Rinpoche Khenchen Thrangu/Thích Nữ Trí Hòa Việt dịch
Lời giải thích về tuệ giác, hay nội quán được chia ra năm phần. Đây
là điều kiện chuẩn bị cho tuệ minh sát, một dạng khác của tuệ, phân loại
bản thể tuệ, phương pháp thiền, và mức độ thành tựu. Đoạn đầu nói về
quy định cần thiết cho sự thực hành thiền quán. Trong quyển hai "The
Stages of Meditation" ngài Liên Hoa Giới (Kamalasila) diển tả ba điều
kiện cần thiết để phát triển tuệ giác.
CHUẨN BỊ THỰC HÀNH THIỀN QUÁN
Trước
tiên hành giả cần học cách để phát triển thiền quán vì con người không
sở hữu sự hiểu biết này. Vì thế, bạn cần phải dựa vào một vị thầy thông
đạt để giảng giải cho, vị này phải lỗi lạc, học và hiểu thông suốt các
văn bản cùng luận giải về những gì đức Phật đã chỉ dạy. Cần nhất là vị
thầy đã có kinh nghiệm thực chứng về giáo pháp thì lòng từ bi của vị đó
sẽ dẫn dắt học trò họ tu tập tốt. Thời đại này có rất nhiều kinh sách và
nhiều người tu tập theo lời giảng dạy trong đó. Rồi nhiều khó khăn cũng
theo đó phát hiện như toàn thân run rẩy vì nỗ lực quá sức mà không đạt
kết quả thành tựu nào. Bạn cần phải dựa vào một vị thầy thông suốt vì
sách không thể chuyên chở lời chỉ dạy theo bản tánh và khả năng của
người hành trì. Do thế, bạn cần phải nương dựa vào một vị thầy đặc biệt
có thể dạy tùy theo căn cơ của người đệ tử.
Có nhiều loại thầy
khác nhau. Một vài vị rất uyên thâm giáo pháp giảng giải rõ ràng, tùy
theo các giảng luận trong văn bản. Vị khác có thể không được lào thông
nhưng chỉ dạy tùy theo kinh nghiệm tự thân có thể giải thích những gì
xảy ra trong khi hành thiền. Còn có một sự giảng dạy mà thường gọi là
lời chỉ dạy của lão bà, giống như lời truyền thụ của lão bà chưa hiểu
thông suốt, nhưng có thể chỉ ra điểm chánh để noi theo. Lời bình luận về
thiền quán không chỉ ra những điều thực tiễn hay kinh nghiệm thiền
quán. Vì thế rất quan trọng để hành giả nhận thẳng lời giáo huấn từ một
vị thầy đầy đủ kinh nghiệm.
Sự lợi ích của một vị thầy chân thực
chẳng những được gần gũi và trực tiếp tham vấn cùng thầy, mà nhận sự
giáo huấn theo từng bước tiến triển. Vị thầy chánh tông dạy giáo lý từ
đức Phật hay kinh nghiệm từ các Bồ tát và thánh tăng, không dạy từ phản
ứng cá nhân mình. Lời chỉ dạy để học trò được lợi ích nhất xuất phát từ
văn bản theo lời kinh của Phật hay trong lời bình luận của các đại Bồ
tát. Vị thầy phải có khả năng đọc và thấy suốt lời giảng và có thể
truyền xuống cho học trò. Do đó, bạn cần phải nhận lời chỉ dạy từ một vị
thầy và suy gẫm để bạn có thể hiểu rõ giáo lý. Điểm thứ hai là bạn cần
phải nhận chỉ dạy từ vị thầy.
Tổng quát, phương pháp hành trì đề
cập tới chánh kiến, thiền quán, và giữ gìới. Với chánh kiến, ta có thể
hành thiền và qua đó ta phát tâm giữ giới. Vì thế, chánh kiến là giới.
Để có chánh kiến, bạn không chỉ nhận lời chỉ dạy mà bạn phải phân tách
và nghiên cứu luôn. Chúng ta không nên chấp nhận lời chỉ dạy với lòng
tin mù quáng, mà nên phân tách và nghiên cứu kỹ để ta có thể xuyên suốt
sự nghi ngờ và không rõ lời giáo huấn có đúng không, thì mới có thể đưa
ta trên con đường đạo. Từ sự phát triển này, một kiến thức vững vàng
rằng lời dạy của thầy là chân thật, đây là kiến thức đúng. Kiến thức
đúng là nhân chánh cho tuệ minh sát. Có ba khía cạnh tuỳ thuộc vào vị
thầy: nhận lời chỉ dạy, phân tách lời dạy, phát triển chánh kiến về tuệ
minh sát.
Để phát triển chánh kiến, chúng ta cần phải nương vào,
không phải nghiã lý tạm thời, (bất liễu nghĩa), mà phải là ý nghĩa tối
thượng. Ý nghiã tạm thời là giáo lý được đức Phật dạy cho hạng có khả
năng thấp, không thể nắm bắt hay không thể tin vào giáo lý tối cao. Giáo
lý liễu nghiã là lời mô tả vạn pháp như nó là. (chân bản thể của vạn
pháp). Để có được kiến thức chân chánh, bạn cần phải nương vào nghiã lý
tối cao. Bạn cần nhận thẳng nghiã chân thật của hiện tượng và phân biệt
nó với nghiã tạm thời. Khi giáo pháp Kim Cang thừa truyền vào Tây Tạng,
sự thực hành suy gẫm lời dạy bằng cách nương vào lời bình luận được mở
mang. Một vài học giả người Tàu và Tây Tạng cho rằng trong truyền thống
Phật giáo Tây Tạng bị sai lầm vì nó nương theo lời bình luận thay vì
nương vào lời dạy của đức Phật. Sự nương vào lời bình luận có mục đích
đặc thù vì khi đức Phật dạy, ngài dạy cho một số người khác nhau tuỳ
theo căn cơ họ nên một vài lời dạy theo tục đế (tương đối) và một vài
lời dạy theo chân đế (tuyệt đối).
Nếu bạn nghiên cứu suốt thời
kỳ đức Phật dạy, nhận định coi bài giảng nào là chân dế và bài giảng nào
là tục đế bằng sự phân biệt có lý, bạn sẽ bị rất nhiều lỗi. Nhưng đức
Phật tiên đoán rằng sẽ có nhiều vị thầy lỗi lạc sẽ có mặt trong tương
lai soạn lời bình luận để chỉ rõ bài giảng nào của đức Phật là tục đế
hay chân đế. Đặc biệt trong,”The Treasury of Knowledge” đưa ra hai
truyền thống thuần khiết dài lâu: truyền thống của ngài Long Thọ, vị tổ
của kiến thức thâm sâu, và truyền thống của ngài Vô Trước, vị tổ khai
sáng về truyền thống giới luật rộng. Hai vị tổ vĩ đại này có thể phân rõ
giáo lý của đức Phật về chân đế và tục đế trong bài luận giải của hai
ngài. Bạn nên dựa vào bài bình giải của hai ngài không chỉ về sự sai
khác hai giáo nghiã mà còn về nội dung rộng lớn. Kinh Bát Nhã Ba la mật
đa, thí dụ, chứa mười hai bộ kinh rất khó để đọc suốt rồi nhận định ra
chân đế và tục đế trong mỗi đoạn. Lời bình giải của hai vị tóm lược giáo
nghiã rộng lớn của đức Phật cho rõ ý nghiã thật của kinh. Thí dụ, trong
bài, “The Ornament of Clear Realization”, ngài Vô Trước tóm gọn kinh
Bát Nhã Ba La Mật Đa thành hai chục trang. Lại có vài bài giảng của đức
Phật có nghiã ẩn dụ, có bài rất ngắn và gọn. Vì thế, vài bình giải làm
sáng tỏ và rộng ra nghĩa lý từng chi tiết một. Vì lý do này, các bài
bình luận rất quan trọng, và sự hiểu biết chúng là cần thiết để mở mang
trí tuệ minh sát.
NHỮNG DẠNG KHÁC NHAU CỦA TUỆ MINH SÁT
Có
bốn loại: thứ nhất là tuệ quán của Tirthika, truyền thống ngoài đạo
Phật, nguồn gốc từ Ấn Độ. Truyền thống này thực tập thiền chỉ đề an định
và diệt bớt các độc thô. Loại thứ hai của tuệ quán là tuệ minh sát của
đức Phật dạy hàng Thinh Văn và Duyên Giác, không thông suốt giáo nghĩa
rốt ráo. Thứ ba là tuệ quán của hàng Bồ Tát tu tập Sáu độ Ba la mật.
Giáo lý này rất cao và thâm sâu. Tuệ quán thứ tư là dùng sự hỷ lạc làm
phương pháp đặc biệt để chóng đạt giải thoát, hay tuệ quán của Mật
tông.
