Thursday, October 6, 2016

Tin Tức Phật Giáo Thế Giới Tháng 9


Tu Viện Hemis được xây dựng năm 1630 bởi Druk Staktsang Raspa. Trụ trì đời thứ 5 của dòng Gyalwang Drukpa. Tu Viện luôn giữ Lễ hội Hemis vào mỗi năm để tưởng niệm ngài Liên Hoa Sanh, vị đạo sư Ấn Độ đã có công truyền bá Phật giáo ở dãy Ha Mã Lạp Sơn.


Ladakh Triều Đại Cổ Của Nền Văn Hóa Tối Cao Phật Giáo

Leh - Ladakh, Ấn Độ - Ladakh là một sa mạc lạnh ở miền Bắc Ấn Độ, với những thôn xóm nhỏ rải rác trên các đỉnh của dãy Hy Mã Lạp Sơn, nơi giáp ranh với Tây Tạng.
Ladakh từng là trung tâm của con đường tơ lụa cổ xưa và được miêu tả như một cái nôi Phật giáo với nền văn hóa cổ đại tối cao. Leh là trung tâm của Ladakh được nối liền bằng con đường bộ chỉ mở cửa năm tháng trong một năm vì lượng tuyết rơi rất lớn, muốn đến Ladakh phải mất 2 ngày một đêm với đoạn đường chỉ 434 km. Tuyến thứ nhất phát xuất từ thị trấn Srinagar và nghỉ đêm tại Kargil, đây là tuyến đường mà các khách du lịch thường sử dụng. Tuyến đường thứ hai đi băng qua thung lũng Lahaul, đây là tuyến đường rất đẹp nhưng rất nguy hiểm. Từ tháng 6 đến tháng 10 là thời điểm tốt nhất để khám phá Leh. Đầu tháng này Lễ hội Naropa 12 năm mới tổ chức một lần nhằm kỷ niệm ngày sinh nhật của một đạo sư vĩ đại của Ấn Độ là Naropa. Ở thế kỷ 17 tại Tu Viện nổi tiếng Hemis cách Leh 40 km.
Toàn bộ dân cư khu vực Ladakh chủ yếu là bộ lạc, điều kiện khí hậu khắc nghiệt nhiệt độ âm 30o C vào mùa đông. Lương thực chủ yếu là lúa mạch, lúa mì, đậu, gạo, hạt cải và trà ướp muối trộn với bơ Yak.
Ladakh được khám phá sau 2 bộ phim nổi tiếng “Ngọa Hổ Tàng Long” (Crouching Tiger, Hidden Dragon) và “3 người ngốc” (3 Idiots). Vào năm 2015, Ladakh đã thu hút hơn 146,501 du khách, trong đó có hơn 19,075 người khách nước ngoài. Năm nay số lượng khách du lịch đã tăng hơn 25% và đa số khách nước ngoài đến từ Do Thái, Pháp, Anh và Mỹ.
Tu Viện Hemis được xây dựng năm 1630 bởi Druk Staktsang Raspa. Trụ trì đời thứ 5 của dòng Gyalwang Drukpa. Tu Viện luôn giữ Lễ hội Hemis vào mỗi năm để tưởng niệm ngài Liên Hoa Sanh, vị đạo sư Ấn Độ đã có công truyền bá Phật giáo ở dãy Ha Mã Lạp Sơn.
Chemdrey là một trong những tu viện lớn nhất tại Ladakh, cách Leh 45 km về hướng thung lũng Nubra với một hồ nước mặn cao nhất thế giới. Tượng thờ ngài Liên Hoa Sanh là một bức tượng quan trọng nhất trong Tu Viện Chemdrey và cung điện Shrey nằm cách Leh 15 km về phía Nam với một điện thờ đức Phật Thích Ca cao 4 m, đây là pho tượng lớn nhất Ladakh. Ngoài ra còn có 108 bảo tháp. Tất cả đều được các vị sư của dòng truyền thừa Drukpa chăm sóc. Ngoài ra còn có những đền thờ nổi tiếng như đền thờ Sikh, Gurdwara Patar Sahib.


Hội Nghị Bình Đẳng Cho Động Vật Được Phật Giáo Á Châu Tổ Chức Lần Đầu Tiên Tại Hàn Quốc

