Hải Hạnh lược dịch
Phiên bản “Bát Nhã Tâm Kinh” do Ngài Huyền Trang dịch đã được
khắc trên phiến đá hơn 1300 năm trước mới tìm thấy tại quận Phong Sơn
thuộc Thủ đô Bắc Kinh. Ngài Huyền Trang là một nhà học giả uyên thâm và
là một người nổi tiếng với vai trò hư cấu trong tiểu thuyết kinh điển
“Tây Du Ký”.
Kinh Phật Cổ Được Phát Hiện Ở Vùng Ngoại Ô Bắc Kinh
Bắc Kinh, Trung Quốc – Phiên bản “Bát Nhã Tâm Kinh”
do Ngài Huyền Trang dịch đã được khắc trên phiến đá hơn 1300 năm trước
mới tìm thấy tại quận Phong Sơn thuộc Thủ đô Bắc Kinh. Ngài Huyền Trang
là một nhà học giả uyên thâm và là một người nổi tiếng với vai trò hư
cấu trong tiểu thuyết kinh điển “Tây Du Ký”. Các kinh điển được
dịch ra tại Trung Quốc rất nhiều nhưng những bản dịch của Ngài Huyền
Trang được xác định là một trong những bản dịch đáng tin cậy nhất.
Bản kinh được dịch trên phiến đá vào năm 661 sau ba năm khi ngài viên
tịch. Việc khắc các kinh điển lên những phiến đá được khởi xướng bởi
nhà sư Jing Wan, người lo lắng về triển vọng của Phật giáo do sự chống
đối Phật giáo vào thời Bắc Ngụy (386-557) và Bắc Chu (557-581). Nhằm bảo
quản các kinh điển việc khắc kinh trên những phiến đá được ra đời tại
quận Phong Sơn vào Triều đại nhà Tùy (581-618). Để tiếp nối với những nỗ
lực của tiền nhân, các nhà sư Phật giáo tại chùa đã khắc 3572 quyển
kinh với tổng số hơn 30 triệu chữ và những tác phẩm này được xếp hạng là
một trong những thư đá lớn nhất và lâu đời nhất hiện nay.
Hội Nghị Phật Giáo Được Tổ Chức Tại Sarnath

Varanasi, Ấn Độ
- Hội nghị Phật giáo quốc tế 2016 được tổ chức tại Sarnath nhằm giới
thiệu những di sản và địa điểm hành hương trong cả nước. Hội nghị được
khai mạc bởi Chủ Tịch Liên Minh Văn Hóa Mahesh Sharma và Bộ Trưởng Du
Lịch Uttar Pradesh Om Prakash Singh. Ông Sharma nói “Ấn Độ là trung
tâm du lịch Phật giáo và chính quyền Uttar Pradesh đã cam kết sẽ phát
triển các mạch Phật giáo đồng thời Sarnath sẽ được xây dựng các trung
tâm Phật giáo tại Ấn Độ và sẽ nỗ lực thực hiện các tuyến đường hàng
không và đường sắt nhằm kết nối Sarnath với các địa điểm Phật giáo khác
tại Ấn Độ.”
Ông Sharma nói thêm “132.17 triệu đã
được Bộ Du Lịch phê chuẩn cho dự án “Swadesh Darshan” và 99.97 triệu sẽ
được phê chuẩn năm nay để phát triển hạ tầng cơ sở của các mạch Phật
giáo bao gồm Saravasti, Kapilvastu và Kushinagar.”
Hội nghị Phật giáo được tổ chức lần này gồm hơn 240 đại biểu quốc tế
đến từ 39 quốc gia, song song với sự phát triển du lịch, các cuộc Hội
Thảo về “Ấn Độ - vùng đất của Phật” cũng được thảo luận sâu rộng.
Tu Viện Phật Giáo Tại Thụy Sĩ Tổ Chức Lễ Cầu Nguyện Cho Đức Vua Thái Lan