Trong tuệ quán của truyền thống Tirthika, hành giả trầm tư
về khía cạnh “an tĩnh và thô”. Thí dụ, bạn có thể suy tư về lỗi thô như
giận tức trong khi hành thiền. Bạn nhận ra rằng giận tức rất có hại cho
mình và người, tâm không còn giận tức thì rất an tĩnh và hạnh phúc. Rất
dễ để thấy sự lợi ích của lỗi này. Với sự thực tập, bạn có thể vượt qua
sự giận tức. Bạn có thể tự hỏi có gì sai quấy về lối thực tập của dạng
hành thiền ngoài đạo Phật này. Sự thật thì không có gì sai lầm với
truyền thống này cả, đây gọi là truyền thống thông dụng vì nó thông dùng
được cả cho người trong đạo Phật cũng như người ngoài đạo Phật. Trong
truyền thống đạo Phật, tuệ quán này được biết là tuệ quán thế gian, vì
bạn có thể nhận ra tâm độc và lỗi lầm để chỉnh cho tâm an và vững. Sự
hành trì được thực tập để tâm lắng dịu và chinh phục độc tố thay vì hiểu
rõ chân không và vô ngã. Tâm an dịu diệt trừ lỗi trong giai tầng Dục
giới để cho bạn có thể đạt tâm an tầng thứ nhất của Dục giới Tuệ quán
của Thinh Văn và Duyên Giác là cho những vị không cần phải trải qua sự
dày công tu luyện để đạt quả vị Phật. Hai loại này, Thinh Văn cùng Duyên
Giác, trong truyền thống Nam Tông. Sự khác biệt giữa họ là tích tụ
phước đức. Nếu tích tụ phước báu ít là Thinh Văn, tích tụ phước báu
nhiều là Duyên Giác. Dù thế, định và tuệ quán chỉ sai khác chút ít vì cả
hai hành thiền về Tứ Diệu Đế. Sự hành trì của Thinh Văn và Duyên Giác
tùy thuộc vào Tứ Đế, được chia ra làm mười sáu khía cạnh. Với loại tuệ
quán này, Tứ Thánh Đế làm gốc cho an tĩnh như được mô tả về Niết bàn và
địa ngục. Đế thứ nhất mô tả địa ngục là Khổ đế. Đế thứ hai là nhân Địa
ngục, xuất phát từ nghiệp và các độc (Tập đế). Đế thứ ba là Diệt (đế),
xảy ra nếu nghiệp và các độc được diệt trừ và kết quả là Niết bàn. Đế
thứ tư là hành theo con đường Đạo (đế). Trong tuệ quán của Thinh Văn và
Duyên Giác, bản thể của bốn thánh đế này phải được hiểu song song với
các chi phần. Khổ đế chia ra thành vô thường, khổ, vô ngã và chân không.
Tập đế, diệt đế, và đạo đế cũng đều chia thành bốn phần, tổng cộng là
mười sáu chi phần.
TỨ THÁNH ĐẾ LÀ GÌ?
Có địa ngục để
chúng ta đi tìm giải thoát, và có cõi niết bàn để chúng ta tìm cầu đạt
tới. Chúng ta mong muốn thoát khỏi địa ngục, mà bản chất là khổ đau. Vậy
đế thứ nhất của đau khổ, bạn mong cầu đạt giải thoát (khỏi) khổ của địa
ngục. Bạn mong đạt niết bàn, đây là đế thứ ba, Diệt đế. Dù vậy, bạn
không thể đơn giản nói bạn muốn đạt giải thoát là đạt được. Vì tất cả
hiện tượng sanh khởi từ nhân. Nhân này là đế thứ hai : Tập đế, là nghiệp
và các độc. Do đó, bạn cần phải loại bỏ nhân của địa ngục là nghiệp và
tâm cấu. Một khi chúng được loại trừ ta sẽ giải thoát khỏi khổ đế là địa
ngục. Để có thể thoát khỏi khổ địa ngục, bạn cần phải loại trừ nhân
khổ. Bạn không thể diệt bỏ nghiệp và tâm cấu thẳng vì gốc của chúng là
bám vào ngã, phải được tận diệt. Cách để diệt trừ là Đạo đế, là thiền
quán về vô ngã. Đúng vậy, thiền quán về năm uẩn thì bạn có thể làm quen
với ý tưởng “ngã” hay “của tôi” của năm uẩn. Qua cách nhận thức về vô
ngã, bạn có thể loại trừ sự bám chặc vào ngã, và tâm cấu tự nhiên lặng
xuống. Khi chúng lặng xuống, bạn có thể thực hành Đạo đế, là đế thứ tư,
và cuối cùng đạt Diệt đế.
Tuệ quán của Tirthika, diệt được một
phần của tâm tiêu cực thô, nhưng không loại được hoàn toàn. Trong tuệ
quán của Thinh Văn, nhân của tâm cấu được nhận là bám víu vào ý tưởng
“ngã” hay “tôi”, và “của tôi”. Một niềm tin cho ngã là ảo giác vì thật
sự không có ngã hay vật thuộc về ngã. Khi bạn có thể nhận rằng ngã không
có mặt trong tuệ quán, thì bản chất bám víu vào ngã không còn. Vậy,
thiền quán chánh của Thinh Văn là thiền về sự vắng mặt của ngã. Một thí
dụ về sự bám víu ngã xảy ra cho tôi: một hôm tôi nhìn thấy sợi dây đồng
hồ bị đứt. Khi nhìn thấy thế, tôi nghỉ, “Oh, no, sợi dây đứt, đồng hồ
tôi có thể bị rớt!”. Tôi đang lo, mặc dù chỉ một miếng nhỏ bị hư. Khi
chúng ta nghiên cứu kỹ cái đồng hồ, không thể tìm thấy cái tôi hay của
tôi trong đó – nó được bào chế tại hảng máy và chỉ là một đống sắt,
không phải được cấu tạo từ cái tôi. Nếu như tôi không có ảo giác, “cái
tôi liên kết với cái đồng hồ”, tôi không có kinh nghiệm khó chịu và đau
buồn khi nhìn thấy nó bị đứt.
Rất nhiều người nghĩ rằng đạo Phật
là pháp môn yếm thế, khiến chúng ta không hạnh phúc. Phật giáo dạy bản
chất đau khổ, vô ngã, và vô thường, chúng ta có thể nghĩ rằng thiền quán
điều này khiến chúng ta khó chịu, làm chúng ta mất cảm giác tự tin,
vv…Đạo Phật dạy những điều này, vì chúng ta cần kiến thức này để đạt
giải thoát khỏi khổ đau. Một khi chúng ta hiểu rõ bản chất khổ, chúng ta
có thể thoát khỏi nó. Qua sự hiểu biết bản chất đau khổ, trí tuệ chúng
ta cũng gia tăng và phát triển.
Người bình thường có sự bám víu
vào bản ngã. Bản chất luyến ái này đồng sanh ra từ khi lọt lòng mẹ,
không cần phải học hay dạy bảo. Ngay cả loài thú cũng bám vào ngã.
Bám víu là gì?
Thật
ra không có khách thể nhất định nào để bám vào: nó chỉ là ảo giác. Đôi
khi chúng ta nghĩ nó là tâm. Nhưng khi ta khám xét thật kỹ cái ngã, nó
không có ở đâu cả, đầu, mình, trong, ngoài, vv… Chúng ta chỉ tìm thấy
mỗi phần trong cơ thể mà không thể chỉ ra chỗ nào là ngã.
Nhận
thức thân vật lý này không phải cái ngã, bạn lại có thể nghĩ rằng tâm là
ngã. Nhưng tâm chỉ là kết tạo của từng sát na, như dòng nước chảy, sát
na này đến, sát na trước tan. Tư tưởng hôm qua, tư tưởng hiện tại, và
những tư tưởng sẽ có ngày mai. Bạn có thể tự hỏi, những tư tưởng đã qua
có bao giờ trở lại. Nó sẽ không trở lại. Lúc nhỏ, bạn có tâm của em bé.
Khi lớn thì tâm khác đi. Tâm có cá tánh sai khác, tư tưởng khác, những
tiến trình suy nghĩ khác nhau. Ngay cả tâm hôm qua khác với tâm hôm nay.
Có một sự nối tiếp không dừng của mỗi loại tư tưởng khác nhau và trạng
thái tâm. Nếu bạn hỏi,” Cái ngã hôm nay, là tâm của hôm qua?”. Không, nó
qua rồi. Cái ngã hôm nay là tâm hiện tại?. Không phải, vì tâm hiện tại
đang trên đà biến dạng, vì thế cũng không phải cái ngã của bạn. Nếu phân
tách kỹ hơn thì có nhãn thức, nhĩ thức, tâm thức, vv… Ngay cả tâm thức
bao gồm nhiều phần. Bám víu vào một vật màu đỏ, khái niệm về vật màu
trắng, vv… Vậy thì tâm thức là một hay tích tụ nhiều phần khác nhau. Vì
thế không phải là một cá thể đơn thuần để bạn có thể gọi là cái ngã của
bạn. Hiểu được sự vắng mặt của cái ngã, bạn thiền quán về vô ngã là
Thinh Văn và Duyên Giác.
Thiền quán của Bồ Tát trong đại thừa
đạo lộ là thiền Sáu độ Ba la mật. Vô ngã và vô pháp của hiện tượng của
con người đã thảo luận. Loại thứ hai là nhận thức nội tâm và hiện tượng
bên ngoài đều an bình tự nhiên đều có tánh không. Vì thế, thiền giả đại
thừa tin rằng căn nguyên của địa ngục là tâm cấu. Căn để của tâm cấu là
bản ngã. Dứt trừ bám vào ngã là cách để giải thoát khỏi điạ ngục.
Để
dứt trừ tâm cấu, thiền giả đại thừa thiền quán về bản thể trong và
ngoài của hiện tượng từng chi tiết để khám phá ra chúng hoàn toàn không
có thực chất, như bọt bong bóng. Với sự nhận thức này các tâm cấu tự
nhiên biến mất. Lòng tin về thực chất của hiện tượng ngoài gọi là ngăn
che sự hiểu biết, và khi sự ngăn che này hết thì thoát khỏi điạ ngục. Vì
thế, các vị Bồ tát thiền quán về Tánh không. Trong Tâm kinh đức Phật
nói, “ không tai, không mũi, không lưỡi, không sắc, không thinh, không
hương vị, vv…”. Bạn có thể giải nghĩa câu này rằng đức Phật cho đúng là
không tai, mắt,.. Khi đức Phật giảng kinh này, Ngài giải thích rằng khi
chúng ta kinh nghiệm lúc an trú vào trạng thái định của thiền quán. Ngài
không giải thích như thế trong kinh vì vào thời gian đó các đệ tử đã
vào định nên đã hiểu đức Phật muốn nói gì không cần giải thích thêm. Đức
Phật dạy cách này trong Tâm kinh và kinh Bát Nhã Ba la mật. Các bài
giảng này được giảng rõ hơn trong bài bình luận của Tôn giả Nguyệt Xứng
(Chandrakirti)” Entering Into The Middle Way‘ (Lối Vào Trung Đạo), để
nghiên cứu về Nhân Quả, Ngài chứng minh bản thể tánh không qua sự nghiên
cứu bản tánh của Nhân. Lại còn thiền sư Trí Húc (Jnanagargha) trong
luận, “Differentiation Of The Two Truths” (Sự Khác Biệt Của Hai Đế),
Ngài chỉ bản tánh chân không qua sự phân tách về Quả. Và Ngài Long Thọ,
“Knowledge of The Middle Way” (Hiểu Về Pháp Trung Đạo), Ngài chứng minh
tánh không của tất cả hiện tượng.”
