Tu Sĩ Phật Giáo Thăm Ballater Sau Cơn Lũ

Joanna Whysall, Giám Đốc khách sạn Deeside chia sẻ “Khi các vị Lạt Ma đến nơi này cách đây ba năm, các vị đã rơi nước mắt vì quang cảnh tại đây. Các vị Lạt Ma cho biết họ có một mối quan hệ với Ballater và tôi nghĩ rằng giữa họ và chúng tôi có một mối quan hệ đặc biệt. Các vị Lạt Ma thực sự quan tâm đến cơn lũ tại đây và hy vọng Ballater sẽ được hồi phục tốt và họ đã chúc phúc đến mọi người. Sau đó họ đến thăm Loch Muick.”
Tháp Phật Giáo Cổ tại Nallasopara

Mumbai, Ấn Độ - Một bảo tháp Phật giáo cổ tại Nallasopara đã bị lãng quên bởi Chính phủ. Tháp Sopara hoặc Shurparka được biết như một bảo tháp với một chiều dài lịch sử từ lúc đức Phật còn tại thế. Theo truyền thuyết bảo tháp đã được xây dựng hơn 2500 năm về trước bởi một thương gia tên là Poorna và nó đã được đức Phật chứng minh. Vào tháng 4 năm 1882, một nhà khảo cổ đã khai quật tại đây và đã phát hiện cùng với bảo tháp, một rương bằng đá, một cái tráp và tượng vàng được dán kín cùng với tám tác phẩm điêu khắc bằng kim loại của tám vị thần trong Phật giáo mà tất cả những bảo vật này được lưu giữ trong bảo tàng của Hội Á Châu tại Mumbai. Bảo tháp được chạm khắc bằng gỗ hương đàn và rất giống với những tháp tại Sanchi và Madhya Pradesh. Bảo tháp có chiều rộng khoảng 56 x 96 x 17 bộ anh. Ở giữa bức tường phía Nam có vẻ như một phần còn lại của cánh cửa chánh, bên trong được trang trí một bàn thờ với hình tượng của các vị thần cổ của Phật giáo. Một bức tượng đức Phật tương đối mới cũng được đặt trên bàn thờ theo sự xác nhận và suy đoán cho rằng Sopara là một nơi rất quan trọng trong thời cổ đại là vì 14 sắc lệnh của Vua A Dục vào thời đó thì sắc lệnh 8 và 9 được tìm thấy tại đây.
Theo Ban Quản Trị bảo tháp cho biết khi con trai và con gái của Vua A Dục rời Bồ Đề Đạo Tràng đem theo một nhánh cây Bồ Đề, họ đã ghé qua đây trước khi đến Tích Lan.
Tích Lan Trưng Bày Xá Lợi Phật Vào Mùa Lễ Poson

Colombo, Tích Lan – Những xá lợi quý giá nhất của đức Phật sẽ được trưng bày cho công chúng chiêm bái vào mùa lễ trăng tròn Poson, tại chùa Thanthirimalaya Rajamaha. Các xá lợi thiêng liêng bao gồm xá lợi xương. Các xá lợi được an trí trong một cái hộp vàng đặt bên trong một cái tháp nhỏ. Các xá lợi này được phát hiện tại ngôi bảo tháp Dharmarajika thuộc Taxila Pakistan. Quần thể tháp Dharmarajika là một quần thể Phật giáo rất lớn tại Taxila. Quần thể tháp nằm bên bờ sông Dharma, bảo tháp được xây dựng bởi Vua A Dục vì đây là nơi được nhà vua chọn để an trí Xá lợi Phật. Do đó tháp được đặt tên là Dharmarajika.
Ngày lễ trăng tròn Poson được đặt ra vào thế kỷ thứ ba trước Công Nguyên tại Anuradhapura do Mahinda, con trai của Vua A Dục. Từ đó trăng tròn Poson trở thành ngày Lễ hội tôn giáo quan trọng luôn được tổ chức hàng năm.
Anuradhapura là một trong những thủ đô cổ xưa của Tích Lan, đó là Thủ đô thứ ba của Vương quốc Rajarata sau các Vương quốc Tambapanni và Upatissa Nuwara. Ngày nay thành phố này là một trong những di sản thế giới của UNESCO và đây là Trung tâm Phật giáo Nguyên Thủy trong nhiều thế kỷ.
Những Biến Đổi Cho Tương Lai Tu Viện Komyoji

