
Năm Khai Thái đời vua Trần Minh Tông (1314-1329) cụ mới nhận
chức Quốc tử giám tư nghiệp, dạy cho thái tử học. Đến đời Trần Dụ Tông
(1341-1369), vì nhà vua mải mê chơi bời, tình cảnh xã hội nhiễu nhương,
chính sự thối nát, dân tình đói khổ, cụ đã dũng cảm dâng “Thất trảm sớ”
xin chém bảy tên nịnh thần nhưng vua không nghe. Cụ bèn treo mũ, cởi áo
từ quan lui về ở ẩn. Cụ tính ưa đọc sách nên dựng một ngôi nhà ở sườn
đồi, cạnh bờ đầm tại núi Phượng Hoàng (Chí Linh), vừa làm thư viện, vừa
làm trường và là nơi soạn sách. Cụ lấy hiệu là Tiều Ẩn (có nghĩa là
người đi hái củi ẩn dật). Cụ dạy học và viết sách cho tới khi qua đời
tại đây. Khi cụ mất, vua Trần đã dành cho cụ một vinh dự lớn bậc nhất
đối với một trí thức là được thờ ở Văn Miếu. Sự nghiệp của cụ được ghi
lại trong văn bia ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Cụ được tôn kính là người
Thầy vĩ đại, được coi là “Vạn thế sư biểu”. Các tác phẩm của cụ phần lớn
đã bị giặc Minh thâu góp và tiêu hủy. Hiện chỉ còn lưu truyền lại mười
hai bài thơ.
Cụ Chu Văn An tìm về với cuộc sống ẩn dật để di dưỡng tâm
thần, để xa lánh cõi đời trần tục thoát khỏi trò đua chen chốn quan
quyền và nêu cao khí tiết của bậc chính nhân quân tử. Bài thơ “Xuân Đán” (Sáng mùa Xuân) cụ làm khi về ở ẩn:
春 旦
寂 寞 山 家 鎮 日 閒,
竹 扉 斜 擁 護 輕 寒。
碧 迷 草 色 天 如 醉,
紅 濕 花 梢 露 未 乾。
身 與 孤 雲 長 戀 岫,
心 同 古 井 不 生 瀾。
柏 薰 半 冷 茶 煙 歇,
溪 鳥 一 聲 春 夢 殘
竹 扉 斜 擁 護 輕 寒。
碧 迷 草 色 天 如 醉,
紅 濕 花 梢 露 未 乾。
身 與 孤 雲 長 戀 岫,
心 同 古 井 不 生 瀾。
柏 薰 半 冷 茶 煙 歇,
溪 鳥 一 聲 春 夢 殘
XUÂN ĐÁN
Tịch mịch sơn gia trấn nhật nhàn.
Trúc phi tà ủng hộ khinh hàn
Bích mê thảo sắc thiên như túy,
Hồng thấp hoa sao lộ vị can.
Thân dữ cô vân trường luyến tụ,
Tâm đồng cổ tỉnh bất sinh lan.
Bách huân bán lãnh trà yên yết,
Khê điểu nhất thanh xuân mộng tàn.
Trúc phi tà ủng hộ khinh hàn
Bích mê thảo sắc thiên như túy,
Hồng thấp hoa sao lộ vị can.
Thân dữ cô vân trường luyến tụ,
Tâm đồng cổ tỉnh bất sinh lan.
Bách huân bán lãnh trà yên yết,
Khê điểu nhất thanh xuân mộng tàn.
(Nhà trên núi vắng vẻ, suốt ngày thảnh thơi. Cánh cửa phên che
nghiêng ngăn cái rét nhẹ. Màu biếc át cả sắc cỏ, trời như say. Ánh hồng
thấm nhành hoa sương sớm chưa khô. Thân ta cùng đám mây cô đơn mãi mãi
lưu luyến hốc núi. Lòng giống như mặt giếng cổ, chẳng hề gợn sóng. Mùi
khói thông sắp hết, khói trà đã tắt. Một tiếng chim bên suối làm tỉnh
mộng xuân).
SÁNG MÙA XUÂN
Nhà trên núi vắng cảnh an nhàn
Phên cửa nghiêng che tiết lạnh sang
Cỏ biếc trời cao say chất ngất,
Hoa hồng sương sớm đượm miên man.
Thân như mây lẻ vương non thẳm
Lòng tựa giếng xưa lặng sóng vàng
Hương gỗ thông tan, trà cạn khói,
Chim bên suối hót mộng xuân tàn.
(Tâm Minh dịch thơ)
Đây là ngôi nhà tranh cửa trúc nhỏ bé hoang lặng nơi cụ Chu
Văn An ở ẩn tại làng Kiệt Đặc, huyện Chí Linh, một vùng sơn thủy hữu
tình với núi Côn Sơn, ngọn Phượng Hoàng, sông Thanh Lương và ao Miết
Trì...