Ở Tây Tạng có rất nhiều bài
bình luận về Tánh không, như của Lama Mipam, giải thích cách thiền sư Ấn
Độ Tịch Hộ (Shantaraksita) đến Tây Tạng và soạn quyển, “Adornment of
The Middle Way” (Pháp Phụ Thuộc Của Trung Đạo), trong đó giải thích Tánh
không trong dạng pháp không, không là một cũng không phải số nhiều.
Ngài giải thích cách tiếp cận này rất hùng mạnh và dễ hiểu. Thí dụ, nếu
pháp là thật thì nó phải là vật đơn thuần như “bàn tay”, để tồn tại nó
phải là một vật nguyên bàn tay. Nếu bạn nhìn nó, bạn thấy một bàn tay,
người khác cũng cho là một bàn tay. Nhưng, phân tách gần hơn, bạn thấy,
ngón tay, móng, da, thịt, và xương, vv… Vậy nó không phải bàn tay, mà,
như đức Phật nói, nó chỉ là do một khối kết tập lại gồm đủ các phần khác
nhau. Vậy, bàn tay thật ra là một dạng có được từ các phần phụ thuộc
lẫn nhau hợp thành gọi là bàn tay, thật ra không phải là bàn tay thật.
Các pháp khác cũng giống như thế. Dùng lập luận này, bạn sẽ tin chắc về
bản tánh chân không.
Thiền quán của đại thừa là nhận thức về
Tánh không. Cũng được gọi là Lý Nhân Duyên. Có nghĩa là tất cả các hiện
tượng sanh khởi đều tùy thuộc vào các hiện tượng khác. Vì thế, chúng
không có bản thể thật, không thể tự hiện tồn, (không có bản tánh riêng).
Thí dụ, Với sự phản chiếu của mặt trăng dưới nước, mặt trăng dưới nước
không phải mặt trăng thật, nhưng vì do sự phụ thuộc lẫn nhau của mặt
trăng trên trời và nước dưới sông, phản chiếu lại một mặt trăng thứ hai
dưới nước xuất hiện. Khi bạn tìm coi mặt trăng thứ hai này ở đâu thì
không thể xác định vị trí của nó. Giống thế, tất cả hiện tượng xuất hiện
qua sự tùy thuộc vào vật khác và không có tự tánh riêng mình. Nhận thức
được sự thật này là nhận rõ Tánh không và với nhận thức này, tâm cấu
dừng. Vậy để loại trừ tâm cấu, bạn phải thiền quán về Tánh không.
Lấy
một thí dụ khác, nếu bạn dùng một tờ giấy trắng và xé vụn, hành động
này không làm ai khó chịu. Nhưng nếu bạn lấy ra tờ mười đô và bắt đầu xé
nhỏ, hành động này bỗng nhiên trở nên quan trọng. Tại sao? Nó quan
trọng vì mọi người đồng ý rằng tờ mười đô là quan trọng. Nhưng thật tế,
nó chỉ là một tờ giấy. Tại sao mọi người lại cho một vật là quan trọng?
Không có lý do đặc biệt gì, chẳng qua mọi người nghĩ nó quan trọng. Đây
là Lý Duyên Sanh – giá trị của các pháp tùy thuộc vào những gì mọi người
nghĩ. Đây không chỉ đúng với tiền giấy; mọi người đều cho là vàng có
giá trị hơn sắt. Tại sao vàng có giá trị hơn? Đơn giản là do mọi người
nghĩ thế. Vàng, tự nó không thể tuôn ra “cam lộ”; chỉ là một miếng kim
loại. Theo cách này, tâm bám vào vật; nó cảm nhận một vật tốt - kẻ khác
cho là xấu, nhưng không vật gì trên nguyên tắc là tốt mãi hay xấu luôn.
Chỉ là khái niệm và bản thể của vạn pháp là Không (tự tánh).
Mọi
vật hiện hữu qua sự phụ thuộc lẫn nhau. Thí dụ, bạn có hai tờ giấy, một
lớn một nhỏ, lớn nhỏ là vì tùy vào nhau. Nếu bạn thêm vào một tờ khác
lớn hơn, thì tờ lớn trở thành trung bình. Chính tự nó không lớn không
nhỏ. Lớn nhỏ, tốt xấu đều là do tâm tạo và không thật sự tồn tại. Có
chuyện ngụ ngôn mô tả điểm này: có một con thỏ đang ngủ dưới tàng cây
gần hồ. Bỗng nhiên gió thổi làm gảy cành cây rớt xuống nước, khiến nước
bắn tung tóe. Tiếng động làm thỏ hoảng sợ vội phóng chạy. Đang chạy thì
gặp hai chú chuột. Chuột hỏi vì sao thỏ chạy thì nó trả lời,” Có một
tiếng động dữ dội đằng kia”. Làm hai chú chuột sợ và cùng nhau chạy.
Chúng ta đều giống hai chú chuột. Chúng ta không hỏi tại sao tờ mười đô
có giá trị, chỉ đơn giản trả lời,” À, mọi người nghĩ thế!”. Các pháp
không có bản thể tự tánh của chúng, nhưng tâm bám vào chúng. Tiếp tục
câu chuyện. Khi chuột và thỏ đang chạy, gặp một con sư tử hỏi tại sao
chúng chạy. Chúng trả lời là có một tiếng động khủng khiếp trong hồ. Sư
tử nói,” Đó chẳng qua chỉ là tiếng động (âm thanh). Có lẽ chúng ta nên
điều tra coi âm thanh gì trước khi chạy. Rồi chúng cùng nhau trở về hồ
nước và thấy cành cây nổi trên nước. Giống thế, chúng ta luôn nghĩ,” cái
này tốt, cái kia xấu”. Nếu ta phân tách những tư tưởng này và nhận ra
các pháp không tồn tại tự chính chúng thì tâm chúng ta có thể trở nên an
bình, không cấu nhiễm rồi thoát khỏi ảo giác, nhận rõ bản tánh chân
thật của các pháp.
Một thí dụ về Lý Duyên Sanh, chúng ta nghĩ,”
tôi rất hạnh phúc với hoàn cảnh nơi đây. Chỗ khác tôi bị trầm cảm và nhớ
nhà”. Qua Lý Duyên Sanh, chúng ta kinh nghiệm vui và khổ. Khi thiền
quán, không có tư tưởng vui buồn và không có tư tưởng đến một nơi tốt và
xấu. Thay vào đó, chúng ta nhận thấy mọi nơi như nhau và chúng ta có
một trạng thái an tĩnh không có đau khổ trong suy nghĩ rằng đang sống
một chỗ không như ý.
Có câu chuyện về ngài Nanda, em họ đức
Phật, có vợ tên là Pundarika (Bạch Liên), tuyệt đẹp, Ngài rất yêu thích.
Đức Phật bảo Ngài tới nghe pháp, Ngài chưa hề đến vì sợ khi nghe pháp
xong sẽ muốn xuất gia rồi bỏ lại cô vợ đẹp. Một hôm đức Phật đến nhà
Ngài và nói,” Nanda đi theo ta!”. Đức Phật đưa Ngài tới khu rừng nơi đàn
khỉ mù đang sinh sống. Đức Phật hỏi Nanda,” Ai là người đẹp nhất, đàn
khỉ này hay vợ nhà ngươi?” Nanda trả lời,” Đâu thể so sánh, Pundarika
tất nhiên trăm ngàn lần đẹp hơn đàn khỉ này”. Kế đức Phật dùng thần
thông dẫn Ngài đến tầng trời đầy tiên nữ. Đức Phật hỏi, “Ai đẹp hơn, các
tiên nữ này hay Pundarika?”. Nanda trả lời,” À! Bây giờ khi tôi thấy
các tiên nữ này, thì Pundarika và đàn khỉ đẹp giống nhau”. Đây là cách
khiến sự phụ thuộc lẫn nhau làm cho sự vật đẹp và xấu. Khách thể chỉ đơn
giản là sự cấu tạo bởi tâm hay khái niệm do tâm tạo.
Nếu bạn
nghiên cứu vạn pháp bằng lý lẽ và nhận ra chúng đều rổng, bạn có thể đạt
được sự hiểu biết về tánh không, nhưng bạn không thể đạt kinh nghiệm
thẳng với tánh không. Lại nữa, phương pháp luận lý này phải mất thời
gian. Trong Kim Cang thừa, vạn pháp bên ngoài thì được hiểu là không,
nhưng khi hành trì thì phải quan sát tâm. Tâm là nguồn gốc cho tất cả
niềm vui nổi khổ, nguồn gốc của tất cả ham muốn và giận hờn, nguồn gốc
của tất cả tình thương và lòng từ bi; tất cả những gì xảy ra đều từ tâm
xuất hiện. Khi chúng ta nghiên cứu tâm, chúng ta nghĩ rằng nó phải thật
là mạnh để có thể tạo ra tất cả các pháp. Nhưng, nhìn vào trong, chúng
ta hoàn toàn không nhìn thấy tâm; không ở trong cũng không ở ngoài, hay ở
giữa. Vậy tâm là không. Khi chúng ta nói tâm không, không phải chúng ta
nói nó không tồn tại như lông rùa sừng thỏ. Hay cái không của tâm giống
như hư không, không có gì trong đó. Mà bản thể của tâm trong sáng. Khi
chúng ta tìm bản thể tâm để đối diện thì không thể tìm được. Bản thể nó
vừa trong sáng vừa rỗng rang. Khi chúng ta nghiên cứu tâm, không phải nó
hoàn toàn mù mờ, hay bất giác vô tri như hòn đá, nhưng có một dòng
trong sáng luôn tiếp nối. Tâm thường tình đầy rảy những ý tưởng và vấn
nạn, nhưng khi chúng ta hiểu về tánh không và sự trong sáng của tâm, thì
mọi vật trở nên êm dịu và bình thản. Vì thế, văn bản cho biết tuệ quán
trong Kim Cang thừa có bản thể hỷ lạc.
