Hy vọng là hòa bình Biển Đông... ai cũng hy vọng như thế. Bởi vì, nếu chiến tranh, thực khó tiên liệu.
Có thể sẽ dẫn tới Thế Chiến 3... và Việt Nam sẽ nằm ngay giữa biển lửa. Có thể chiến tranh mức độ nhỏ hơn, nếu xảy ra ở Biển Đông, Việt Nam có thể sẽ mất thêm một số đảo -- nếu không dính cơ nguy Trung Quốc chiếm toàn bộ lãnh thổ, và rồi dù có toàn quốc kháng chiến, sợ cũng không nổi, vì người dân Việt không còn tin Đảng CSVN nữa...
Có thể sẽ dẫn tới Thế Chiến 3... và Việt Nam sẽ nằm ngay giữa biển lửa. Có thể chiến tranh mức độ nhỏ hơn, nếu xảy ra ở Biển Đông, Việt Nam có thể sẽ mất thêm một số đảo -- nếu không dính cơ nguy Trung Quốc chiếm toàn bộ lãnh thổ, và rồi dù có toàn quốc kháng chiến, sợ cũng không nổi, vì người dân Việt không còn tin Đảng CSVN nữa...
Trừ phi, một cơ may nào đó, dẫn tới tình hình TQ tan ra làm mấy mảnh, rồi Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ về lại Tây Tạng.
Dấu
hiệu hòa bình có vẻ đang thấy: Nhà cầm quyền Trung Cộng lên tiếng hôm
Thứ Hai hoan nghênh gợi ý của bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ về giải quyết
tranh chấp tại Biển Đông bằng nỗ lực ngoại giao và xác nhận Washington
sẽ không xem xét biện pháp quân sự.
Bộ trưởng cựu Tướng TQLC
James Mattis tuyên bố tại thủ đô Nhật quy trách Trung Cộng làm mất tin
cậy các nước trong vùng, nhưng hạ thấp nhu cầu can thiệp quân sự.
Thay
vào đó, bộ trưởng Mattis hô hào mở các kênh đối thoại. Cho tới gần đây,
giới phân tích nhận thấy khuynh hướng can thiệp quân sự của TT Trump.
Phát ngôn viên Lu Kang của Bộ ngoại giao Trung Cộng nói hôm Thứ Hai:
tình hình Biển Đông đang bình thường hoá và chủ trương vận động ngoại
giao cần đuợc xác nhận vì là phù hợp với quyền lợi các nước trong vùng.
Báo
Anh-ngữ China Daily bình luận tuyên bố của cựu Tướng Mattis như là viên
thuốc an thần đánh tan đám mây u ám của chiến tranh mà nhiều người sợ
là đang tập trung tại Biển Đông.
Trong khi đó, bản tin RFI ghi
nhận rằng trong bài «Trung Quốc xây dựng đế chế trên biển như thế nào?»,
tuần báo Pháp Courrier International ngày 02/02/2017 ghi nhận việc, Bắc
Kinh đã bỏ ra hàng tỷ đô la để xây dựng mạng lưới cảng và bảo đảm an
ninh cho các tuyến hàng hải mà tàu thuyền Trung Quốc sử dụng trên thế
giới. Courrier International đã giới thiệu một phóng sự điều tra của
nhật báo Anh Financial Times cho thấy rõ chiến lược Trung Quốc áp dụng
để trở thành một siêu cường trên biển qua hai bước: kiểm soát mặt biển
bằng các phương tiện dân sự, trước khi áp đặt quyền thống trị bằng Hải
Quân. Theo tờ báo, bước một của Trung Quốc coi như đã hoàn thành.
Bài
viết lấy khởi điểm từ cảng Gwadar, Pakistan, bên bờ biển Ả Rập, sát các
con đường vận chuyển dầu hỏa nhập khẩu của Trung Quốc: tuyến đường này
mà bị tắc nghẽn thì kể như nền kinh tế thứ hai thế giới bị nghẹt thở.
Cảng này được Trung Quốc tài trợ, xây dựng và chiếm hữu đã trở thành một
địa điểm chiến lược. Islamabad và Bắc Kinh từng cực lực chối cãi là
không hề theo đuổi mục tiêu quân sự nào liên quan đến cảng Gwadar, cho
đấy chỉ nhằm mục tiêu thương mại, thế nhưng mặt nạ đã bắt đầu rơi xuống.
