậm vận tịnh suy vô bố úy,
Thịnh suy như lộ tháo đầu phô”.
Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô.
Nhậm vận tịnh suy vô bố úy,
Thịnh suy như lộ tháo đầu phô”.
Thân như bóng chóp chiều tà
Cỏ cây tươi tốt qua thu rụng rồi
Xá chi suy thạnh việc đời
Thạnh suy như hạt sương rơi đầu cành.
Cỏ cây tươi tốt qua thu rụng rồi
Xá chi suy thạnh việc đời
Thạnh suy như hạt sương rơi đầu cành.
Kinh Kim Cang cũng nói :
Nhất thiết hữu vi pháp
Như mộng huyễn bào ảnh
Như lộ diệc như diễn
Ứng tác như thị quán.
Như mộng huyễn bào ảnh
Như lộ diệc như diễn
Ứng tác như thị quán.
(Tất cả pháp hữu vi, như chiêm bao, ảo thuật, bóng nước, ảnh tượng, sương mai, điện chớp, rất cần phải có cái nhìn như thế)
Các pháp thế gian thuộc hữu vi
Như đêm đông giấc mộng đông thùy
Như đồ giả dối không bền chắc
Như bọt nước tan mất cấp kỳ.
Như đêm đông giấc mộng đông thùy
Như đồ giả dối không bền chắc
Như bọt nước tan mất cấp kỳ.
Như bóng trong gương nào phải có
Như sương giọt nắng chẳng còn chi
Như luồng điện chớp làm gì có
Nhận xét như vầy mới thật tri.
Như sương giọt nắng chẳng còn chi
Như luồng điện chớp làm gì có
Nhận xét như vầy mới thật tri.
Nhận thức được như thế để không khỏi đau khổ, lo âu, sợ hãi khi vô thường đến.
II/ CHƯ PHÁP VÔ NGÃ:
Các pháp vô ngã ( Phạn : Niràtmànahsarva-dharmàh), còn goiï là nhất
thiết pháp vô ngã ấn, gọi tắt là Vô ngã ấn). Tất cả các pháp hữu vi ở
thế gian nói chung đều là vô ngã, không có chủ thể nhất định, chúng sinh
không rõ biết nên đối với tất cả pháp lầm chấp là có chủ thể, vì thế
Phật nói Vô ngã để phá trừ chấp ngaõ của chúng sinh.
Vô ngã (Nonself- Anatman) là một giáo lý căn bản của Đạo Phật, cho
rằng, không có một Ngã ( atman), một cái gì trường tồn, bất biến, nhất
quán, tồn tại độc lập nằm trong mọi sự vật. Theo Đạo Phật, cái ngã, “cái
tôi” cũng chỉ là một tập hợp của “ năm nhóm” (Ngũ uẩn – Five aggregates
– Skandha), luôn luôn thay đổi, mất mát và vì vậy “ tôi” chỉ là giả
hợp, gắn liền với cái khổ đau, không có chủ thể nhất định. Ví dụ, con
người được cấu tạo bằng một tổng thể ngũ uẩn : Sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng
uẩn, hành uẩn và thức uẩn.
– Sắc uẩn: chỉ cho phần vật chất, thân thể như mắt, tai, mũi, lưỡi, đầu, mình, tứ chi
– Thọ uẩn: là chỉ cho toàn bộ cảm giác, không phân biệt chúng là dễ chịu hay khó chịu hay trung tánh.
– Tưởng uẩn: là nhận biết các cảm giác như âm thanh, màu sắc, mùi vị… kể cả nhận biết ý thức đang hiện diện.
– Hành uẩn: vận hành của tâm lý, chỉ sự hoạt động của tâm sau khi có tưởng, ví dụ như đánh giá, vui thích, ghét bỏ, quyết tâm, tỉnh giác..
– Thức uẩn: bao gồm sáu dạng ý thức liên hệ tới sáu giác quan: ý thức của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý.
Qua sự phân tích chi tiết của năm uẩn trên ta không thấy cái uẩn nào
là của ta, vậy mà lâu nay ta lầm tưởng uẩn này là thật có để rồi ta tự
gây đau khổ cho mình và cho người.
III/ NIẾT BÀN TỊCH TỈNH:
Niết bàn tịch tĩnh (Phạn: Satamnirvanam, còn gọi là Niết bàn tịch
diệt ấn, Tịch diệt niết-bàn ấn, còn gọi là Diệt, Diệt Tận, Diệt độ, Tịch
diệt, Bất Sinh,, Viên Tịch, Giải thoát, Vô vi , An lạc , từ phổ biến và
gọi tắt là Niết bàn. Tất cả chúng sinh không rõ biết khổ đau sinh tử
cho nên tạo nghiệp, trôi lăn trong ba cõi, sáu đường, vì thế Phật nói
Niết Bàn tịch diệt cho chúng sinh quy hướng.
