Theo Worldjournal, phát biểu này của
Đô đốc Harry Harris được chuyên gia cho là đã tiết lộ kế hoạch sử dụng
vũ lực tiềm tàng của Quân đội Mỹ tại khu vực Biển Đông.
Vào tháng trước, Trung tâm nghiên cứu Toàn cầu hóa Canada công bố một
báo cáo cho rằng, hiện nay, Mỹ triển khai hành động tự do đi lại thực
chất là để bảo đảm cho các tàu chiến Mỹ có thể tự do ra vào Biển Đông.
Đây là một phần trong kế hoạch sẵn sàng chiến đấu với Trung Quốc của Lầu
Năm Góc.
Chiến lược tác chiến hợp nhất không-hải quân của Mỹ cho thấy, nếu xảy
ra một cuộc chiến tranh với Trung Quốc, một là Mỹ sẽ tiến hành ném bom
quy mô lớn đối với Trung Quốc, hai là Mỹ sẽ ngăn chặn tàu thuyền Trung
Quốc vận chuyển năng lượng và nguyên vật liệu trên Biển Đông.
Dự kiến, Toà trọng tài thường trực Liên hợp quốc sẽ nhanh chóng đưa
ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông của Philippines. Dư luận quốc tế phổ
biến cho rằng, tòa sẽ đưa ra phán quyết bất lợi cho Bắc Kinh, điều này
sẽ làm cho quan hệ Trung-Mỹ đang ngày càng yếu ớt có sự thay đổi đột
ngột.

Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương.
Theo trang thông tin tiếng Trung Quốc
này, tổng chỉ huy của Quân đội Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Đô
đốc Harry Harris sẽ “ra tay không thương tiếc” đối với Trung Quốc. Các
phát biểu cứng rắn của ông không chỉ đã chọc giận Bắc Kinh, mà còn khiến
cho Washington khó xử.
Khi được hỏi về khả năng khai chiến vì bãi cạn Scarborough, Đô đốc
Harry Harris cho hay, để bảo vệ lợi ích của Mỹ, “tôi không thể không sử
dụng công cụ mà mình có, đó là công cụ quân sự, là công cụ rất tuyệt
vời”.
Tướng Harry Harris cho rằng, ông hoàn toàn không lo ngại giữa Quân
đội Trung Quốc và quân đội các nước khác ở Biển Đông sẽ xảy ra hiểu lầm.
“Tôi cho rằng, họ là quân đội chuyên nghiệp”.
Rủi ro lớn hơn ở chỗ, các cuộc xung đột do tàu bán quân sự của Trung
Quốc gây ra có thể sẽ buộc lực lượng Mỹ phải triển khai công tác phòng
thủ của đồng minh Mỹ.
Hiện nay, Tòa trọng tài thường trực Liên hợp quốc sắp đưa ra phán
quyết về vụ kiện Biển Đông của Philippines. Việc Trung Quốc một mực từ
chối tham gia, chấp nhận vụ kiện này được nhiều học giả dự báo là, 99%
Trung Quốc sẽ thua kiện Philippines.
Các học giả cho rằng, một khi Trung Quốc thua kiện, các nước xung
quanh Biển Đông như Việt Nam, Malaysia, Brunei, Indonesia sẽ đi theo
Philippines, khởi kiện Trung Quốc ra tòa, khiến cho Trung Quốc phải mệt
mỏi ứng phó. Đồng thời, các nước như Mỹ, Nhật Bản đã sẵn sàng cho một
cuộc bao vây toàn diện đối với Trung Quốc, ngoại giao Trung Quốc sẽ rơi
vào cục diện bất lợi.

Tàu khu trục USS William P. Lawrence Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: Rappler.com.
Vấn đề chủ yếu mà Đô đốc Harry Harris
quan tâm là, Trung quốc sẽ đưa ra phản ứng cứng rắn thế nào đối với phán
quyết của Tòa trọng tài quốc tế. Nếu Trung Quốc tiếp tục thúc đẩy hoạt
động kiểm soát tuyến đường hàng hải Biển Đông, bất kể là ngắn hạn hay
dài hạn, Mỹ đều phải áp dụng đáp trả quân sự nhất định.
Gần đây, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cũng cảnh báo, nếu
bất cứ bên nào liên quan đến vụ kiện Biển Đông không tuân thủ phán quyết
của Tòa trọng tài sẽ tạo ra tiền lệ nguy hiểm cho trật tự quốc tế và
biện pháp giải quyết hòa bình tranh chấp được cộng đồng quốc tế thừa
nhận rộng rãi.
Bốn năm trước, Trung Quốc cướp đi bãi cạn Scarborough từ tay
Philippines. Một quan chức Mỹ cho rằng, sự lợi hại có liên quan là cực
kỳ lớn. Bởi vì, khi gặp gỡ nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình ở
Washington gần đây, Tổng thống Mỹ Barack Obama từng cảnh báo, Trung Quốc
không được có hành động ở bãi cạn Scarborough hoặc lập ra cái gọi là
“vùng nhận dạng phòng không” (ADIZ).
Bất kỳ bên nào đều không hy vọng để xảy ra xung đột vì những đảo đá
bé nhỏ trên Biển Đông. Nhưng, khả năng này cần phải cân nhắc. Quan chức
Lầu Năm Góc cho rằng, Mỹ có thể sẽ làm rõ lập trường đối với bãi cạn
Scarborough.
Điều cần lưu ý là, hiện nay, Mỹ đã tăng cường hiện diện quân sự ở
Philippines. Philippines đã mở cửa 5 căn cứ quân sự cho Quân đội Mỹ
triển khai luân phiên, tạo khả năng cho Mỹ triển khai các hành động phản
ứng nhanh khi Biển Đông xảy ra xung đột.
Trong các cuộc tập trận thường niên giữa Mỹ-Philippines như
Balikatan, hai nước đã tổ chức diễn tập nhiều khoa mục, trong đó có tập
đổ bộ đánh chiếm đảo. Ngoài ra, vào tháng 4 vừa qua, Mỹ đã phô trương
sức mạnh quân sự răn đe Trung Quốc bằng cách điều 6 máy bay tấn công
A-10C và 2 máy bay trực thăng Pave Hawk bay trên bầu trời bãi cạn
Scarborough, khu vực Trung Quốc cưỡng đoạt của Philippines từ năm 2012.
Theo Viettimes
No comments :
Post a Comment