Tìm hiểu về tánh không
trong kinh tạng là học về Bát Nhã Ba la mật đa. Trong Kim Cang tạng hay
mật tạng dạy về sự nhận thức Tánh không đi kèm theo sự nhìn thẳng vào
tâm. Thường thường chúng ta cho tâm rất bền và hùng mạnh, nhất là khi
các tư tưởng xấu và tâm cấu nhiễm nổi lên. Nhưng nếu chúng ta nghiên cứu
kỹ để xem vị trí nó ở đâu thì không tìm được, chỉ là một trạng thái
tĩnh lặng. Đây gọi là trạng thái hỷ lạc vì không có mặt của cấu nhiễm và
đau khổ. Khi hành thiền chúng ta có thể nghĩ,” tôi không quán tưởng
được vì có rất nhiều vọng tưởng quấy nhiễu”. Nhưng nếu bạn xét kỹ vọng
tưởng này từ đâu ra và chúng nó là gì, bạn sẽ thấy chúng không tồn tại,
chỉ có trạng thái rỗng lặng. Khi tôi còn trẻ, thầy tôi nói tất cả hiện
tượng đều rỗng, nhưng tôi nghĩ không thể nào, không đúng. Sau này khi
học trong văn bản, tôi nhận ra rằng, tánh của hiện tượng là không, nhưng
tôi lại cho tâm không thể không. Có rất nhiều vọng tưởng, những ý tưởng
và cảm giác này rất mạnh. Không thể nào chúng là không. Nhưng sau khi
học thiền và phân tách tâm, tôi nhận ra, sau rốt, thể tánh của tâm là
không. Vậy, trước tiên bạn nhận ra các hiện tượng đều rỗng, rồi bạn phân
tách tâm thấy nó cũng không. Rất dễ để hiểu tánh không của tâm qua sự
phân tách. Cái khó là phải tạo thói quen và gắn liền với sự hiểu biết
đó. Chỉ do phân tách tâm để biết về bản thể nó là không thì không lợi
ích. Thí dụ, không gặp vấn đề đau khổ, chỉ đơn giản nghĩ,” Bản chất đau
khổ là không”, thì không giúp gì được. Nhưng nếu bạn làm cho tâm thành
thói quen với sự hiểu vế tánh không, thì tâm độc sẽ bị bật gốc và sự đau
khổ sẽ được dẹp yên.
Vậy trong đời sống này, tâm độc khác nhau
như giận tức nổi lên và chấp nhận chúng là thật. Đôi khi giận tức trở
nên mạnh bạo, bạn sẽ bị chúng khống chế, rồi có lời lẽ hay có hành động
thô bạo như đánh hay giết người. Trong Kim Cang thừa, nếu giận dữ nổi
lên, bạn nghĩ,” Trước kia tôi bị chúng khống chế, nhưng lần này tôi sẽ
nhìn thắng nó và nhất định xem giận là gì, từ đâu đến, và nó ở đâu”. Khi
bạn phân tách bản tánh của giận tức cách này, bạn thấy nó không có mặt.
Bạn không thể nói,” Đây là giận tức, hay, giận tức giống như vậy, hay,
giận tức nổi lên từ chỗ này”, giống như bạn đang coi phim – có hình bóng
một người, nhưng sự thật không ai ở đó. Gìống thế, có sự giận tức,
nhưng không thấy bóng. Để nhận thức về giận, bạn không phân tách bằng lý
lẽ, mà bạn nhìn thẳng vào thể tánh của giận tức trong tâm.
Có
sáu căn để tâm độc. Thứ nhất, giận dữ. Vậy bạn tìm xem giận dữ xuất phát
từ đâu, ở đâu, vv…Bạn cũng làm như thế với độc thứ hai, mong cầu hay
ước muốn. Độc thứ ba là vô minh, thứ tư là kiêu căng. Thứ năm là nghi
ngờ, không chắc chắn, có tích cực và tiêu cực. Thứ sáu là tà kiến, ngã
mạn, có nghĩa là tin vào ngã, một sự luyến ái bản ngã. Có sáu tâm độc
gốc được giảng giải trong bài bình luận. Bạn nhìn mỗi độc xem chúng xuất
hiện trước tiên ở đâu, trụ tại đâu và đi về đâu. Đây lả thiền phân tách
và qua đó bạn nhận thức bản tánh của các độc. Khi đạt được sự nhận thức
này, bạn trụ tâm vào sự nhận thức đó. Cách này bạn đạt sự nhận thức về
tánh không của vạn pháp thường được giảng dạy là sự hợp nhất của tánh
không và trí (bát nhã). Trí này trong sáng, nhanh nhẹ không có chân thể
vì chính nó cũng là không. Nó chỉ là một chức năng, mà chính tự nó cũng
không nốt. Sự trong sáng giống như một đặc tính hay phẩm chất, nhưng đặc
tính này không có nền tảng. Trí này có một tiến trình, nhưng không có
chủ thể để biết. Ngoài bản tánh, nó chỉ là không. Vậy, bạn có sự hợp
nhất của sự trong sáng và tánh không, hay sự hợp nhất của trí hiểu biết
và tánh không. Ngài Atisa, trong bài giảng dạy về thiền quán cho biết,
bình thường chúng ta nghĩ tâm là một hợp chất của quá khứ, hiện tại, và
tương lai của tư tưởng. Chúng ta gom chúng lại, và cho chúng là tâm. Nếu
chúng ta phân tách kỹ, chúng ta nhận ra tư tưởng quá khứ không tồn tại,
chúng đã qua và không còn nữa, đúng vậy, chúng không hiện tồn. Tư tưởng
tương lai chưa được tạo ra nên chúng chưa có mặt. Vậy, chúng ta chỉ có
hiện tại, là một thời điểm rất ngắn. Nghiên cứu tâm hiện tại rất khó, vì
chúng ta không thấy có gì cả, màu sắc, hình bóng hay bản chất gì. Vậy,
chúng ta cũng không tìm được tâm hiện tại và vì thế cũng là không.
Hiểu
được bản tánh không qua thiền phân tách, bây giờ chúng ta tìm xem ai là
chủ thể của sự hiểu biết này, và chúng ta cũng không thấy chủ thể này
tồn tại. Vậy, chúng ta nhận ra tánh không thể chia của hiểu biết và tánh
không. Đây là trí tuệ phân biệt và trí bát nhã phân biệt.
Các
vị thánh, đúng vậy, các vị đại thiền sư đã hoàn thành của Kim Cang thừa,
cho biết khi bạn trực diện hay nhìn thẳng sự giận dữ thì nó biến mất.
Giận dữ cũng có tánh không. Nó đạt trạng thái tánh không của chính nó.
Trước đó, có lời nói rằng, không có pháp đối trị thẳng mà hành giả có
thể áp dụng trừ giận dữ, theo văn bản của Tiểu thừa và đại thừa thiền
thì đúng. Nhưng trong Kim Cang thừa thì có pháp đối trị để nhìn thẳng
vào bản tánh của giận dữ.
PHÂN LOẠI TUỆ MINH SÁT
Có ba loại chánh về tuệ quán: tuệ quán của bốn thực thể, tuệ quán của ba cửa, và tuệ quán của sáu sự nghiên cứu.
Bốn
thực thể tuệ quán được mô tả trong kinh “Explanation of the View”( Giải
Nghĩa Về Chánh Kiến ), và trong luận của Ngài Vô Trước,” Compendium of
the Abhidharma” (Trích Yếu Về A Tỳ Đàm). Trong phân tích này có hai loại
tuệ quán: khác biệt và khác biệt tổng quát. Mỗi phân loại có hai khía
cạnh: nghiên cứu và phân biệt - vậy là có bốn loại. Sự khác biệt liên hệ
tới hiểu biết, hay trí bát nhã, có thể phân biệt sự sai khác giữa các
loại hiện tượng khác nhau. Sự khác biệt tổng quát là phân định bản tánh
của tất cả hiện tượng. Nghiên cứu là đạt trí hiểu biết về pháp gì ở
trình độ thô. Phân tích là đạt sự hiểu biết ở trình độ vi tế.
Tuệ
quán về bốn thể tánh là: 1) Sai biệt qua sự nghiên cứu, 2) Sai biệt qua
sự phân tách, 3) Sai biệt tổng quát qua sự nghiên cứu, 4) Sai biệt tổng
quát qua sự phân tách. Nhưng trong kinh,” Explanation of the View”, mỗi
loại trong bốn loại này được chia ra làm thành mười sáu loại, mỗi loại
có bốn trình độ, như: nghiên cứu toàn hảo, có nghĩa là được nghiên cứu
một cách rốt ráo, nghiên cứu rốt ráo, nghĩa là kết quả hoàn toàn, ước
lượng hoàn hảo, có nghĩa là hoàn toàn hơn, và nghiên cứu yếu tố cần
thiết, hoàn toàn nhất. Mỗi loại của bốn thực thể thiền quán có bốn trình
độ, thành mười sáu loại tất cả.
