Saturday, September 2, 2017

Thời Sự

 Cảnh sát Bangladesh cho người tỵ nạn qua biên giới
Cảnh sát Bangladesh phớt lờ lệnh của chính phủ nước này bắt họ phải ngăn không cho người tỵ nạn từ nước láng giềng Myanmar vượt qua biên giới.
 
 Cảnh sát Bangladesh cho người tỵ nạn qua biên giới
Phóng viên BBC tại Bangladesh nói các thành viên của cộng đồng người Hồi giáo thiểu số Rohingya đang tràn qua các cửa khẩu mà không bị ai ngăn cản.
Liên Hiệp Quốc ước tính hiện có 58.000 người tỵ nạn đã vượt qua biên giới Myanmar-Bangladesh.
Các vụ bạo lực nổ ra tại tỉnh Rakhine của Myanmar cách đây hơn một tuần.
Người tỵ nạn Rohingya cáo buộc lực lượng an ninh Myanmar và những đám đông người Phật giáo đã đốt làng của họ.
Chính phủ Myanmar nói các lực lượng an ninh đang đáp trả cuộc tấn công của phiến quân người Rohingya vào 20 đồn biên phòng của cảnh sát hồi tháng trước.
Những vụ đụng độ tiếp theo đó khiến người dân từ nhiều cộng đồng phải ra đi.
Hơn 20.000 người Rohingya khác được cho là đang bị kẹt dọc bờ sông Naf, con sông phân ranh giới giữa Bangladesh và Myanmar.
Các tổ chức cứu trợ nói những người này đang phải đối mặt với nguy cơ chết đuối, bệnh tật và bị rắn độc cắn.

Bản đồ Myanmar Bangladesh
Rakhine, tỉnh nghèo nhất của Myanmar, là quê hương của hơn một triệu người Rohingya. Họ bị ngược đãi hàng chục năm nay ở đất nước mà phần lớn dân chúng theo Phật giáo, nơi họ không được coi là công dân.
Trong những năm gần đây, đã xảy ra nhiều đợt bạo lực gây chết người. Các vụ bạo lực hiện nay là lớn nhất kể từ tháng 10/2016, khi mà chín cảnh sát thiệt mạng trong những đợt người Rohingya tấn công vào đồn biên phòng.
Cho đến thời điểm đó, không có chỉ dấu nào rằng đã có phe nổi dậy có vũ trang của người Rohingya, mặc dù căng thẳng sắc tộc vẫn luôn hiện hữu.

Người Hồi giáo Rohingya tập trung cầu nguyện dịp lễ Eid tại một trại tỵ nạn gần biên giới Myanmar - Bangladesh
Image captionNgười Hồi giáo Rohingya tập trung cầu nguyện dịp lễ Eid tại một trại tỵ nạn gần biên giới Myanmar – Bangladesh
Cả hai vụ tấn công hồi tháng Mười năm ngoái và hôm 25/8 mới đây đều do một nhóm có tên gọi Quân giải phóng Arakan Rohingya thực hiện.
Nhóm này nói mục tiêu của họ là bảo vệ người Hồi giáo Rohingya khỏi sự đàn áp của nhà nước Myanmar. Chính phủ Myanmar thì nói họ là một nhóm khủng bố.
Quân đội Myanmar cũng đã tiến hành một đợt đàn áp sau vụ tấn công hồi tháng Mười năm ngoái. Sau đó, có rât nhiều cáo buộc về tình trạng hãm hiếp, giết người và tra tấn do quân đội gây ra. Hàng chục ngàn người Rohingya khi đó đã chạy sang Bangladesh.
Hiện nay Liên Hiệp Quốc đang tiến hành một cuộc điều tra chính thức. Tuy nhiên quân đội Myanmar phủ nhận đã có hành động sai trái.
Theo BBC
WSJ: Mỹ lên lịch tuần tra hàng hải thường xuyên hơn ở Biển Đông
 WSJ: Mỹ lên lịch tuần tra hàng hải thường xuyên hơn ở Biển Đông

