Hải Hạnh lược dịch
Văn phòng Công Tố tại Krasnoyarsk đã phạt quán rượu địa
phương mang tên “Buddha Bar”, đây là một chuỗi kinh doanh quán rượu toàn
cầu với phong cách Phật giáo cùng trang trí một pho tượng Phật trong
nội thất của họ. Số tiền phạt là 30 ngàn Rub về tội xúc phạm tôn giáo
đến các Phật tử tại Kalmykia, Buryatia và Tyva. Ngoài việc bị phạt tiền,
quán rượu buộc phải đổi tên và phải dời tượng Phật ra khỏi quán.
Phật Tử Inđônêsia Cầu Nguyện Cho Hòa Bình Và Khoan Dung
Sumatra, Inđônêsia – Hàng nghìn Phật tử tại
Medan thuộc phía Bắc Sumatra đã tổ chức buổi lễ cầu nguyện chung cho sự
hòa bình và lòng khoan dung tại Inđônêsia trong bối cảnh gia tăng của
sự căng thẳng tôn giáo trong cả nước. Buổi lễ được tổ chức tại căn cứ
không quân Soewondo thuộc Medan. Tham dự buổi lễ cầu nguyện bao gồm hàng
chục tu sĩ Phật giáo, thành viên Hạ viện và các quan chức địa phương
cùng hơn 15 ngàn Phật tử của các tông phái Phật giáo.
Bộ Trưởng Tôn Giáo Lukman Hakim Saifuddin là người khai mạc cho buổi
lễ cầu nguyện và sau đó hàng trăm bồ câu được thả lên bầu trời nhằm đánh
dấu cho sự kiện. Lukman chia sẻ “Sự hiện diện của tôi trong sự kiện
này không chỉ là chấp nhận lời mời của Ban Tổ Chức mà điều quan trọng
trong sự có mặt của tôi ngày hôm nay là tôi muốn cảm ơn Ban Tổ Chức đã
mời tôi đến dự sự kiện quan trọng này.” Ông nói thêm “Tôi hy vọng những buổi cầu nguyện chung như vầy của Phật giáo sẽ được tổ chức nhiều nơi ở Inđônêsia.”
Erry Nuradi, Thống Đốc thành phố phía Bắc Sumatra cũng đánh giá cao việc làm của Phật tử Inđônêsia. Với chủ đề “Cho đất nước Inđônêsia của tôi” được dùng trong buổi lễ cầu nguyện rất đáng được tán dương.
Sutrisno, Chủ Tịch Ủy Ban Tổ Chức nói rằng “Chúng tôi tổ chức sự
kiện này với sự thành tâm và cầu mong cho sự hòa bình và hòa hợp ở
Inđônêsia. Sau buổi cầu nguyện chung, tất cả Phật tử sẽ tham gia một
buổi hiến máu nhân đạo.”
Đức Đạt Lai Lạt Ma Tham Dự Hội Nghị Quốc Tế Về Phật Giáo Và Khoa Học

Ulaanbaatar, Mông Cổ
- Trung tâm Tritiya Dharma Chakra và Jetsun Dhampa đã tổ chức một Hội
Nghị Quốc Tế Về Phật Giáo và Khoa Học tại Thủ đô Mông Cổ. Tại buổi lễ
khai mạc, Đức Đạt Lai Lạt Ma phát biểu “Đôi khi tôi mô tả bản thân
mình như là một nửa Phật giáo và một nửa khoa học, trong hơn 30 năm qua
tôi đã tham dự các cuộc thảo luận với các nhà khoa học tập trung chủ yếu
vào Thần Kinh Sinh Học, Vũ Trụ Học, Vật Lý Học và đặc biệt là Tử Lượng
Vật Lý và Tâm Lý Học. Văn hóa Phật giáo đã đóng góp cho sự hiểu biết về
bốn lãnh vực này cho nên các cuộc hội thảo của chúng ta sẽ đóng góp rất
tích cực cho các học giả và hành giả Phật giáo. Các nhà khoa học hiện
đại đã bày tỏ sự hứng thú trong việc nghiên cứu thêm về những gì Phật
giáo đã nói về các hoạt động của tâm thức và cảm xúc.”
Ngài cũng đề cập đến mối quan hệ lịch sử giữa hai nước Mông Cổ và Tây Tạng. Ngài nhận xét rằng “Người Tây Tạng và người Mông Cổ như anh em, chị em vì cả hai cùng nâng cao truyền thống Nalanda thuần túy.” Ngài nói thêm “Tôi
thường chia Phật giáo ra làm ba phần Khoa Học, Triết học và Tôn giáo.
Khoa học và Triết học dùng để ứng dụng cho những thí dụ về những sự
thông thường và sự thật tuyệt đối. Tôn giáo là điều quan tâm duy nhất
của những người tu tập. Khoa học và Triết học Phật giáo chỉ là những yếu
tố cơ bản để chúng ta dùng tiếp cận với các nhà khoa học hiện đại mà
tôi đã thực hiện trong 30 năm qua.”
Trong phần kết, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã
nhắc đến những phát hiện đáng khích lệ về bản chất cơ bản của con người
là lòng từ bi và chất lượng này có thể tăng trưởng thông qua giáo dục và
ngài nhấn mạnh rằng sự cần thiết là thúc đẩy sự hợp nhất của nhân loại
dựa trên bản chất từ bi và chia sẻ của con người. Việc này cần sự quyết
tâm và tầm nhìn mà Đại hội này có thể làm cho sự đóng góp có giá trị về
mục tiêu đó.
Nhà Trọ Shukubo Phục Vụ Cho Khách Du Lịch Phật Giáo Tại Osaka