Trong luận của Ngài Vô Trước,”
Compendium of the Abhidharma”, mô tả thiền quán bốn thực thể thuộc tác
dụng của chúng, đúng vậy, theo hành động chúng. Ngài Vô Trước tả hai
thực thể đầu của thiền quán, sai biệt của hiện tượng, và sai biệt tổng
quát của hiện tượng là pháp đối trị cho ý, thiên về tiêu cực và khái
niệm của hiện tượng. Hai thực thể cuối của thiền quán, qua sự nghiên cứu
và qua sự phân tách, loại bỏ những gì cần phải loại bỏ, như niềm tin
sai về hiện tượng. Với sự loại bỏ này, bạn có thể an trụ vào sự hiểu
biết không lầm lỗi.
Trong kinh “Explanation of the View” có một
sự mô tả thiền quán của ba cửa. Trong kinh này, Bố Tát Di Lặc hỏi Phật,
“Có bao nhiêu loại thiền minh sát?” Đức Phật trả lời, “Có ba.” Thứ nhất,
thiền quán khởi lên từ khái niệm cá tánh. Nếu hành thiền, thí dụ, về vô
ngã, người này không thể đơn giản nghĩ về vô ngã, mà phải trầm tư về lý
do, chứng cứ, và cá tánh của vô ngã. Suy gẫm những điều này và nghĩ về
chúng. Người này phát sanh nội quán, sanh ra từ sự suy tư về cá tánh và
khái niệm về vật gì. Tuệ quán thứ hai là nội quán phát sanh từ sự điều
tra. Một khi người hành trì chắc chắn mở ra cửa thứ nhất rồi, thì người
đó trụ tâm trong sự chắc chắn đó là cửa thứ hai. Cửa thứ ba phát sanh từ
sự phân tách. Do thói quen trụ tâm trong sự chắc chắn, người đó trụ
thẳng trong sự hiểu biết của vô ngã”.
Kế là thiền quán của sáu
nghiên cứu vào cá tánh của vạn pháp. Có ba sự hiểu biết từ sáu nghiên
cứu. Thứ nhất, nghiên cứu về nghĩa, trong đó bạn nghiên cứu danh từ của
pháp và tìm hiểu nghĩa ẩn trong lời. Thứ nhì, nghiên cứu về pháp hay
hiện tượng bên ngoài và khách thể bên trong, chỉ cho tâm và tâm sở. Hiểu
về tâm, tám tâm vương, và hiểu về tâm sở là hiểu về tâm cấu nhiễm – tâm
tiêu cực. Nghiên cứu về khách thể bên ngoài là hiểu về kinh nghiệm giác
quan bên ngoài như thấy, nghe, ngửi, nếm, và xúc giác. Đây là hiểu về
năm kết tụ của hình thể, xúc giác, nhận thức, tâm sở, và tâm thức, mười
hai căn, là nguồn gốc của sự nhận thức, vv… Thứ ba là nghiên cứu về cá
tánh, là điều tra khách thể rõ chi tiết hơn; thí dụ, khám phá ra rằng
nhãn thức nhận thấy vật, nhĩ thức nhận ra âm thanh, vv…Bạn nghiên cứu cá
tánh của mỗi loại rõ chi tiết hơn. Thí dụ, nhãn căn và nhận biết nó là
khách thể của nhãn thức. Có hai loại trí tuệ - trí tuệ của bản tánh vạn
pháp và trí tuệ của vạn pháp đa dạng. Trước tiên, bạn phải nghiên cứu
tất cả khách thể trong và ngoài để đạt sự hiểu biết về khả năng của
chúng. Khi bạn hiểu thông suốt rồi, thì bạn sẽ hiểu bản tánh chúng.
Ba
nhận thức kế tiếp là liên hệ tới bản chất thật của vạn pháp. Đó là
nghiên cứu về phương hướng, nghiên cứu về thời gian, nghiên cứu qua luận
lý. Với nghiên cứu về phương hướng và thời gian, chúng ta rất dễ hiểu
về tánh không. Bình thưòng, chúng ta cho là có hướng Đông, Tây, Nam,
Bắc, chúng ta nghĩ phương hướng có trụ xứ thật sự tồn tại. Chúng ta cũng
cho là có “đây” và “kia”. Nhưng nếu thẩm tra kỹ, thí dụ, bạn cho cái
bàn trước mặt tôi là hướng Đông của cái ngai. Khi bạn dời cái bàn đi,
thì thành ra phía Bắc. Phương hướng, thật ra, không có thực thể. Vậy
nghiên cứu về phương hướng cho ta hiểu về tánh không.
Nghiên cứu
thứ hai về thời gian. Chúng ta thường cho có quá khứ, hiện tại, và
tương lai, hay tính theo ngày, tháng, năm. Nhưng khi chúng ta khảo sát
gần hơn, bạn sẽ thấy rằng thời quá khứ thật sự không tồn tại. Còn hiện
tại thì ở đâu? Bạn thấy rằng ngoài sự phản chiếu khái niệm về vạn pháp,
thời gian không có thực chất của nó.
Nghiên cứu thứ ba về bản
chất vạn pháp qua luận lý. Đức Phật nói, “Lời giảng dạy của Ngài cần nên
nghiệm xét kỹ, và không nên tin vội.” Thí dụ, nếu bạn mua vàng, không
nên đơn giản tin theo lời quảng cáo của người bán. Bạn nên thử coi vàng
thật hay giã bằng cách dùng lửa đốt. Nếu vàng có lẫn kim loại khác ở
trong bạn nên cắt ra xem thử. Sau cùng, có thể có vài phân tử nhỏ không
phải vàng trong đó, bạn cần phải mài vào tảng đá xem có phải vàng nguyên
chất không. Giống thế, đức Phật nói lời dạy của Ngài không nên tin vội
vì lòng tin, mà nên đem ra thử nghiệm để có được sự hiểu biết bản chất
thật của pháp; khi bạn đã đạt trí hiểu biết, bạn có thể áp dụng vào vạn
tượng.
Có bốn loại lý luận. Hai loại đầu liên hệ tới vài điều
phát sanh từ hành vi. Thứ nhất là lý luận về duyên và liên quan tới nhân
và quả. Dùng lý luận này, bạn có thể phát sanh hiểu biết về đời sống
hiện tại của bạn là do hoàn cảnh trong một đời quá khứ. Vì điều này khó
dẫn chứng để hiểu, nên đức Phật dạy lý nhân quả qua luận lý, nói rằng
nếu vài pháp tồn tại, chúng phải tùy thuộc vào và cần phải sanh khởi từ
hoàn cảnh trước đó hay nguyên nhân trước. Thí dụ, một bông hoa không thể
tự tồn tại mà phải tùy thuộc vào hoàn cảnh trước như hạt, đất, không
khí, nước, vv…Rất nhiều sở duyên hợp lại để cho bông nở. Vậy, bất cứ gì
tồn tại đều tùy thuộc vào nhân trước và hoàn cảnh. Đây cũng áp dụng vào
thân và tâm thức con người, đều do kết quả của nhân trước và hoàn cảnh
đời sống kiếp trước.
Lý luận thứ hai là lập luận của chức năng.
Đây là lập luận tùy thuộc kết quả. Có nghĩa là quả tùy thuộc vào nhân
đặc biệt. Hiểu được lý luận thứ nhất và thứ hai, bạn có thể tránh khổ
đau bằng cách hiểu rằng mỗi nhân có một kết quả, và mỗi quả có một quan
hệ nhân quả. Thí dụ, trong bài mật chú của Guru Rinpoche: OM YE DHARMA
HETU TRABOWA, có thể dịch, “tất cả hiện tượng phát sanh từ nhân”. Đức
Phật dạy, tất cả hiện tượng lả kết quả đã được phát sanh do một nhân nào
đó. Câu chú nói, “tất cả nhân đều được đức Phật giảng dạy”. Đó là câu
thứ nhì trong bài chú. Nếu bạn muốn đạt hạnh phúc toàn hảo, bạn cần phải
tìm nhân đúng cho hạnh phúc này. Để chấm dứt đau khổ, là kết quả của
nhân, bạn cần phải dừng nhân đau khổ. Do đó, bạn tìm coi làm cách nào để
diệt khổ và đạt vui trong lời dạy của đức Phật, là thi hành qua hai
luận lý - luận lý của nhân có quả và luận lý của quả tùy thuộc vào
nhân. Có nghĩa là bất kỳ pháp gì tồn tại đều sanh ra từ quả. Vậy thì
khách thể ngoài hay khách thể trong (như tâm thức) sẽ tạo kết quả cho
tương lai. Vậy thì lập luận thứ nhất của hoàn cảnh quá khứ chứng minh
đời trước-trước và lập luận thứ nhì của chức năng chứng minh đời sống kế
tiếp.
Lập luận thứ ba là giá trị hợp lệ hay cách làm thế nào
biết được các pháp là thật. Có ba phân loại cho lập luận này. Thứ nhất,
bạn có thể có kinh nghiệm một vật gì đó qua sự nhận thức thẳng, nghe,
hay của giác quan nào, đây gọi là trực nhận thẳng có giá trị.