Lầu Năm Góc lần đầu tiên định ra lịnh trình tuần tra hải quân ở Biển Đông trong một nỗ lực tạo một thái độ nhất quán hơn để chống lại những yêu sách lãnh hải của Trung Quốc ở đây, báo Wall Street Journal loan tin hôm thứ Sáu.
Dẫn lời một số quan chức Mỹ, nhật báo này cho biết Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ đã phát triển một kế hoạch tiến hành các cuộc tuần tra được gọi là hoạt động tự do hàng hải (FONOP) trong vài tháng tới, củng cố sự thách thức của Mỹ đối với điều mà Mỹ cho là những đòi hỏi chủ quyền thái quá của Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông.
Kế hoạch này đánh dấu một sự khác biệt đáng kể trong các hoạt động quân sự như vậy trong khu vực dưới thời chính quyền Obama, khi mà các quan chức đôi khi vất vả đưa ra quyết định tiến hành những cuộc tuần tra này khi nào, như thế nào và ở nơi nào. Chúng đã bị hủy bỏ hoặc bị dời lại dựa vì nhiều yếu tố chính trị khác nhau sau những cuộc tranh luận nội bộ gay gắt, tờ Journal cho biết.
Ý tưởng đằng sau việc định ra một lịch trình tương phản với phương thức tiếp cận tùy theo tình hình đối với việc tiến hành các cuộc tuần tra FONOP, và thiết lập sự đều đặn trong các cuộc tuần tra. Làm như vậy có thể giúp làm suy yếu lập luận của Bắc Kinh rằng những cuộc tuần tra này ngang như một khiêu khích gây bất ổn mỗi lần chúng diễn ra, các quan chức Mỹ được dẫn lời nói.
Tờ Journal nói giới chức Trung Quốc không phản ứng ngay tức thì về yêu cầu bình luận về các kế hoạch mới nhất của Mỹ. Bắc Kinh đã cáo buộc Mỹ quân sự hóa hàng hải trong khu vực bằng cách tiến hành các cuộc tuần tra quân sự. Tính tới giờ đã có ba cuộc tuần tra hàng hải dưới thời Tổng thống Donald Trump, và bốn dưới thời chính quyền Obama, theo Sở Nghiên cứu Quốc hội.
Cuộc tuần tra FONOP gần đây nhất được tiến hành vào ngày 10 tháng 8 bởi khu trục hạm USS John S. McCain, chiếc tàu mà sau đó đã va vào một tàu chở hàng làm thiệt mạng 10 thủy thủ.
Cuộc tuần tra quanh bãi Đá Vành Khăn – một trong bảy đảo nhân tạo được Trung Quốc bồi đắp cải tạo chế tạo trong ba năm qua ở quần đảo Trường Sa đang tranh chấp – cũng bao gồm hoạt động trên không.
Theo các quan chức Mỹ, hai chiếc máy bay thám sát P-8 Poseidon đã bay bên trên tàu McCain trong một phần hoạt động mà trước đó không được tiết lộ. Họ nói nhiều cuộc tuần tra hàng hải sử dụng tàu chiến có phần chắc sẽ bao gồm máy bay bay trên không.
Các quan chức Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương không bình luận gì về việc này, theo báo Journal.
Các quan chức mô tả kế hoạch mới là một cách tiến hành các cuộc tuần tra mang tính ấn định từ trước nhiều hơn so với trước đây, dù không phải là bất biến. Kế hoạch này nhất quán với lối tiếp cận của chính quyền Trump đối với các hoạt động quân sự, là cho các chỉ huy có quyền hạn hơn để xác định thái độ của Mỹ. Tuân thủ các chính sách không loan báo các hoạt động quân sự trước khi chúng diễn ra, các quan chức từ chối tiết lộ địa điểm và thời gian mà các cuộc tuần tra FONOP sẽ diễn ra, tờ nhật báo nói.
Áp lực quân sự tăng thêm đối với Trung Quốc diễn ra trong khi Mỹ đang tìm kiếm sự hợp tác lớn hơn từ Bắc Kinh trong việc kiềm chế chương trình phi đạn và vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Chính quyền Trump phàn nàn rằng Bắc Kinh vẫn chưa làm hết sức để thúc ép những đồng minh của mình ở Bình Nhưỡng ngưng phát triển vũ khí hoặc ngưng đe dọa Mỹ, lãnh thổ và các đồng minh của Mỹ.

 Trung Quốc tập trận liên tiếp ở biển Đông

 Trung Quốc tập trận liên tiếp ở biển Đông
Tàu khu trục tên lửa Yuncheng của Trung Quốc phóng tên lửa chống tàu trong một cuộc tập trận gần đảo Hải Nam và quần đảo Hoàng Sa hôm 8/7/2016.