Cánh cửa phên chỉ che nghiêng ngăn cái rét nhè nhẹ, có lẽ vì
cụ vẫn còn muốn đón nhận cái khí lành lạnh của trời đất ban cho. Cụ
không tâm niệm là với một thời thế nhiễu nhương như thế, kẻ sĩ không còn
cách gì để cống hiến cho đời. Về ở ẩn không phải là một sự thất bại,
một nỗi khổ đau. Ẩn dật chính là môi trường sống lý tưởng. Dạy học cũng
là một cách phục vụ nước nhà một cách hữu ích.
Cụ sống giản dị và thư thái an nhàn, xa lánh cõi đời trần tục
hòa đồng với cảnh thiên nhiên đơn sơ, đạm bạc thinh lặng, vắng vẻ. Cụ
thích ngắm hoa thơm cỏ lạ. Đất trời đang vào Xuân, cụ cảm nhận thấy vạn
vật phô sắc với các loại kỳ hoa dị thảo, trong đó có làn cỏ xanh biếctốt
tươi. Màu biếc át cả sắc cỏ. Trời trên cao như say chất ngất. Những ánh hồng thấm vào các nhành hoa đượm miên man trong sương sớm.
Cảnh giới thanh u như gột sạch hết phiền não, thoát vòng tục
lụy chẳng còn vương vấn chút bụi trần thời khác chi Phật giới. Và chỉ có
một tâm hồn đã đạt đạo được trọn vẹn mới có thể cảm nhận thiên nhiên
được như thế.
Thân như đám mây lẻ loi cô đơn mãi mãi lưu luyến hốc núi,vấn
vương với non thẳm. Non thẳm tượng trưng cho đạo lý hay lẽ phải muôn đời
mà sĩ phu yêu nước không thể nào ly khai. Khi trong đời trần tục bao kẻ
tiểu nhân đắc chí lộng hành, thời người quân tử thường bị thất thế, tự
ví thân mình như cụm mây gần núi, thoái lui, ẩn khuất, tránh đời, xa
lánh tiểu nhân, cứ giữ vẻ uy nghiêm mà lui về ở ẩn, ứng với quẻ “Thiên
Sơn Độn”, còn gọi là quẻ Độn là quẻ thứ 33 trong Kinh Dịch.
Lòng tựa giếng xưa, giống như mặt giếng cổ, chẳng hề gợn
sóng, luôn dâng hiến dòng nước tươi mát, không hề pha lẫn với các dòng
đời ô tạp rác rưởi khác, luôn làm ích lợi cho đời, cho muôn người đang
khát khao đạo lý và kiến giải nhưng vẫn lặng sóng vàng. Tương tự như ý
trong quẻ “Thủy Phong Tỉnh” (còn gọi là quẻ Tỉnh) là quẻ thứ 48 trong
Kinh Dịch. Theo đó thì làng xóm có khi thay đổi, còn giếng nước vốn cố
định, không dời chỗ. Đổi làng xóm, đổi ấp chứ không đổi giếng. Nước
giếng không kiệt mà cũng không thêm, ở chỗ nào cứ ở yên chỗ
đó. Người có tài, muốn giúp đời, nhưng không được dùng, ví như
cái giếng nước trong mà không ai múc. Nếu được ông vua sáng
suốt dùng, thì người đó sẽ giúp cho mọi người được nhờ.
Cụ muốn bộc lộ tấm lòng mình là dù cho phải dời chỗ ở về núi
Phượng Hoàng nhưng tấm lòng son của người quân tử vẫn chẳng hề
phai. Hình ảnh này đã nói lên cái tâm như nhất đầy ắp chính khí của kẻ
sĩ hết lòng phù dân giúp nước. Cụ nhàn thân nhưng không nhàn tâm. Làm
ích lợi cho đời nhưng lòng tĩnh lặng không sinh ra sóng. Nơi đây gợi ra
hình ảnh của cái tâm được đề cập tới trong Thiền Tông đó là “chân tâm”,
“diệu tâm”.
Mùi khói thông thoạt tiên hình thành, rồi hương gỗ tồn tại
tỏa rộng ra, sau biến dần đi và cuối cùng là tan hết. Làn khói trà tỏa
ra rồi cũng tương tự theo những giai đoạn như trên mà tan biến. Một
tiếng chim bên suối hót vang lên làm tỉnh giấc mộng trong buổi sáng mùa
Xuân. Phải chăng cụ thấy được sự vận hành của Đạo cùng với lẽ “vô
thường”, đặc tính chung của mọi sự sinh ra có điều kiện, qua các giai
đoạn “thành, trụ, hoại, không” hay “sinh, trụ, dị, diệt”
là bốn quy luật chi phối mọi hiện tượng giới. Đạo Phật gọi Thế gian là
vô thường nghĩa là “không chắc chắn”, “không trường tồn”.
Từ giữa đời Trần về sau, Nho giáo thịnh dần, Phật
giáo suy yếu. Tuy thế nhiều nhà Nho trước đây đã từng lên án
chỉ trích Phật giáo gay gắt vậy mà cuối đời lại vào chùa
sống cuộc đời thanh đạm và viết những vần thơ ca ngợi cảnh đẹp già
lam như Trương Hán Siêu, Phạm Sư Mạnh...