Thứ
nhì, có việc bạn không thể kinh nghiệm trực tiếp với các căn, mà bạn
hiểu được chúng qua sự suy luận có lý, hay suy luận có giá trị. Thí dụ,
thông hiểu về tánh không của tất cả hiện tượng hay đời sống kiếp trước
có tồn tại là thí dụ của sự hiểu biết thứ hai này. Thứ ba của lập luận
là phù hợp kinh điển một cách xác thật. Bạn đạt sự hiểu biết này nhờ vào
sự học hỏi những bài giảng giải của đức Phật và các vị trí giả cùng các
thiền sư thành tựu. Có một đề tài gọi là “pramana” (Phạn ngữ) nghĩa là
sự hiểu biết có giá trị. Có hai vị đại thiền sư thuộc hạng này ở Ấn Độ:
Ngài Trần Na và Pháp Xứng. Ngài Trần Na nói có ba loại hiểu biết có giá
trị: trí nhận thức thẳng, trí đạt qua sự suy luận hợp lý, và trí thâu
thập đúng kinh điển qua người có thẩm quyền. Nhưng Ngài Pháp Xứng, vị
đại thiền sư khác, cho biết chỉ có hai loại trí: trí hiểu thẳng và trí
suy luận, vì trí thâu thập qua kinh sách phải hiểu qua sự nghiên cứu và
phân tách, là kết quả do kinh nghiệm thẳng mà có được. Vậy, thẩm quyền
phù hợp kinh điển là bao gồm bởi cả hai của hai loại trí hiểu biết và
không phải là loại thứ ba riêng biệt.
Lập luận thứ tư là lập
luận của bản thể thực chất. Có hai loại thực chất lập luận: tục đế và
chân đế. Một thí dụ cho khía cạnh tục đế là lửa thì nóng và làm bỏng.
Bạn có thể hỏi, “Lý do gì lửa nóng và làm bỏng?” Không có lý do gì cả
trừ ra thực chất của lửa là thế. Giống vậy, bạn không thể hỏi, “Tại sao
nước lại ướt?”. Vì nước tự nó ướt, bản chất của nó là ướt. Giống thế,
bản chất của tất cả hiện tượng là không và đó chính là thực chất của tất
cả hiện tượng, không có lý do tại sao nó là thế, đó là lý do phải được
nhận ra.
Thí dụ, ban đầu bạn không chắc chắn về sự vắng mặt của
cái ngã hay bản chất của tánh không. Qua tiến trình lý luận, bạn có thể
phát khởi sự hiểu biết chắc chắn về vô ngã và vô thường áp dụng qua luận
lý. Tiến hành qua bốn lập luận này, bạn phát sanh sự chắc chắn từ thiền
phân tách và qua đó bạn đạt sự trong sáng. Đôi khi rèn luyện thiền phân
tách này quá nhiều, tâm ổn định của bạn sẽ giảm bớt. Nếu thế, bạn cần
phải trở lại thiền không phân tách, chỉ an trú tâm không có phân tách,
sẽ quân bình tâm trở lại.
Có sáu loại nghiên cứu – nghiên cứu về
nghĩa, vạn pháp, cá tánh, phương hướng, thời gian, và lý luận – có thể
dùng để đạt trí hiểu biết về tục đế và chân đế hiện tượng. Tuệ minh sát
cũng có thể được tóm tắt thành hai loại: tuệ giác dự bị và tuệ giác thực
tế. Tuệ giác dự bị cũng được biết như tuệ giác phân biệt, là một đoạn
đường dự bị trong đó bạn nghiên cứu và phân tách để đuợc mở mang một
kiến thức chắc chắn. Trong quá trình thực sự, còn gọi là định không giao
động, bạn đạt trí hiểu biết chắc chắn và tâm có thể trú vào đó.
Tuệ
quán của bốn bản chất, sáu nghiên cứu, và ba cửa là thiền phân tách. Có
cả thẩy là hai loại thiền quán: thiền phân tách của các vị học giả, và
thiền không phân tách của các vị du già. Vậy thiền phân tách của các vị
học giả xảy ra khi họ nghiệm xét và phân tách một vật gì cho tới khi xác
thật thấu suốt. Như thế thì họ đạt sự hiểu biết lâu dài không có nguy
hiểm phạm phải lỗi lầm. Dù vậy, con đường này phải tốn nhiều thời gian.
Thiền của các vị trí giả được triển khai từ cách tu tập quán tưởng và
hành trì miên mật. Phương pháp này mau hơn, nhưng có khả năng nguy hiểm
bị lạc đường và sai lầm. Vì thế, bạn cần bắt đầu với sự nghiên cứu và
phân tách lý luận cùng chứng cớ để có một hiểu biết chắc chắn. Rồi bạn
tự quen thuộc với sự hiểu biết này trước khi bắt đầu thiền quán.
Trong
thiền phân tách, thí dụ, bạn thiền về vô ngã và nổ lực nhận ra cái ngã
thì bạn thấy nó không ở trong, ở ngoài hay ở giữa. Giống như thiền chỉ,
bạn chú tâm vào đề mục, như khi bạn chú tâm vào hơi thở ra và vào trong
thiền chỉ. Giống thế, khi chú tâm vào sự vắng bóng của ngã, tâm, thì chú
mục vào một điểm và trụ ở đó, và từ đó sanh ra kinh nghiệm vững chắc
rằng cái ngã không có mặt. Giống như phương pháp dùng thiền chỉ, vì thế
được gọi là thiền phân tách về sự vắng mặt của cái ngã.
Thiền
phân tách không phải chỉ nghe, nhận, và suy tư về lời giáo huấn. Thay vì
bạn hợp sự hiểu biết sâu sắc, nội tâm vững chãi với thiền chỉ. Trong
thiền chỉ, bạn chú tâm vào hơi thở hay không chú tâm vào vật gì. Ở đây
bạn có sự hiểu biết vững chắc có được từ suy luận. Sự hiểu biết này hợp
cùng tâm định trong thiền chỉ và bạn dùng sự hợp nhất này vào sự hành
trì của mình. Đây là nghĩa của thiền phân tách.
Thiền không phân
tách được gọi là thiền Kusulu (học giả, trí thức) trong Bắc phạn. Được
dịch là “tromeh” Tạng ngữ, có nghĩa là “không phức tạp” hay rất đơn
giản, không có phân tách học, học vấn của bậc học giả. Thay vì, tâm chỉ
thư giãn và không cần dùng sự phân tách để cho tâm an trú tự nhiên.
Trong truyền thống kinh văn, có vài pháp thiền không phân tách, nhưng
phần nhiều truyền thống này dùng thiền phân tách.
CÁC PHƯƠNG PHÁP TUỆ QUÁN
Nền
tảng của thiền quán là một trạng thái định, một trạng thái không còn
vọng tưởng và khái niệm. Năng lực chánh của nó là chọc thủng tất cả các
khái niệm sai, sự lầm lẫn, và những hiểu lầm mà chúng ta có. Trong kinh
văn nói rằng sự cần thiết để có quan điểm về sự vắng mặt của ngã, nếu
không có quan điểm này, chúng ta không thể khai triển tuệ giác chân
chánh. Vì thế, chúng ta cần mở mang kiến thức này về sự vắng mặt của cái
ngã. Văn bản cho biết nếu ta không hiểu được thiền tuệ quán phải làm gì
thì giống như một người không có hai tay mà cố gắng bám vào sườn núi.
Vậy nền tảng của tuệ quán là sự hiểu biết chắc chắn về sự vắng mặt của
cái ngã. Trước tiên, chúng ta cần phải nhận rõ điều này, rồi suy gẫm cho
tới khi chúng ta có được một sự vững tin thông suốt về nó. Một khi
chúng ta có được sự hiểu biết thấu đáo, thì cần phải an trú vào trí này –
thư giãn và hoàn toàn không xao động. Nếu chúng ta có tầm nhìn mà chỉ
nghĩ về nó, thì sự hành thiền của chúng ta cũng không phát triển đúng vì
chúng ta không thể loại trừ các chướng duyên. Vì thế văn bản cho rằng
ngay cả khi chúng ta học và hiểu rõ quan điểm của sự vô ngã, mà không
thực hành quán tưởng về nó, thì cũng giống như người hà tiện có rất
nhiều tài sản mà không dám dùng vì sự bủn xỉn của ông ta. Chẳng những số
tài sản không làm lợi ích gì cho ông ta và cho người khác, vì ông không
bố thí cho ai. Gìống thế, nếu chúng ta hiểu rõ quan điểm về vô ngã mà
không quán tưởng thì không thể thu gặt bất cứ lợi ích gì vì chúng ta
không thể triển khai trí tuệ và trừ bỏ phiền não. Và chúng ta cũng không
làm lợi ích cho người khác vì chúng ta không thể thực hành theo đường
đạo để đạt giải thoát.
Tóm lại, để phát triển kiến thức về vô
ngã, bạn phải thiền quán. Trước tiên bạn phải học về vô ngã, rồi phân
tách và suy gẫm để bạn có được một sự hiểu biết vững chãi về quan điểm
này. Rồi bạn an trú tâm vào đó, chú tâm vào quan điểm trong trạng thái
hoàn toàn thư giãn. Sự an trú này gìống như sự hợp nhất giữa tâm an định
và nội quán, sự hợp nhất của định và tuệ. Bạn cần phải quân bình thiền
quán để phát triển tâm trong sáng và tâm an định. Thiền quán quá nhiều
sự an định sẽ giảm. Vì thế, bạn cần để tâm thư giãn trong trạng thái
không phân biệt. Thiền vô phân biệt quá nhiều sẽ khiến sự trong sáng của
tâm mất, bạn bắt đầu chìm vào hôn trầm. Vậy bạn nên tái lập thiền quán
để có lại sự quân bình. Phát triển cả hai sự trong sáng và sự an định
thì tâm sẽ mạnh. Nói chung, sự hành trì chánh của trường phái Tây Tạng
là trước tiên, phân tách hiện tượng nhiều lần để đạt sự thông thấu về
quan điểm, và sau đó an trú tâm vào thiền vô quán tưởng.
Tánh
không là căn bản của giáo lý, vì đó là con đường chúng ta diệt trừ tất
cả tâm cấu nhiễm và lầm lỗi. Vậy vô ngã và tánh không rất quan trọng.