Cục Hải Sự Trung Quốc (MSA) mới đây vào tháng 8 thông báo nước này tiến hành diễn tập quân sự từ 7 giờ ngày 29 tháng 8 đến 7 giờ ngày 4 tháng 9 tại khu vực rộng 11.000 kilomet vuông ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ mà phía Việt Nam coi là thuộc vùng nước chủ quyền của mình, với khu vực gần nhất chỉ cách thành phố Đà Nẵng của Việt Nam khoảng 75 hải lý.
Đây cũng là khu vực rất gần với các lô dầu khí  thuộc mỏ Cá Voi Xanh mà Việt Nam cho Tập đoàn ExxonMobil của Mỹ khai thác, đự định sẽ khởi động vào tháng 11 tới đây.
Thông báo của MSA cũng cấm các tàu bè đi vào khu vực này trong thời gian diễn ra cuộc tập trận.
Ngày 31 tháng 8, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, Lê Thị Thu Hằng nói với báo giới rằng Việt Nam hết sức quan ngại về việc Trung Quốc thông báo tiến hành diễn tập quân sự trong khu vực ngoài cửa vịnh Bắc Bộ. Lập trường của Việt Nam là mọi hoạt động của nước ngoài trong vùng biển thuộc chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam cần phải được thực hiện phù hợp với các quy định của luật pháp Việt Nam và luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về luật Biển 1982. Việt Nam cũng đề nghị Trung Quốc chấm dứt và không lặp lại các hoạt động làm phức tạp tình hình tại biển Đông. Bà Hằng cũng cho biết trong ngày 31/8, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã giao thiệp với đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội để nêu rõ lập trường của Việt Nam.
Thông báo của MSA nêu rõ trong các ngày 31/8, 1/9 và 2/9 Trung Quốc tiến hành tập trận bắn đạn thật tại các khu vực nằm gần các đảo Phú Lâm, Quang Hòa và Hoàng Sa thuộc quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp giữa hai nước.

Trung Quốc kêu gọi Việt Nam bình tĩnh

Trong khi đó, đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 1 tháng 9 lên tiếng thúc giục Việt Nam nên có cách nhìn bình tĩnh và hợp lý về những cuộc tập trận của nước này trên Biển Đông.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói trong cuộc họp báo thường kỳ ở Bắc Kinh rằng những cuộc tập trận gần đây là định kỳ hàng năm và được tiến hành ở khu vực phía tây bắc của Biển Đông. Bà Hoa Xuân Oánh cũng nói khu vực tập trận là thuộc Trung quốc và vì vậy bà hy vọng bên liên quan có thể có cách nhìn bình tĩnh và hợp lý hơn.
Trung Quốc hiện là nước đòi chủ quyền phần lớn diện tích Biển Đông nơi các nước như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan cũng đòi chủ quyền.
Hồi tháng 7 vừa qua, Trung Quốc đã ép Việt Nam phải ngừng việc khoan thăm dò dầu khí ngoài khơi thuộc vùng nước mà Việt Nam có chủ quyền nhưng Trung Quốc cho là nằm trong vùng đường đứt khúc 9 đoạn ở Biển Đông mà Trung Quốc đơn phương vạch ra để tuyên bố chủ quyền. Tòa Trọng tài Quốc tế ở the Hague hồi năm 2016 đã ra phán quyết bác bỏ tính hợp pháp của đường đứt khúc này.
RFA

 Triều Tiên cáo buộc Nhật Bản viện cớ bị đe dọa để xâm lược nước ngoài
THX đưa tin, Triều Tiên ngày 2/9 đã cáo buộc Nhật Bản lợi dụng cái được gọi là "mối đe dọa" từ chương trình hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng để hợp pháp hóa hành vi xâm lược nước ngoài thông qua việc sửa đổi hiến pháp.
Nhật báo Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận chính thức của đảng Lao động Triều Tiên, nêu rõ: “Đây là tham vọng cố hữu của những kẻ phản động Nhật Bản nhằm hiện thực hóa giấc mơ xa xưa ‘Khối Thịnh vượng chung Đại Đông Á’ bằng cách lợi dụng tình hình ở châu Á-Thái Bình Dương vốn được tô vẽ là đang căng thẳng.”
Theo báo trên, giới chức Nhật Bản đang cấp cho Lực lượng phòng vệ (SDF) của nước này có nhiều quyền hơn để mở các chiến dịch quân sự ở nước ngoài nhằm chuẩn bị các hành động xâm lược tương lai nhằm vào các quốc gia khác.
Tờ báo nhấn mạnh: “Bằng việc tăng cường những động thái để trở thành một quốc gia phátxít và quân phiệt như ban hành luật về bảo vệ những bí mật cụ thể và trừng trị những tội phạm có tổ chức, Nhật Bản sẽ sửa đổi hiến pháp để hợp pháp hóa hành vi xâm lược.”
Rodong Sinmun còn chỉ ra rằng những động thái sửa đổi hiến pháp của Nhật Bản đã bị lên án ngay tại nước nhà và ở nước ngoài và hậu quả là đảng cầm quyền đã thất bại trong một số cuộc bầu cử địa phương gần đây.
Cuối cùng, tờ báo cho hay: “Chính phủ Nhật Bản hiện đang tìm cách đẩy thái độ thù địch với Triều Tiên lên mức cùng cực và truyền bá tư tưởng quân phiệt trong xã hội”./.

