WASHINGTON 9-6 (NV) – Trung Quốc mở rộng sự hiện
diện quân sự trên Biển Đông khi xây dựng các căn cứ trên các đảo đang có
tranh chấp chủ quyền ở khu vực, theo bản khảo sát của Ngũ Giác Đài vừa
công bố.
Bản khảo sát của Ngũ Giác Đài gửi Quốc Hội công bố vào ngày có tin
hai chiếc phi cơ ném bom chiến lược tầm xa B-1B Lancer đã cất cánh từ
căn cứ trên đảo Guam bay đến Biển Đông tập trận phối hợp với khu trục
hạm trang bị hỏa tiễn tấn công USS Sterett (DDG 104) đang có mặt hoạt
động trên biển ngày 8/6/2017.
Bản
tin của Không quân Hoa Kỳ nói rằng cuộc tập trận hỗn hợp do Bộ Chỉ Huy
Thái Bình Dương thực hiệp nhằm giúp tăng cường sự phối hợp giữa hải quân
và không quân về các mặt từ chiến thuật, kỹ thuật đến các quy tắc phải
tuân theo khi các lực lượng khác nhau được điều động thực hiện cùng một
nhiệm vụ trên biển.
Tài liệu khảo cứu của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ nói rằng Trung Quốc đã xây
dựng thêm các phi đạo dài 8,800 feet (2,682 mét) tại các phi trường mới
làm trên 3 đảo nhân tạo ở Trường Sa sau khi đã bồi đắp đến 3,200 ha đất
bồi mới từ các bãi đá ngầm ở Đá Chữ Thập, Vành Khăn và Subi.
![]() |
Hai máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancers thuộc phi đội số 9 bay đến tập trận phối hợp với khu trục hạm USS Sterett trên Biển Đông ngày 8/6/2017. (Hình : U.S. Air Force) |
Mục đích của việc phát triển các cơ sở hạ tầng lưỡng dụng cho cả quân
sự và dân sự của Trung Quốc trên Biển Đông là “củng cố sự kiểm soát
thực tế” (dù bất hợp pháp) vùng biển, theo bản nghiên cứu Ngũ Giác Đài
nhận định.
Hải quân Trung Quốc từ năm 2002 đến nay đã đóng 10 tàu ngầm nguyên
tử. Bốn chiếc tàu ngầm nguyên tử lớp Tấn 094 có thể được trang bị hỏa
tiễn tấn công tầm xa và hiện đang được chế tạo thêm.
Tàu ngầm nguyên tử thế hệ mới hơn 096 trang bị hỏa tiễn tấn công tầm
xa nhiều phần sẽ được sản xuất từ những năm đầu thập niên 2020 và sẽ
được trang bị các loại hỏa tiễn chiến lược J-3 tối tân hơn. Hiện Trung
Quốc đang có 63 tàu ngầm tấn công gồm cả loại chạy diesel-điện và được
trang bị các loại hỏa tiễn điều khiển chống tàu biển, theo bản nghiên
cứu.
Từ nay đến năm 2020, số lượng tàu ngầm của Trung Quốc sẽ lên đến con
số 80 và tới khoảng thời gian đó thì mẫu hạm Liêu Ninh sẽ dự trù đạt
“khả năng khởi sự hoạt động” sau nhiều năm huấn luyện.
Điều khiến cho Ngũ Giác Đài quan tâm nhiều nhất , theo bảo nghiên cứu
trên, là việc Trung Quốc ào ạt và gấp rút quân sự hóa khu vực Biển
Đông, một vùng biển từ trước tới giờ vẫn được coi là vùng biển quốc tế.
Đầu Tháng Sáu, phát biểu tại Diễn Đàn An Ninh Khu Vực Shangri-La tại
Singapore, Bộ trưởng Quốc Phòng James Mattis lên án Trung Quốc xây dựng
các cơ sở quân sự và quân sự hóa ở các khu vực tranh chấp chủ quyền trên
Biển Đông là làm suy giảm an ninh của khu vực. Ông cũng lên án Bắc Kinh
bất chấp phán quyết của Tòa Quốc Tế tại The Hague, Hòa Lan, không tôn
trọng quyền lợi của các nước khác.
“Chúng tôi chống các nước quân sự hóa các đảo nhân tạo và thực thi
quá độ tuyên bố chủ quyền trên vùng biển không được luật lệ quốc tế hậu
thuẫn. Chúng ta không thể và sẽ không cho phép đơn phương thay đổi hiện
trạng do cậy sức mạnh bắt nạt mà có,” ông Mattis phát biểu ở Shangri-La
ngày 3/6/2017.
Theo bản khảo sát của Ngũ Giác Đài gửi báo cáo đến Quốc Hội, “Trung
Quốc tiếp tục dùng sức ép của nước lớn để tiến hành từ từ các hành động
lấn chiếm nhằm tránh chiến tranh nhưng giúp họ kiểm soát trên thực tế
hậu thuẫn cho tuyên bố chủ quyền cả ở hai khu vực biển Hoa Đông và Biển
Đông.
Khi đến Hoa Thịnh Đốn hồi Tháng 9-2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận
Bình tuyên bố với báo chí là Bắc Kinh không quân sự hóa Biển Đông. Bây
giờ, những gì người ta nhìn thấy các bằng chứng cụ thể về sự dối trá của
ông ta ngày một rõ hơn. (TN)
No comments :
Post a Comment