RFI
ghi rằng một viên chức ngoại giao ở Islamabad, thủ đô Pakistan, đã giải
thích: «Với sự phát triển của Gwadar, việc các tàu Trung Quốc qua lại,
thương thuyền cũng như tàu chiến, sẽ gia tăng trong khu vực. Dù không có
dự án xây dựng một căn cứ Hải Quân Trung Quốc thường trực, nhưng quan
hệ hai bên đang mở rộng qua lãnh vực biển».
Như thế, phải chăng TQ đã siết gọng kìm cả 4 biển, 5 châu?
Trong khi đó, có dấu hiệu lạc quan từ Philippines...
Bản
tin VOA ghi lời Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana cho
rằng các quan ngại về chuyện Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ khai mào một
cuộc chiến với Trung Quốc ở biển Đông đã bị thổi phồng.
Ông Lorenzana từng làm tham tán quốc phòng của Philippines ở thủ đô Washington trong hơn một thập niên.
Quan
chức 68 tuổi này được hãng Bloomberg dẫn lời nói cuối tuần trước rằng
ông không nghĩ chiến tranh Mỹ - Trung “sẽ xảy ra” ở biển Đông như nhiều
quan ngại.
“Ông Trump là một doanh nhân, và ông ấy biết rằng nếu chiến tranh bùng ra, việc kinh doanh sẽ bị ảnh hưởng”, ông Lorenzana nói.
Tân
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson từng bị Bắc Kinh chỉ trích tháng trước,
sau khi tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ tìm cách ngăn chặn Trung Quốc tiếp cận
các cơ sở nước này xây dựng trên các đảo nhân tạo ở biển Đông.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines tỏ ra hoài nghi: “Làm sao ta có thể ngăn chặn thứ đã có ở trên đó”.
Philippines từng tuyên bố “ly khai Mỹ”, ngả về Trung Quốc và Nga dưới thời kỳ lãnh đạo của Tổng thống Rodrigo Duterte.
VOA
ghi lời Ông Lorenzana nói: “Tôi sẽ không gây chiến vì các hòn đảo nhỏ
đó. Kể cả nếu chúng tôi có sức mạnh quân sự, chúng tôi sẽ phải suy nghĩ
kỹ trước khi khai chiến”.
Truyền thông quốc tế hôm 1/2 khui ra dự
đoán của chiến lược gia của Nhà Trắng Steve Bannon về khả năng xảy ra
chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ở Biển Đông.
Tin cho hay,
trong một chương trình trên radio hồi tháng 3/2016, ông Bannon cho rằng
quan hệ Mỹ-Trung tất yếu sẽ leo thang thành xung đột trong vòng một thập
niên tới.
Ông Bannon, khi đó điều hành hãng tin Breibart News,
nói: "Chúng ta sẽ tham chiến ở Biển Đông trong 5 tới 10 năm nữa, phải
không nào? Không còn nghi ngờ gì về điều đó. Trung Quốc đang củng cố và
về cơ bản là đang xây những hàng không mẫu hạm cố định và đặt tên lửa
lên đó. Họ xông vào khu vực ngay trước mặt nước Mỹ - và quý vị thừa hiểu
vấn đề thể diện nó quan trọng như thế nào – rồi họ tuyên bố vùng biển
này là lãnh hải lịch sử của họ".
Một bản tin khác của RFI ghi nhận rằng: Chính sách Biển Đông quá cứng rắn của Mỹ không có lợi cho Việt Nam...
Thực
tế, dù Mỹ cứng rắn, hay Mỹ hòa dịu với TQ, Việt Nam cũng chưa chắc có
lợi. Thêm nữa, Trump ưa thương lượng, ngay chuyện giá thầu các chiếc phi
cơ cũng do Trump đích thân nói là đắt, cần sụt giá... như thế sẽ tới
một lúc sẽ nghĩ là chẳng bận tâm gì tới Việt Nam, vì Việt Cộng là em Tàu
Cộng... cho bán đứng giá rẻ cũng được... nếu thế, lịch sử VN sẽ bị xóa
sổ, đành chia sẻ vận mệnh chung với Tây Tạng...
vietbao.com
No comments :
Post a Comment