 Triều Tiên tuyên bố đã thu nhỏ được bom H, sẵn sàng lắp đặt trên ICBM
Đây là loại bom cực kì nguy hiểm, có sức công phá cao trên chiến trường.
 Triều Tiên tuyên bố đã thu nhỏ được bom H, sẵn sàng lắp đặt trên ICBM

Theo Yonhap, Triều Tiên tuyên bố đã thu nhỏ thành công đầu đạn chứa bom Hydro, đủ để lắp trên một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM).
Theo KCNA, tên lửa ICBM có thể đem đầu đạn này tấn công đất Mỹ. Nhà lãnh đạo Triều Tiên được cho là đã tới quan sát đầu đạn thu nhỏ này trong chuyến thăm Viện Vũ khí Hạt nhân Bình Nhưỡng (PNWI) vào ngày Chủ Nhật (3/9).
Bom Hydro, hay còn gọi là bom nhiệt hạch, bom H là một loại vũ khí nổ có chứa mức năng lượng từ hàng chục với hàng trăm kiloton. Loại bom này có thể được dùng để phát nổ từ trên cao, tấn công bằng xung điện từ, thích hợp nhiều chiến lược trên thực địa.
KCNA cho biết: “Gần đây Triều Tiên đã phát triển thành công đầu đạn, đúng với định hướng phát triển của [Đảng Lao động Triều Tiên], tạo ra bước ngoặt mới trong việc vũ khí hóa hạt nhân.”
Nếu đúng như những thông tin được tuyên bố, việc này sẽ tiếp tục gia tăng căng thẳng tại bán đảo Triều Tiên. Trong khi đó, Mỹ đã nhiều lần đe dọa sử dụng quân sự với Triều Tiên, trái ngược với lời khuyên của phía Trung Quốc, Nga, và nhiều quốc gia khác trong khu vực.


Hoa Kỳ trả đũa ngoại giao Nga 

 Hoa Kỳ trả đũa ngoại giao Nga

Tổng lãnh sự quán Nga tại San Francisco, California. Ảnh chụp ngày 29 tháng 12 năm 2016.


 Hoa Kỳ vừa yêu cầu Nga đóng cửa Lãnh sự quán tại San Francisco, cơ quan thương mại tại Washington và New York.


Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết vào ngày 31 tháng 8. Biện pháp được đưa ra nhằm đáp trả Nga khi giảm số viên chức ngoại giao Mỹ tại Nga.
Vào tháng bảy vừa qua, Moscow ra lệnh cho Washington phải giảm hơn phân nửa số nhân viên ngoại giao và kỹ thuật có mặt tại Nga xuống còn 455 người. Con số này tương đương với số các viên chức ngoại giao Nga tại Mỹ. Thời hạn cuối là vào ngày 1 tháng 9.
Biện pháp của Nga được đưa ra sau khi Quốc Hội Hoa Kỳ chuẩn thuận với đa số những biện pháp cấm vận mới đối với Nga. Lệnh trừng phạt nhằm đáp trả việc Nga can thiệp vào chiến dịch bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016, cũng như trừng phạt thêm Moscow về việc sát nhập vùng Crimea của Ukraine vào nước Nga.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Heather Nauert ra thông cáo nói rõ Hoa Kỳ thực thi đầy đủ quyết định mà chính phủ Liên Bang Nga đưa ra về việc giảm số viên chức Hoa Kỳ tại Nga. Ngoài ra bà Heather Nauert còn nói thêm là Washington hy vọng hai phía có thể tránh những hành động trả đũa thêm nữa và cải thiện mối quan hệ song phương; dù rằng Hoa Kỳ sẵn sàng có những hành động nếu cần thiết và đúng theo quy định.
Phía Bộ Ngoại giao Nga thì nói Moscow lấy làm tiếc về tình hình gia tăng căng thẳng; và Nga sẽ xem xét chi tiết những biện pháp mà Hoa Kỳ mới công bố để theo đó có phản ứng.
RFA