Seoul, Hàn Quốc – Hội nghị bình đẳng cho động vật được tổ chức lần đầu tiên bởi “Pháp âm cho động vật” (Dhamar Voices For Animal (DVA)) và quyền sống chung của động vật trên trái đất (Coexistence of Animal Right on Earth (CARE). Đây là một sự kiện duy nhất được tổ chức tại Hàn Quốc sau khi Hội Nghị Liên Hữu Phật Giáo lần thứ 28 được tổ chức tại đây. Các diễn giả chính cho Hội Nghị bao gồm Hòa Thượng Hai Tao đến từ Đài Loan, Bác sĩ Thú Y Phật Giáo Tích Lan,Tiến Sĩ Chamith Nanayakkara và Chủ Tịch Hội Pháp Âm cho động vật Bob Isaacson. Tất cả các chủ đề bao gồm lòng từ bi, giáo lý của đức Phật về chúng sanh và làm thế nào để chúng ta có thể sống tử tế.
Các chủ đề bao gồm việc thực hiện các phương pháp kiểm soát động vật nhân bản, phun thuốt và thiến động vật, thực nghiệm chăn nuôi, nông nghiệp chăn nuôi và dinh dưỡng thực vật. Trong Hội nghị sẽ bao gồm 2 cuộc hội thảo, phát triển nguyên nhân cho sự bình đẳng của động vật trong Cộng Đồng Phật giáo và sống tử tế và ăn đơn giản và áp dụng những gì đã học tại Hội nghị cho sự phúc lợi và hạnh phúc của tất cả chúng sanh.
Hội nghi này sẽ là hội nghị đầu tiên trên thế giới của Phật giáo về quyền động vật. Hiện tại Phật tử ngày càng đông và tham gia vào các hoạt động như vận động việc hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm từ động vật và họ muốn tiến xa hơn với thực tế của lòng từ bi và áp dụng cho tất cả chúng sanh, không chỉ riêng loài người đối với Phật tử họ cân nhắc đạo đức và luân lý trong việc khai thác thực phẩm làm từ động vật, sản xuất các mặt hàng làm từ da và lông thú. Thử nghiệm và giải trí cũng không kém phần quan trọng trong triết lý Phật giáo.
Các nhà tổ chức hy vọng rằng Hội nghị này sẽ là điểm khởi và kế hoạch tổ chức trong những năm tới. 


Người Hòa Lan Bị Phạt Do Xúc Phạm Tôn Giáo

Mandalay, Miến Điện – Klass Haytema 30 tuổi, một du khách người Hòa Lan đã bị giam giữ tại Miến Điện sau khi bị tuyên án do việc xúc phạm tôn giáo. Người du khách này đã ngắt kết nối của hệ thống âm thanh trong một buổi thuyết pháp trễ tại Mandalay.
Kyi Soe, cảnh sát trưởng tại Thị Trấn Maha Aung Myay đã nói “Hội trường thuyết pháp không xa nơi khách sạn Klass đang ở… Klass nói anh ta làm vậy vì nó quá ồn ào với anh ta. Chúng tôi đã bắt giam anh ta vì đã xúc phạm tôn giáo theo điều luật 295 của Bộ Luật Hình Sự của Miến Điện, hiện tại anh ta chưa bị kết tội nhưng nếu có tội anh ta sẽ bị hai năm tù giam và phạt tiền.
Miến Điện là quốc gia Phật giáo nên họ rất mộ đạo và tất cả sẽ bị kết tội nếu du khách có hành động lăng mạ tôn giáo.
Tháng trước một du khách Tây Ban Nha đã bị trục xuất khỏi Miến Điện sau khi một tu sĩ phàn nàn về một hình xăm của đức Phật trên chân của người du khách.
Năm ngoái một quản lý quán rượu người Tân Tây Lan đã bị 10 tháng tù vì “lăng mạ tôn giáo” bằng cách sử dụng một hình ảnh đức Phật để quảng cáo giá rẽ.


Bảo Tồn Các Di Tích Phật Giáo Bị Trì Hoãn
Islamabad, Pakistan – Công việc bảo tồn các khu di tích Phật giáo “Ban Faqiran” trên đỉnh đồi Margalla ở phía Thủ đô liên bang vẫn chưa được bắt đầu do sơ suất của các cơ quan hữu trách. Theo nguồn tin chính thức công việc khai quật trên các khu di tích hơn 2000 năm tuổi “Ban Faqiran” đã được hoàn thành vào tháng 3 và các khảo cổ học và viện bảo tàng cũng đã tiến hành quá trình bảo tồn. Các nguồn nói thêm nhiều địa điểm khảo cổ quan trọng ở thủ đô gồm “Sarai Kharbuza” và nhiều địa điểm khác đã được khai quật và để bị xói mòn sau khi bị tiếp xúc với các yếu tố tự nhiên và đồng thời bị thiệt hại bởi những người dân địa phương do thiếu nỗ lực bảo tồn của các nhà chức trách.
Sau 18 lần sửa đổi, dự án được thông qua việc khai quật khu di sản thứ tư của “Ban Faqirian” ở thủ đô sẽ được tiến hành bởi “DOAM”. Các cổ vật khai quật được từ địa điểm này sẽ lưu giữ trong một bảo tàng để nghiên cứu thêm, truyền đạt giáo dục, quảng cáo du lịch và cung cấp giải trí cho du khách.
Dự án công trình này trị giá 2 triệu RS để tái dựng lại những hồ sơ văn hóa cổ xưa, thiết lập lại các cổ vật để được khám phá, khai quật và bảo tồn các di tích. Tất cả kinh phí để khai quật và bảo quản cho khu di tích này sẽ được quỹ quốc gia về di sản văn hóa tài trợ.
theo daophatngaynay.com

No comments :

Post a Comment

BUDDHISM AND MAGAZINES/TODAY NEWS