Những nhận định của Đức Phật Thích Ca về hiện tượng đó qua những bài kệ trong kinh Nghĩa túc.
Kinh Nghĩa Túc- Đại chánh tân tu Đại Tạng Kinh198.
Hán dịch: cư sĩ Chi Khiêm.Thời gian dịch vào tiền bán thế kỷ thứ ba sau công nguyên.
Nghĩa là ý nghĩa.Túc là bàn chân. Kinh Nghĩa túc là kinh nói về ý nghĩa cơ bản, nền tảng cho việc hành trì tu tập. Đây là kinh cổ xưa nhất, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy cho các đệ tử sau khi Ngài thành đạo. Lúc ấy Ngài khoảng bốn mươi tuổi.
Hình tượng trên không phải là cô gái khỏa thân ôm Phật, mà là một cách thiền định để đạt trí tuệ. Dĩ nhiên cách tu này không có trong Phật giáo, mặc dù tài liệu trong cuốn “Các tôn giáo lớn trên thế giới”-Việt Nam - nói rằng Phật giáo vốn có một tông phái chủ trương hành dục. Chúng ta sẽ khảo sát vài bài kệ trong kinh Nghĩa túc sẽ thấy nhận định của Phật Thích Ca Mâu Ni về pháp tu này:
Điền chủng trân bảo.
Ngưu mã dưởng giả
Tọa nữ hệ dục
Si hành phạm thân
(田種珍寶
牛馬養者
坐 女繫欲
癡行犯身)
(Ví như) lấy trân bảo mà gieo xuống ruộng, rồi dùng trâu ngựa chăm sóc nó (chắc chắn trân bảo sẽ bị hư nát); cũng vậy, người ngồi thiền thế quan hệ hành dục với người nữ, việc làm ngu si này (chắc chắn) hại đến thân thể.(Trường Dũng dịch).
Hại đến thân thế nào thì Đức Phật diển tả trong nhiều bài kệ nữa, như:ý nghĩ luôn dính líu đến dục nên khó có thể đạt được trí tuệ (dục niệm nan khả tuệ), đồng thời hiện tượng có thể dính bầu và có em bé, sợi dây ràng buộc càng thắt chặt hơn, làm mất cơ sở, nền tảng cho việc tu nhắm đến phát sanh trí tuệ.
Hệ sắc kiên nan giải
Bất quán khứ lai pháp
Tuệ thị diệt đoạn bổn.
(坐可繫胞胎
繫色堅難解
不觀去來法
慧是亦斷本)
Ngồi thiền kiểu ấy có thể dẫn đến có thai, và khi em bé ra đời (sắc:sắc tướng hình hài) thì sự ràng buộc càng bền vững (kiên) khó (nan) mà cởi (giải) ra được. Nếu không quán xét rõ những gì (pháp) có thể đến (có thai) và có thể đi (trí tuệ) với bản thân mình, thì cái gốc gác, cái nền tảng (bổn) để phát sanh trí tuệ cũng bị đoạn diệt.(Trường Dũng dịch).
Nôm na, Đức Phật nêu nhiều cái hại, nhưng Ngài chắc chắn khẳng định ngồi thiền kiểu ấy không thể phát sanh trí tuệ mà còn làm mất đi cơ sở, nền tảng phát sanh trí tuệ.
Đức Phật duy chỉ dạy những nguyên lý tu tập phát sanh từ bi-trí tuệ để giải thoát khổ đau, không bao giờ Ngài nói điều gì ngoài mục đích ấy, nên gọi đạo Phật là đạo từ bi-trí tuệ, là đạo giải thoát.
Qua đó chúng ta có thể thấy, việc ngồi thiền kiểu ấy có trước thời Đức Phật Thích Ca ra đời; có lẽ có một số đệ tử nào đó lén mang hình thức ngồi thiền kiểu này vào sinh hoạt trong tăng đoàn, nên Ngài mới chỉ dạy điều này, chứ tuyệt đối Ngài không rảnh để bàn chuyện làm của người khác.
“ Nhất âm nhất dương chi vị đạo”- Kinh dịch- Cân bằng một âm một dương là đạo; hay đạo vốn là cân bằng âm dương; hay cân bằng âm dương là thể nhập đạo.v.v.
Kinh Dịch vốn ra đời trước đức Phật Thích Ca; Đạo gia của Lão Tử cũng có chủ trương tu hành kiểu này. Thời của Lão Tử có thể cùng thời hoặc trước sau chút ít.
Ngay đến kama sutra trong kinh Vệ Đà của Ấn Độ cũng có chủ trương về hành dục thế này. Kinh Vệ Đà xuất hiện trước Đức Phật rất lâu, nên không thể quy hình tượng ấy là Phật Thích Ca Mâu Ni được.
Tất cả thánh nhân, phàm nhân, vĩ nhân, vi nhân, quý nhân, tiện nhân…đều từ việc quan hệ nam nữ của cha mẹ mà có mặt trên đời. Sanh bằng nhân bản vô tính của khoa học hiện đại, có lẽ ứng với hình thức hóa sanh trong ‘tứ sanh’ giáo lý nhà Phật; còn hóa sanh nơi hoa sen ta chỉ nghe nói trong kinh điển thôi.
Thật là khó hiểu nếu chúng ta “ném đá” về hình tượng ấy, và kết luận là quỷ dữ thì quả là võ đoán quá.
Trường Dũng 2016
No comments :
Post a Comment