Tánh không có thể trở thành chướng duyên cho sự hiểu biết về nghiệp quả
và sự hành trì về các hành động tốt vì chúng ta có thể nghĩ,” mọi việc
đều không, không có gì tồn tại, thì tôi không cần phải tu học giáo
pháp”. Vì thế rất nguy hiểm trong sự dạy về tánh không. Ngài Long Thọ
nói chúng ta phải hiểu về tánh không cho đúng, nếu không, nó sẽ trở
thành một hậu quả xấu. Ở Ấn Độ, các thầy có cách bắt rắn độc. Qua sức
mạnh của chân ngôn, họ có thể thực hiện phép kỳ lạ và gia tăng sự thành
công trong việc nắm lấy con rắn. Không có năng lực của thiền và năng lực
của chân ngôn, bất kỳ ai cầm lấy con rắn sẽ bị nó cắn. Giống vậy, nếu
chúng ta có một sự hiểu biết tốt về tánh không, nó giúp cho sự phát
triển thiền quán, nhưng nếu chúng ta có một kiến thức sai về tánh không,
nghĩ rằng không cần phải tích lũy hành động tốt, thì chúng ta bị nguy
cơ về sự phát sanh chướng duyên cho sự tu tập giáo pháp của chúng ta.
Bạn
có sự tích lũy phước báu và tích lũy trí tuệ trong sự hành thiền. Tích
lũy về trí tuệ là định và tích lũy về phước báu là tuệ quán. Tích lũy
phước báu có được nhờ vào động cơ thanh tịnh. Bạn có được một chủ đề đặc
biệt cho hành vi của bạn và chủ đề đó khiến bạn phát lòng tin, cầu
nguyên, lễ bái, và cúng dường. Thỉnh thoảng sự hành thiền của bạn sẽ trở
nên sáng suốt và triển khai. Đôi lúc sự hành trì của bạn không phát
triển tốt. Lúc đó bạn cần phải mở mang trí tuệ để tích lũy phước báu.
Như thế bạn phát triển tín tâm và tận tình cúng dường, cầu nguyện, hồi
hướng, và làm tất cả việc thiện lành có thể được để tích lũy phước báu,
tích tụ thiện nghiệp. Qua đó bạn sẽ gia tăng sự tích lũy trí tuệ.
Có
một khuynh hướng truyền thống của Tu Viện Ganden- một truyền thống mũ
Vàng. Trong truyền thống này, ngay khi an trú vào thiền quán, bạn nghĩ
về sự hiểu biết mà bạn thu thập được về vô ngã, bạn giữ nó và luôn lập
lại trong tâm, “nó giống thế này, nó giống như thế kia”, đem sự hiểu
biết đó, lập lại hoài không cho quên.
Như đã nói trên, khi đạt
định, bạn có rất nhiều tư tưởng khác nhau từ trong và hoàn cảnh bên
ngoài hiện ra trong tâm. Đây là những hình ảnh không được phân tích. Có
nghĩa là chúng không phải hình ảnh bên ngoài, mà chỉ là những bóng của
sự vật, ảo ảnh hiện ra trong tâm. Trong tuệ quán, bạn dùng những ảo ảnh
này và phân tách chúng để có lòng vững tin rằng chúng không có tự tánh
riêng. Trong phương pháp này tâm quán nhìn vào trong. Thí dụ, bạn không
nhìn vào trụ cột và nghĩ,” À, đây là cây cột! và cây cột này không có
thật”. Mà bạn nghiên cứu những hình ảnh xuất hiện trong tâm và xem chúng
không tự tồn tại do chính chúng. Những gì bạn cần trong thiền quán này
là một trí phân biệt để tất cả vạn pháp được nhìn khác biệt với nhau.
Bạn cần trí phân biệt trong thiền quán vì bạn cần có thể chú tâm vào đề
mục trong thiền quán. Không có gì hòa lẫn và chồng lên nhau để vạn pháp
không trở nên mập mờ, phảng phất hay không rõ ràng.
Có trường
hợp tâm linh tốt và không tốt. Cũng có trường hợp luôn luôn có mặt trong
tâm và trường hợp tạm thời. Có tất cả 51 trường hợp, trong đó định và
tuệ là hai. Có nghĩa là mỗi người đều có định và tuệ, nhưng mỗi người
đều khác nhau là vì sức mạnh của chúng. Bạn cần nên gia tăng năng lực
của định để cho tâm bạn trở nên vững hơn. Tâm tuệ cũng có nơi mỗi người,
nhưng nó phải được phát triển và gia tăng cùng với định để cho bạn có
được một sự hiểu biết chắc chắn và rõ ràng. Bạn cần có cả hai để khai mở
tuệ giác, với sức định cho vững chãi và tuệ giác của khả năng phân tách
từng chi tiết của vạn pháp và khai mở sự hiểu biết toàn diện về chúng.
Trong
quyển,”Compendium of the Abhidharma”, Ngài Vô Trước cho biết thiền quán
chứa đựng định và trí bát nhã. Có hai loại hiện tượng: cái nhận thức
(chủ thể) và cái được nhận thức (khách thể). Sáu căn chứa đựng pháp được
nhận thức. Vậy những gì nhận thức trong tâm cũng được coi là đối tượng
tri giác. Có sáu đối tượng: thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc, giác. Trong tâm
cũng có người nhận thức. Thí dụ, vật được nhìn gọi là trần, được nhãn
căn nhìn thấy, và một người nhận biết là nhãn thức. Có năm thức giác và
một tâm thức nhận diện tốt, xấu, cùng bộ nhớ, vv… Đôi khi tâm chuyên chú
vào đối tượng bên ngoài và khi chúng hiện ra không chứa đựng thực chất
nào. Đây được biết là bóng của tiền trần và tánh không. Không đây không
có nghĩa là không hình bóng, mà bản thể của hình bóng đó có tánh không.
Thí dụ, khi bạn nằm mơ thấy một con voi, bản thể của con voi đó là không
vì nó không có thực thể. Nếu có người hỏi, có phải bạn mơ thấy con voi,
bạn sẽ trả lời là có, và đây cho thấy hình bóng con voi có đó. Nhưng
bản chất thật của con voi vẫn là không.
Một thí dụ về thiền quán
là giận. Giận khởi lên và bạn nghiệm xét không dùng trí bình thường
nhưng với trí phân biệt. Bạn hỏi coi nó đến từ đâu hay nguồn gốc là gì?
Đây không phải là “người này đối với tôi như thế khiến cho tôi giận”, mà
là coi xem cái giận đó từ đâu nổi lên. Bạn tìm xem nguồn gốc nó và coi
nó hiện giờ ở đâu. Nó ở trong hay ở ngoài thân hay ở ngay giữa? Bạn dùng
trí bát nhã để phân tách và cố gắng tìm ra chỗ nó trú ngụ và bản thể nó
– nó giống cái gì, màu gì, hình bóng ra sao? Với sự cảnh giác bạn thấy
có một sự trong sáng trong sự giận tức cùng lúc nó không có thực thể.
Với trí phân biệt bạn phát minh rằng đây là sự hợp nhất của tánh không
và sự cảnh giác.
Thiền quán cách này cũng được dùng vào sáu tâm
cấu nhiễm độc hại. Thứ nhất là giận tức, thứ nhì là vin níu, như: thực
phẩm, sức khoẻ, thân thể, vv… Khi luyến ái được nghiệm xét giống như sự
giận tức, bạn cũng không tìm ra được thực thể của nó, và phát minh ra sự
hợp nhất của tánh không và sự cảnh giác. Tâm độc thứ ba là tự kiêu, cho
mình hơn người. Nghiệm xét kỹ hơn, cũng là sự hợp nhất của tánh không
và sự cảnh giác. Thứ tư là vô minh. Đây có chút khác vì nó không sanh
khởi rõ ràng và nó phủ trùm hơn. Có hai loại vô minh: pha lẫn và riêng
biệt. Nếu vô minh hợp cũng với tâm độc khác như giận tức hay không nhận
ra bạn bị sai lầm vì cơn giận dữ, đây là vô minh hòa lẫn. Vô minh riêng
biệt là không thông hiểu bản chất vạn tượng. Nghiên cứu kỹ hơn, bạn thấy
vô minh cũng có thực chất cứng rắn, đây là sự hợp nhất của tánh không
và sự cảnh giác. Tâm độc thứ năm là nghi ngờ, có nghĩa là những gì tâm
bạn chuyên chú vào, bạn không thể có một quyết định. Có hai loại nghi
ngờ: nghi ngờ thuận và nghi ngờ nghịch. Nghi ngờ thuận xảy ra khi bạn
cho là có thể có và nghi ngờ nghịch khi bạn cho là không thể có. Vậy khi
quyết định, người nghi ngờ thuận sẽ nghĩ có và người nghi ngờ nghịch sẽ
cho là không. Nghiên cứu hơn, tâm độc này cũng không rời tánh không và
sự cảnh giác. Tâm độc thứ sáu là bản chất quan điểm và là quan điểm sai,
cho rằng “tôi hiện tồn”. Vậy có một khái niệm sai lầm trong đó, bạn tin
rằng khi bạn nghiệm xét nó kỹ hơn, với trí phân biệt, bạn sẽ không tìm
thấy thực chất của nó và tánh không thể tách rời của tánh không và trực
giác.
Trong thiền minh sát, bạn quán về tâm độc như một vật
không thể rời của tánh không và trực giác. Bạn cũng có thể quán về tư
tưởng trung tính. Tư tưởng trung tính là tư tưởng không tốt không xấu.
Có hai loại: tư tưởng trung tính sáng lập và tư tưởng trung tính hoạt
động. Sáng tạo tư tưởng trung tính như: tôi muốn nấu ăn, và tư tưởng
trung tính hoạt động như: tôi phải đi, tôi muốn đi ăn. Những tư tưởng
này trung lập nhưng bạn có thể nghiệm xét xem ai là người nghĩ ra tư
tưởng này, “tôi muốn ăn”, và tư tưởng này trú tại đâu. Bạn thấy rằng bản
chất của tư tưởng trung lập này không có thực chất và tánh nó không thể
tách rời với tánh không và trực giác.