Khói đen bốc lên tự tòa lãnh sự Nga ở San Francisco


Cột khói đen bốc lên từ nóc tòa lãnh sự Nga ở San Francisco. (Hình: AP Photo/Eric Risberg)
SAN FRANCISCO, California (AP) – Khói đen cay xè bốc lên từ một ống khói của tòa lãnh sự Nga ở San Francisco hôm Thứ Sáu, một ngày sau khi chính phủ Tổng Thống Donald Trump ra lệnh phải đóng cửa trước ngày Thứ Bảy, trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa hai nước Nga và Mỹ.
Lính cứu hỏa lập tức kéo đến nhưng giới chức lãnh sự quán liền xua họ đi, bảo rằng không có vấn đề gì cả, và rằng họ đang cần đốt nhiều thứ không cho biết là gì.
Bà Mindy Talmadge, phát ngôn viên Sở Cứu Hỏa San Francisco, cho biết: “Vụ cháy là do cố ý đốt. Họ đốt thứ gì đó từ lò sưởi bên trong tòa nhà.”
Lệnh bắt người Nga phải rời khỏi tòa nhà lãnh sự quán và tư dinh ngoại giao ở San Francisco, thành phố từ lâu có một cộng đồng di dân và công nhân kỹ thuật người Nga sinh sống, làm tăng thêm căng thẳng ngoại giao sẵn có giữa Washington với Moscow.
Ông Rick Smith, nhân viên thâm niên của FBI, người trước đây chỉ huy đội chống tình báo Nga ở San Francisco, nói: “Cuối cùng thì chính phủ nhận thức được rằng người Nga từng thực hiện nhiều hoạt động tình báo tại tòa lãnh sự này, điều họ từng làm suốt nhiều thập niên qua.”
Bà Maria Zakharova, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Nga, cho biết “đơn vị đặc biệt” Mỹ dự tính lục soát tòa lãnh sự vào ngày Thứ Bảy này, kể cả các chung cư mà các nhà ngoại giao Nga và gia đình họ sử dụng ở San Francisco.
Bà Zakharova cho biết thêm rằng các gia đình phải rời khỏi những căn chung cư đó trong vòng 10 đến 12 tiếng để các giới chức Hoa Kỳ có thể vào lục soát.
Trong khi đó Bộ Ngoại Giao Mỹ không bình luận gì về việc liệu giới chức Hoa Kỳ có dự tính lục soát những cơ sở này hay không, nhưng cho biết rằng vào hôm Thứ Bảy việc ra vào tòa lãnh sự Nga phải có phép của Bộ Ngoại Giao.
Bộ Ngoại Giao Mỹ cũng từ chối bình luận về việc khói bốc lên tại tòa lãnh sự Nga ở San Francisco. (TP)
 Nga phản đối Mỹ định lục soát cơ sở phái bộ thương mại
MOSCOW, Nga (NV) – Bộ Ngoại Giao Nga vừa triệu một nhà ngoại giao Mỹ ở Moscow đến để trao công hàm phản đối việc Mỹ định lục soát cơ sở phái bộ thương mại Nga ở Washington, sau khi nơi này bị đóng cửa theo lệnh của chính phủ Mỹ mới đây.
Bản tin của hãng thông tấn Reuters cho hay trong thông cáo gửi tới báo chí, Bộ Ngoại Giao Nga nói rằng đã triệu ông Anthony F. Godfrey, một giới chức cao cấp tại tòa đại sứ Mỹ ở Moscow, đến để phản đối việc “khám xét bất hợp pháp” một cơ sở ngoại giao và coi đây là một hành động “hung hăng chưa từng có” và có thể nhân cơ hội cài đặt những vật dụng nhằm chống Nga.
Nhân viên tòa lãnh sự Nga tại San Francisco đang “dọn nhà.” (Hình: AP Photo/Garance Burke)
Việc đóng cửa tòa lãnh sự và các tòa nhà ngoại giao Nga ở Washington và New York, nơi được phái bộ thương mại Nga sử dụng, vào ngày 2 Tháng Chín, là biện pháp trả đũa qua lại mới nhất giữa hai quốc gia và đưa mối quan hệ xuống thấp.
Hôm Thứ Sáu, Bộ Ngoại Giao Nga cũng nói rằng cơ quan tình báo Mỹ cũng dự trù lục soát tòa lãnh sự Nga ở San Francisco, theo Reuters.
Một số nguồn tin truyền thông nói rằng có thấy khói bốc lên từ một ống khói của tòa nhà này.
Bà Marita Zakharova, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Nga, cho hay đây là một phần của sự chuẩn bị nhằm đóng cửa lâu dài. (V.Giang)_NV

No comments :

Post a Comment

BUDDHISM AND MAGAZINES/TODAY NEWS