Tokyo, Nhật Bản – Giành thời gian yên tịnh là một thói quen lành mạnh, dùng thời gian đó để tu tập sẽ khỏe mạnh hơn. Đó là dự án của Matsumoto, một tu sĩ 36 tuổi với bằng Phó Tiến Sĩ Quản lý kinh doanh và là trụ trì tại chùa Komyoji, nhằm xây dựng lại một Cộng đồng bị đánh mất tại Nhật Bản.
Nhiều nhân viên văn phòng trong khu vực Kamiyacho thuộc Tokyo. Một trung tâm thương mại sầm uất giữa Roppongi và Toranomon đã được hưởng nhiều lợi lạc trong một không gian yên tịnh tại chùa Komyoji. Tại đây còn được gọi là “chùa cà phê”. Nơi đây người phục vụ không nhận đặt hàng nhưng nơi đây đón tiếp tất cả mọi người ghé qua với những hộp thức ăn trưa, đọc sách thư giãn hoặc tiếp xúc với những vị tu sĩ tại đây.
Matsumoto chia sẻ “Không ai muốn ngồi nghe các bài giảng khó khăn về tôn giáo, tôi tin rằng chúng ta phải làm sao cho tất cả năm giác quan phải có gì thú vị, thí dụ như âm nhạc và yoga.”
Tu sĩ Matsumoto là một người đặc biệt với văn bằng tốt nghiệp Phó Tiến Sĩ Quản Trị Kinh Doanh, Giám Đốc một tổ chức Phi Lợi Nhuận. Thầy thường đi dự các buổi hội thảo và quên mình phục vụ cho Cộng đồng. Đôi lúc Thầy quên rằng mình là một nhà sư. Thầy luôn bận rộn tạo ra những ý tưởng mới, luôn nỗ lực để hỗ trợ những gia đình đơn chiếc. Hầu hết các bài giảng của Thầy hướng về tu sĩ. Thầy tổ chức các buổi học tập dành cho sinh viên đại học, các doanh nhân và Thầy tin rằng Giáo lý đạo Phật có thể áp dụng để quản lý kinh doanh.
Matsumoto chia sẻ “Ngày nay tại Nhật Bản, bản chất thực hành giáo pháp dường như bị hiểu sai bởi nhiều người. Họ cho rằng đạo Phật là dùng để thờ cúng tổ tiên và chăm sóc mộ phần cho những người đã mất.
Thế giới đang thay đổi và không ai có thể phủ nhận thực tế đó. Trong Phật giáo nói rằng tất cả sự vật trên thế gian là vô thường, một ngôi chùa không thể dừng thời gian đã đi qua. Điều quan trọng là chúng ta chấp nhận và làm gì để phù hợp.
Tôi là con người nên đôi lúc tôi cũng nhận được cảm xúc tiêu cực, nhưng tôi không phủ nhận cảm xúc đó hay chú trọng vào chúng. Tôi dừng lại và tôi quay về chánh niệm để nhận thức và chấp nhận sự tiêu cực đó.”
Matsumoto rất rành với công nghệ kỷ thuật nên Thầy đã khéo léo tận dụng những trang mạng xã hội để truyền bá Phật pháp. Thầy nói “Tất cả ngôi chùa sẽ phá sản nếu người quản lý không biết sử dụng truyền thông xã hội. Chúng ta có nhiều tự do để chúng ta làm những gì chúng ta muốn bây giờ vì thế hệ cũ đã nhận ra mọi thứ đã thay đổi và chúng ta phải xem xét lại vai trò của các ngôi chùa.”
Matsumoto đã dành năng lực của mình để đào tạo những tăng sĩ và cố gắng giúp đỡ những ngôi chùa khác, hơn 400 tăng sĩ đã tốt nghiệp từ trường của Thầy và Thầy cảm thấy rằng đây là thời gian sẽ chuyển sang giai đoạn tiếp theo. Thầy hy vọng sẽ nhìn thấy các ngôi chùa sẽ kết nối với cộng đồng và các doanh nghiệp. Rồi một ngày tất cả Robo sẽ thay thế con người tại nơi làm việc và khi điều đó xảy ra tôi nghĩ phần còn lại của con người là nghệ thuật và tôn giáo.
Đường Lối Cứng Rắn Của Phật Giáo Miến Điện

Yangon, Miến Điện – Các cơ quan đại diện tại Miến Điện đã tách rời những người Phật giáo bảo thủ sau những chiến dịch chống người Hồi giáo gây sự đột biến bạo lực trong sắc tộc trên khắp đất nước.
Trong cuộc họp Thượng Đỉnh của Tăng đoàn lần thứ 5 vào năm 2014 đã không có bất cứ ai trong Tăng đoàn thừa nhận sự hình thành Ma Ba Tha.
Mới đây hơn 50 Tăng sĩ hàng đầu của Miến Điện đại diện cho Tăng sĩ và Phật tử tại quốc gia này đã tham dự cuộc họp cấp cao được tổ chức bên trong một căn phòng của một hang nhân tạo tại ngoại ô Yangon và đã ban hành một tuyên bố rằng họ không bao giờ chấp nhận một siêu quốc gia “Ma Ba Tha”. Bản tuyên bố được đưa ra chỉ sau vài giờ trong cuộc họp kéo dài hai ngày. Ma Ba Tha là một tổ chức được thành lập cách đây ba năm nhằm khởi lên phong trào chống Hồi giáo tại Miến Điện, trong bản tuyên bố nói rõ tổ chức này là một tổ chức không được bao gồm trong các bản nội quy và sự hướng dẫn của Tăng đoàn Miến Điện.
Hải Hạnh lược dịch
http://www.daophatngaynay.com
Hải Hạnh lược dịch
http://www.daophatngaynay.com
No comments :
Post a Comment