Osaka, Nhật Bản – Một kiến trúc nhà trọ “Shukubo”
sẽ được khai trương vào tháng 3 năm 2017. Tại đây nhà trọ sẽ phục vụ
cho du khách với những cảm xúc Phật giáo, thông thường những cảm xúc này
chỉ tìm thấy tại các ngôi chùa. Tại nhà trọ, khách du lịch có thể ngồi
thư giãn để sao chép kinh điển Phật giáo “shakyo” hay ngồi tĩnh
lặng với tư thế ngồi bắt chéo chân như tại các thiền viện để buông xả
những phiền não và tìm cho mình một phần nào của sự an lạc.
Công ty Sekisui House là một nhà xây
dựng lớn tại Nhật Bản sẽ đứng ra xây dựng cho Công trình nhà trọ này tại
huyện Tennoji thuộc thành phố Osaka. Nhà trọ được xây dựng với 3 tầng
đúc, tổng cộng gồm 26 phòng ngủ và có thể chứa được 60 người. Giá phòng
khởi đầu khoảng 20 ngàn Yen cho mỗi đêm bao gồm phần ăn chay. Các nhà sư
tại những ngôi chùa trong khu vực sẽ được cử đến giám sát công trình
nhằm bảo đảm chất lượng. Công ty “Đồ Án Waqoo” có trụ sở tại
Osaka sẽ chịu trách nhiệm quản lý và hoạt động của những nhà trọ
Shukubo. Công ty đã lên kế hoạch sẽ tiếp tục thêm 10 nhà trọ như vậy tại
các thành phố trên toàn quốc vào cuối năm 2017 với hy vọng khai thác
vào các dự án phát triển du lịch dành cho khách nước ngoài muốn thưởng
thức thêm về văn hóa và những sự kiện truyền thống.
Hiệp Hội Du Lịch Chùa và Đền đang giám
sát các hoạt động. Ngày xưa, các nhà trọ đó là cơ sở lưu trú được xây
dựng gần các chùa và đền Nhật Bản nhằm cung cấp chỗ nghỉ cho tín đồ
khách thập phương và Phật tử. Ngày nay, nhiều cơ sở du lịch cũng đưa
khách du lịch và cho phép họ tham gia vào các hoạt động tôn giáo như các
thời khóa buổi sáng và shakyo. Nhà trọ Shukubo tại quận Wakayama thuộc
thành phố Kuyasan được nổi tiếng giữa các khách du lịch, đặc biệt là từ
Hoa Kỳ và các nước Tây phương khác.
Buddha Bar Ở Krasnoyarsk Bị Phạt Vì Xúc Phạm Tín Ngưỡng Tôn Giáo

Krasnoyarsk, Liên Xô – Văn phòng Công Tố tại Krasnoyarsk đã phạt quán rượu địa phương mang tên “Buddha Bar”,
đây là một chuỗi kinh doanh quán rượu toàn cầu với phong cách Phật giáo
cùng trang trí một pho tượng Phật trong nội thất của họ. Số tiền phạt
là 30 ngàn Rub về tội xúc phạm tôn giáo đến các Phật tử tại Kalmykia,
Buryatia và Tyva. Ngoài việc bị phạt tiền, quán rượu buộc phải đổi tên
và phải dời tượng Phật ra khỏi quán.
Cách đây không lâu, Văn phòng Công Tố
tại St. Petersburg đã nhận được sự phàn nàn về sự xúc phạm đến tôn giáo.
Một pho tượng Phật được sử dụng tại một quán rượu là một đặc trưng
trong một vũ điệu liên quan đến phụ nữ hỏa thân trong một quán rượu.
Song song với các phán quyết của Công Tố Viện, Phật tử tại Nga đã bắt
đầu thu thập chữ ký trên một bản kiến nghị yêu cầu một lệnh cấm sử dụng
các biểu tượng Phật giáo tại các nơi phục vụ rượu trên khắp nước Nga.
Thỉnh nguyện thư kêu gọi “Các cơ quan nhà nước phải chú ý và cấm sự
dụng tên, hình tượng đức Phật, các vị thần Phật giáo cũng như các dấu
hiệu của Phật giáo tại các nơi ăn uống vui chơi trên khắp đất nước Nga
như Câu Lạc Bộ, quán rượu, quán Karaoke và \ các nhà hàng.” Các nhà tổ chức nói rằng “Kiến nghị đã được thu thập hơn 7300 chữ ký.”
Bảo Tàng Ghantasala Nhận Chiếc Dù Phật Giáo

Ghantasala, Ấn Độ - Một nhóm nhà Sử học nghiệp dư đã bàn giao một chiếc dù Phật giáo (Chaitya Chaitram),
có niên kỷ thứ hai sau Tây Lịch cho Viện Bảo Tàng tại làng Ghantasala,
quận Krishna thuộc Bộ Khảo Cổ Học Ấn Độ. Gia đình Ch. Rama Deekshitulu
của làng Siddhantam đã sở hữu vật này hơn 60 năm và gần đây đã quyết
định trao lại cho Chính phủ để được bảo tồn.
Ông Ramesh Chandra cho biết “Chiếc
dù được làm bằng đá Datchepalli với một hàng chữ Pali được khắc và loại
chữ viết này được xác định là “Brahmi”. Hàng chữ khắc lên chiếc dù nói
về sự cúng dường chiếc dù của gia tộc Deekshitulu cho Phật giáo. Chiếc
dù sẽ được triển lãm tại Bảo Tàng địa phương Ghantasala cho khách du
lịch.”
daophatngaynay.com
No comments :
Post a Comment