Niết bàn là mục tiêu tối hậu phải đạt được của tất cả những đệ tử
Phật, dù họ thuộc về tông phái nào, Nguyên Thủy hay Đại Thừa. Theo Phật
Giáo Nguyên Thủy, Niết bàn được xem là đoạn tuyệt vòng luân hồi (
Samsara) và đi vào một thể tồn tại khác ( Nibbana is departure from the
cycle of rebirths and entry into an entirely different mode of
existence). Đó là sự tận diệt gốc rễ của ba độc: tham, sân và si (
desire, hatred & delusion). Đồng thời Niết Bàn có nghĩa là không còn
chịu sự tác động của nghiệp (Karma/action), không còn chịu quy luật của
nhân duyên, ở trạng thái vô vi, tức là đặc tính thiếu vắng sự sinh,
trụ, dị, diệt hoặc thành, trụ, hoại, không. Còn theo Phật giáo Đại Thừa,
Niết Bàn được xem là sự thống nhất với cái Nhất thể tuyệt đối ( sự bình
đẳng của chúng sinh- Sattvasamata), sự thống nhất luân hồi với dạng “
chuyển hóa” của nó. Niết bàn được xem như sự lưu trú trong tính tuyệt
đối, sự an lạc khi thấy mình cùng một thể với tuyệt đối, khi thấy mình
giải thoát khỏi mọi ảo giác, mọi biến tướng của tham ái.
Có hai loại Niết Bàn:
a) Hữu dư Niết bàn :
Tiếng phạn : Savupadisesa-Nibbana: Niết bàn còn tàn dư, Niết bàn
trước khi tịch diệt. Niết bàn này là trạng thái của các thánh nhân đã
loại bỏ phiền não, không còn tái sinh. Các vị này còn sống trên đời nên
vẫn còn ngũ uẩn, còn có nhân trạng, nên gọi là “ hữu dư”.
b)Vô dư Niết bàn :
Tiếng phạn: Anupadisesa-nibbana: là Niết bàn không còn – ngũ uẩn,
mười hai xứ, mười tám giới và các căn. Niết bàn Vô Dư đến với một vị A
La Hán sau khi viên tịch, không còn tái sinh. Loại Niết Bàn này cũng
được gọi là Niết Bàn toàn phần hay Bát Niết Bàn.
Bát Chánh Đạo – con đường đưa tới Niết bàn:
Kinh Tăng Nhất A Hàm ( số 18), các vị Tỳ kheo hỏi Tôn giả Xá Lợi Phật
về Niết Bàn: “ Bạch Đại Đức, làm thế nào để an trụ trong Trung đạo, làm
thế nào để tuệ nhãn sanh, làm thế nào để trí tuệ sinh và làm thế để đưa
tới Niết bàn”. Ngài Xá Lợi Phật trả lời: “ Này chư Hiền giả, đó là con
đường Bát Chánh Đạo: Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp,
chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định. Đó chính là con
đường đưa hành giả vào trung đạo, làm cho tuệ nhãn sinh, làm cho trí tuệ
sinh và làm cho an trụ vào Niết bàn”.
Bát Chánh Đạo : con đường tám nhánh giải thoát khỏi khổ đau để đạt
đến Niết bàn, là chân lý cuối trong Tứ Diệu Đế. Bát Chánh Đạo là một
trong 37 Bồ Đề Phần. Đó chính là: 1. Chánh kiến: gìn giữ một quan niệm
xác đáng về giáo lý; 2. Chánh tư duy: suy nghĩa hay có một mục đích đắn,
suy xét về ý nghĩa của bốn chân lý một cách không sai lầm; 3. Chánh
ngữ: không nói dối, không nói lời phù phiếm; 4 Chánh nghiệp: không phạm
các giới luật; 5. Chánh mạng: tránh các nghề nghiệp giết hại như đồ tể,
thợ săn, buôn bán vũ khí, thuốc phiện; 6. Chánh tinh tấn: siêng năng
phát triển nghiệp tốt, loại bỏ nghiệp xấu; 7. Chính niệm: tỉnh giác và
tu tập trên ba nghiệp: thân, khẩu và ý; 8. Chánh định: tập trung tâm ý
để đạt bốn tầng thiền xuất thế gian. Bát Chánh Đạo không nên hiểu là
những “ con đường” riêng biệt mà chính là ba môn học mà hành giả phải
thực hành triệt để xuyên qua Giới ( gồm chánh ngữ, chánh nghiệp &
chánh mạng), Định ( gồm Chánh tinh tấn, chánh niệm & chánh định) và
Tueä (gồm Chánh kiến & chánh tư duy). Chánh kiến là điều kiện tiên
quyết để đi vào Thánh Đạo và đạt đến Niết bàn.
Kết luận : Trong Kinh Trung Bộ, Đức Phật dạy: “ Này
chư Tỳ kheo, từ xưa cho đến nay, ta chỉ nói lên hai vấn đề: Khổ và
phương pháp diệt khổ”. Khổ là các hành vô thường, các pháp vô ngã ( pháp
ấn thứ 1 và 2), và phương pháp diệt khổ chính là Niết bàn tịch tĩnh (
pháp ấn thứ 3).
Cuộc sống hiện nay và ngày mai vô cùng náo động và cuồng nhiệt, con
người luôn đánh mất mình trong mọi sát na của đời sống vật chất, phù du
giả tạm này, để rồi cuối cùng phải chịu sự chi phối, hành hạ của vô
thường, khổ đau, của sinh tử luân hồi. Tam pháp ấn là giáo lý căn bản
của Phật giáo giúp cho chúng ta suy ngẫm và áp dụng vào trong đời sống
của chính mình, để cho đời mình bớt khổ./.
Tham khảo từ các tài liệu : Phật Học Phổ Thông ( HT Thiện Hoa); Từ Điển Phật Học ( Chân Nguyên – Nguyễn Tường Bách; The Encylopedia of Eastern Philosophy and Religion ( Ed. Stephan Schumacher & Gert Woerner)
No comments :
Post a Comment