Cụ Chu Văn An còn sáng tác những vần thơ ca ngợi thiên
nhiên, bộc lộ tâm tình tiêu dao, phóng khoáng tự tại, mang cốt
cách của thiền sư, của đạo sĩ với một tâm hồn đạt đạo. Thơ của cụ
được Phan Huy Chú nhận xét là: “lời thơ trong sáng u nhàn”. Thơ
cụ chịu ảnh hưởng của đạo Phật trong giai đoạn về ở ẩn này như nhiều
nhà thơ thời ấy. Nói chung thơ các ẩn sỹ thường có phong vị u nhàn,
nhưng với cụ u nhàn chỉ là ở cái giọng thơ
Sự ngưỡng mộ Phật giới thanh u (trong sạch và tĩnh lặng),
thoát vòng tục lụy của cụ Chu Văn An cũng tỏ lộ ra vào một lần cụ dừng
chân tạm nghỉ ở núi thôn Nam. Cảm thấy thân nhàn nhã như đám mây lẻ loi
trên bầu trời, tự do phân tán, nhẹ bay khắp Nam, Bắc. Gió mát thổi bên
gối, tâm tình để ngoài cuộc đời, xúc cảnh sinh tình cụ làm bài thơ “Thôn Nam Sơn Tiểu Khế” (Tạm nghỉ núi thôn nam):
村 南 山 小 憩
閑 身 南 北 片 雲 輕,
半 枕 清 風 世 外 情。
佛 界 清 幽 塵 界 遠,
庭 前 噴 血 一 鶯 鳴。
閑 身 南 北 片 雲 輕,
半 枕 清 風 世 外 情。
佛 界 清 幽 塵 界 遠,
庭 前 噴 血 一 鶯 鳴。
THÔN NAM SƠN TIỂU KHẾ
Nhàn thân nam bắc phiến vân khinh,
Bán chẩm thanh phong thế ngoại tình.
Phật giới thanh u, trần giới viễn,
Đình tiền phún huyết nhất oanh minh.
(Thân nhàn như đám mây nhẹ bay khắp Nam, Bắc. Gió mát thổi bên gối, tâm tình để ngoài cuộc đời. Cõi Phật thanh u, cõi trần xa vời. Trước sân, hoa đỏ như máu, một chiếc oanh kêu).
TẠM NGHỈ NÚI THÔN NAM
Thân nhàn Nam Bắc áng mây trôi,
Bên gối gió qua, nhẹ việc đời.
Cõi Phật thanh u, xa cõi tục
Trước sân hoa đỏ, tiếng oanh vui.
(Tâm Minh dịch thơ)
Một lần vân du cụ dừng chân bên sông đứng một mình đếm thuyền
về bến. Trước ghềnh, gió gấp, một tiếng sáo gợi cảnh thu. Thơ đã tàn,
mặt trời xế bóng, ánh hồng nhàn nhạt. Màu biếc mênh mông. Cụ làm bài thơ
“Giang Đình Tác” (Làm thơ ở Giang Đình). Trong thơ cụ có sự cô
độc nhưng vắng bặt hẳn sự tiếc nuối thở than. Quả thật đây vẫn là Phật
giới thanh u, xa lánh cõi trần tục. Bốn câu cuối bài thơ:
功 名 已 落 荒 唐 夢,
湖 海 聊 為 汗 漫 遊。
自 去 自 來 渾 不 管,
滄 波 萬 頃 羨 飛 鷗。
湖 海 聊 為 汗 漫 遊。
自 去 自 來 渾 不 管,
滄 波 萬 頃 羨 飛 鷗。
Công danh dĩ lạc hoang đường mộng,
Hồ hải liêu vi hãn mạn du.
Tự khứ tự lai hồn bất quản,
Thương ba vạn khoảnh tiện phi âu.
Hồ hải liêu vi hãn mạn du.
Tự khứ tự lai hồn bất quản,
Thương ba vạn khoảnh tiện phi âu.
(Công danh đã rơi vào giấc mộng hoang đường. Tạm dạo chơi miền hồ
hải. Đi lại tự mình, chẳng gì trói buộc. Thèm cảnh chim âu bay liệng
trên muôn khoảnh sóng xanh).
Công danh chót lạc vùng mơ ảo
Hồ biển tạm chơi thú nẻo xa
Đây đó lang thang đời tự tại,
Ước như chim lướt sóng bao la.(Tâm Minh dịch thơ)
Trong một bài thơ khác cụ lại đã ca ngợi một vị sư đạo
cao đức trọng. Cụ tán dương tư cách thanh cao của các nhà sư như
tư cách của một nhà Nho quân tử sống ẩn dật chịu ảnh hưởng
Lão–Trang trong bài “Đề Dương công Thuỷ Hoa đình”.
Như vậy ta thấy ý thơ của cụ Chu Văn An luôn ngát hương
thiền. Chính vì đã chịu nhiều ảnh hưởng của đạo Phật mà khi về ở ẩn tiên
sinh bình tĩnh dạy học, viết sách và sống yên vui đến cuối đời.
TÂM MINH NGÔ TẰNG GIAO
(Virginia, đón Xuân Đinh Dậu, 1-2017)
No comments :
Post a Comment