Vì thế bạn nghiệm xét sự
hiểu biết nội tại của tánh không thể chia giữa tánh không và trực giác
cùng sự hiểu biết ngoại tại của tánh không thể chia giữa tánh không và
những hình ảnh biểu hiện. Trí hiểu biết phân biệt về tánh không thể chia
này, bạn nhận thấy rằng trí phân biệt hiểu biết cũng không có thực
chất. Vậy nên tâm an trú trong đối tượng tri giác, người nhận thức và sự
hiểu biết của hai thứ này. Thí dụ, lúc xưa, muốn mồi lửa, người ta chà
hai miếng gỗ vào nhau, và khi lửa cháy, nó đốt luôn cả hai miếng gỗ.
Giống thế, sự hiểu biết về tánh không thể tách rời của tánh không và
trực giác, tánh không và hình ảnh biểu hiện cũng có bản chất tánh không.
Ngài Atisa cho biết trong lời chỉ dạy hành trì rằng tâm quá khứ không
tồn tại và tâm vị lai chưa đến. Tâm hiện tại khó nghiên cứu vì nó không
màu sắc, hình dáng hay nơi trú ẩn. Nó giống hư không – chưa sanh và
không phải một cũng không phải nhiều pháp. Mặc dù nó rỗng không, sự
trong sáng của tâm không bao giờ dừng. Có một dòng tâm trong sáng luôn
luôn tiếp nối và tâm không bao giờ trống không hay như tảng đá (vô tri).
Bạn cũng không thể vạch ra chỗ trong sáng này từ đâu tới.
Trạng
thái thiền của tuệ quán được mô tả như là không hình bóng, có nghĩa là
có sự nhận biết của cái không rời nhau giữa tánh không và những hình ảnh
biểu hiện, chúng không có thực chất của chúng. Thay vì tánh không, có
một dòng ánh sáng không ngừng của tâm không có thực chất của nó, vì thế
tâm trong thiền thoát khỏi mọi sự phức tạp. Nó không “hiện tồn” hay
không “không hiện tồn” và cũng không phải “không phải hiện tồn cũng
không phải không hiện tồn”. Nó thoát ra ngoài bốn sự phức tạp này và
cũng không tạo lập hay những gì dừng lại. Vì nó hiện hữu, vậy nó phải
được sanh ra, và nếu nó được sanh ra, thì nó phải diệt. Nhưng không có
gì cả, không sanh không diệt. Qua sự nhận thức này, bạn có thể loại bỏ
lỗi hôn trầm và xao động trong khi thiền. Với những lỗi này không còn
một sự bám víu, tâm không nghĩ, “điều này tốt nên giữ, điều này xấu nên
bỏ”. Đây gọi là thiền (tuệ minh sát).
SỰ THÀNH TỰU TUỆ QUÁN
Tôn
giã Gampopa cho biết để đạt quan điểm vững chắc, bạn cần phải nhìn vào
bản thể của tâm, không cần nhìn vào chỗ nào khác. Có chuyện mô tả như
thế này: có một
ông tên Je, có nghĩa là người lực sĩ. Ông rất
mạnh nhưng ngu đần. Ông có một viên ngọc cẩn trên tráng. Khi ông ta mệt,
da trên trán phủ xuống trùm kín viên ngọc. Khi ông ta rờ lên không thấy
viên ngọc, vì hoàn toàn bị lớp da che phủ, nên ông cho là viên ngọc bị
rới mất. Vì thế ông ta đi tìm viên ngọc, nhưng không thấy đâu. Giống
thế, muốn đạt đưọc quan điểm, bạn nên tìm trong tâm chớ không nên tìm
kiếm bên ngoài
Khi bạn trực nhận được tâm, được biết không có
hình ảnh biểu hiện, có nghĩa là khi bạn nhìn vào tâm, bạn không thấy nó
hiện hữu như một vật. Nhưng có một khía cạnh trong sáng, đó là sự trực
giác nhận ra sự vắng mặt của chân hiện tượng. Sự trực giác này không bao
giờ dừng hay mất. Rồi có sự vắng mặt của tất cả sự sản xuất hay pháp
sanh do ảo giác, có nghĩa là không có sự phức tạp trong cuộc sống vì bạn
đã nhận ra rằng thật ra không có pháp nào có thật. Vậy bạn có thể nói,
không có một phức tạp của không hiện tồn vì có một khía cạnh của sự
trong sáng. Bạn không thể nói nó hoàn toàn trống không, như hư vô, vì có
sự trong sáng của cái trực giác này. Do vậy, nó không hiện hữu cũng
không phải không hiện hữu. Vậy nó không có bản chất thật (tự tánh là
không).
Đức Karmapa thứ Ba, Ranjung Dorje, trong quyển,
”Mahamudra Prayer” (Bài Ca Đại Thủ Ấn), nói tâm không hiện tồn, vì nó
không được chư Phật nhìn thấy. Vậy, tâm không có tự tánh như một pháp vì
chúng ta không thể tìm thấy. Chẳng những chúng ta không tìm thấy tâm,
mà ngay chư Phật cũng thế ( không nhìn thấy tâm ). Có thể chúng ta cho
rằng nếu tâm không tồn tại như pháp, thì nó phải không hiện hữu. Nhưng
dòng thứ hai của bài thơ cho biết, không phải tâm không hiện tồn vì nó
là căn ngưyên của địa ngục và niết bàn. Vậy, không phải tâm không hiện
tồn vì tất cả hình ảnh biểu hiện của địa ngục và cách địa ngục sanh khởi
trong tâm. Do đó, không thể cho tâm không hiện tồn. Lại nữa, còn sự
chứng đắc niết bàn, Phật quả, trí hiểu biết về bản thể và các hiện tượng
sai khác sanh khởi từ tâm. Do đó, tâm không phải không hiện tồn. Dòng
thứ ba nói, không có gì mâu thuẩn để cho rằng nó không phải hiện tồn
cũng không phải không hiện tồn. Đây không phải mâu thuẩn. Đây là con
đường Trung đạo, vượt qua sự cực đoan của hiện hữu và không hiện hữu.
Vậy nghĩa là trong quyển,” Mahamudra Prayer” của đức Karmapa giống như
đã được cho biết ở đây, nói rằng sự trực giác này là hoàn toàn không có
sự tỉnh giác để nghĩ,” cái này, cái kia”,” cái này tốt, cái kia xấu”,
vv… Không có bất cứ hành vi tư tưởng hay suy nghĩ nào, sự trực giác hoàn
toàn trong trạng thái thư giãn. Chúng ta an trú trong thiền quán như
thế, và đây là cách ngài Atisa mô tả cách chúng ta nên hành trì thiền
quán như thế.
Khi trước, tâm “thuần thục” được mô tả như là tánh
của sự thành tựu định. Thành tựu tuệ quán cũng có tâm hoàn toàn nhuần
nhuyễn. Bạn có thể hành trì nhưng sau đó sự hành trì không tốt vì bạn
mất sự trong sáng hay tâm bạn trở nên lu mờ, hay bạn mất sự hứng thú
ngồi thiền. Nhưng khi bạn đạt trạng thái rèn luyện thuần thục, thì tâm
bạn tự nhiên nhập vào thiền và tuệ quán này phát sanh sự trong sáng và
kiến thức. Vậy, cho tới khi thành tựu sự mềm dẽo của tâm thuần thục, bạn
chưa đạt chân tuệ. Văn bản cho biết bản chất của tuệ quán này và cách
nó được cấu tạo đã được giải thích trong phần định. Quan hệ tới Vi diệu
pháp, bạn có thể nói “thuần thục” là một điều kiện tâm thức và vì thế
tất cả mọi người luôn luôn có sẳn. Nhưng có sự sai khác giữa họ là phạm
vi của nó. Vài người tự động làm những hành vi tiêu cực. Nhưng vì chúng
ta chưa tu tập thiền quán từ khởi thỉ, chúng ta chưa thuần thục trong sự
hành trì của chúng ta. Chúng ta không có được khuynh hướng tự nhiên
này, vì thế chúng ta phải khiến nó thành tập quán để chúng ta tạo thành
thói quen trong sự thiền quán. Sự thuần thục về tuệ quán sẽ lần lần sanh
khởi. Lúc đầu ít, dần dần tăng lên. Định, trí hiểu biết, tỉnh giác, và
trực giác, tất cả do tâm thức, luôn có mặt, nhưng phải gia tăng. Vậy,
trước tiên chúng ta thiền quán về định, và rồi phát triển tuệ quán. Sự
triển khai của tuệ quán thuần thục đuợc mô tả trong kinh “Explanation of
the View”, cho biết có hai loại trực nhận. Sự trực nhận của tất cả hiện
tượng, là sự thông hiểu về khía cạnh tương đối của vô số hiện tượng.
Đây là hiểu về vô thường, năm uẩn, và mười hai nhân duyên. Để triển khai
điều này, chúng ta phải có một tâm thuần thục hoàn toàn tuyệt hảo. Thứ
nhì, sự thông hiểu về chân bản thể của hiện tượng, và để được điều này,
bạn cũng cần có một tâm thuần thục hoàn toàn tuyệt hảo. Nếu bạn không có
được tâm này, thì bạn sẽ không thông hiểu hay đạt tuệ quán xác thật.
Vậy, sự phát triển của tâm thuần thục hoàn toàn là dấu hiệu của sự thành
đạt tuệ quán.
Tóm lại, có trạng thái được “nhuần nhuyễn” trong
đó bạn có thể tu tập tuệ quán không khó hay không gian khổ, mà rất dễ
dàng, rất thích thú. Vậy, khi hành trì tuệ quán, không có sự khó khăn
của thân và tâm. Đây là dấu hiệu của sự thành tựu về thiền tuệ minh
sát.
Theo thuvienhoasen.org
No comments :
Post a Comment