Lausanne, Thụy Sĩ
– Hai ngôi chùa Phật giáo ở Thụy Sĩ đã tiến hành các nghi lễ tôn giáo
đặc biệt để tưởng niệm sự băng hà của đức Vua Bhumibol Adulyadej của
Thái Lan. Khoảng 250 người đã đến tham dự buổi lễ đặc biệt được tổ chức
tại một ngôi chùa Phật giáo ở Echallens thuộc bang Vaud để tỏ lòng tôn
kính của họ đến vị vua lãnh đạo đất nước Thái Lan vừa băng hà vào ngày
13 tháng 10, thọ 88 tuổi và một buổi lễ khác được tổ chức tại ngôi chùa
Srinagarindravararam, đây là ngôi chùa lớn nhất tại Thụy Sĩ do mẹ của
đức Vua xây dựng.
Thành phố Lausanne là nơi đức Vua Bhumibol đã sống và đi học tại đây
từ năm 1933-1951. Đức Vua đã sống cùng với mẹ, chị gái và anh trai
Ananda Mahidol là vị vua trước ngài trong ngôi biệt thự tại Thị trấn
Pully gần Lausanne. Đức Vua Bhumibol rất mê nhiếp ảnh, trượt tuyết, xe
hơi và thiên nhiên. Đức Vua đã học tú tài và tốt nghiệp bằng Đại học
Khoa Học Tự Nhiên, Luật Pháp và Khoa Học Chính Trị tại Đại học Lausanne.
Tại đây đức Vua đã gặp vợ ngài là Hoàng Hậu Sirikit hiện nay. Theo
nguồn tin thân cận với Hoàng Gia, đức Vua Bhumibol đã nghiên cứu về Hiến
pháp và Dân chủ của Thụy Sĩ. Những nghiên cứu này đã giúp đức Vua phát
triển hệ thống dân chủ tại Thái Lan.
Phật Tử Mã Lai Tài Trợ 1900 Học Tăng Tại Tích Lan

Kuala Lumpur, Mã Lai – Hội Phật Giáo Đại Thừa Karuna sẽ đứng ra tổ chức buổi lễ “Cúng Dường Cho Sự Đào Tạo Học Tăng”
tại làng Kirinda thuộc huyện Mathara của Tích Lan. Đây là một sự kiện
được tổ chức hàng năm nhưng địa điểm năm nay được chọn là quê hương của
Cố Hòa Thượng Tiến Sĩ Sri Dhammananda, đồng thời kỷ niệm 10 năm ngày
viên tịch của ngài.
Thượng Tọa Sri Saranankara Nayaka Maha Thera, Trụ trì chùa Sri
Jayanti ở Kuala Lumpur và Adhikarana Sangha Nayaka, Trưởng Tư Pháp tại
Mã Lai đồng đứng ra tổ chức cho buổi lễ này. Thượng Tọa Sri Saranankara
nói rằng “Sự kiện được tổ chức hàng năm nhằm cung cấp và hỗ trợ học
tập với hình thức cung cấp sách vở, tài liệu giáo dục cho các học tăng.
Năm nay khoảng 1900 học tăng thuộc huyện Mathara sẽ được nhận sự hỗ trợ
này.” Trong chương trình này mỗi học tăng sẽ nhận được tài liệu học
tập như sách giáo khoa và từ điển Pali. Các tài liệu cung cấp sẽ được
phân loại theo độ tuổi và trình độ học vấn. Đây là chương trình thứ 18,
năm tới 2017 sự kiện này sẽ được tổ chức tại thành phố lịch sử của
Anuradhapura, một di sản thế giới của UNESCO và là trung tâm của Phật
giáo Nguyên Thủy trong nhiều thế kỷ.
Trường Cao Đẳng Phật Giáo Tại Dolakha

Dolakha, Nêpan
– Trường Cao Đẳng Phật giáo đầu tiên đã đi vào hoạt động tại Dolakha,
đây là mô hình cao đẳng đầu tiên tại huyện này. Trường Cao đẳng sẽ giảng
dạy các chương trình như Nghệ thuật, Văn hóa, Khoa học và Triết học
Phật giáo. Trường cao đẳng được thành lập bởi Trung tâm nghiên cứu và
học Phật của Nêpan. Sự thành lập trường cao đẳng cũng nhằm mục đích bảo
tồn các Triết lý, Nghệ thuật, Văn hóa, Văn học, Phát triển lịch sử, Tôn
giáo và Du lịch Phật giáo.
Các khóa Cử Nhân 3 năm với 5 môn học bao
gồm tiếng Pali, tiếng Anh và các môn triết học khác dựa trên những
triết lý Phật giáo. Đồng thời trường cũng lên kế hoạch để giảng dạy
trình độ Thạc Sĩ trong tương lai.
Theo daophatngaynay.com
No comments :
Post a Comment